Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 13: Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm

• HS hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm.

• HS biết cách vẽ trang trí đường diềm.

• HS trang trí được đường diềm đơn giản.

• HS chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy – học:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

- SGV, SGK. - SGK.

- Một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.

- Một số bài trang trí đường diềm của HS lớp trước. - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ.

- Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 13: Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành Trường Tiểu học “A” Tân Phú Bài 13: Vẽ trang trí š&› Môn: Mĩ thuật Tiết: 13, Lớp: 4, Tuần: 13 Ngày dạy: 17/11/2011 I/ MỤC TIÊU: HS hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm. HS biết cách vẽ trang trí đường diềm. HS trang trí được đường diềm đơn giản. HS chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH - SGV, SGK. - SGK. - Một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm. - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Một số bài trang trí đường diềm của HS lớp trước. - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. - Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm. 2. Phương pháp dạy – học: Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Ổn định lớp: B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Bài 13: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Giới thiệu bài: GV dẫn vào bài. GV ghi tựa bài lên bảng. I. Quan sát, nhận xét: HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét. GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1 trang 32 SGK và đặt một số câu hỏi: HS quan sát. - Em thấy đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào? - Trên khăn, quần áo, chén, đĩa, - Ngoài những đồ vật ở hình 1 SGK trang 32 em còn biết những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm? - Giấy khen, bình hoa, - Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm? - Hoa, lá, chim, thú, - Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào? - Đước sắp xếp xen kẻ, lặp lại, đối xứng hay mảng hình không đều (trang trí tự do). - Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1 SGK trang 32? - Màu sắc nhẹ nhàng, có đậm, có nhạt. GV nhận xét, chốt lại và bổ sung: Ø Đường thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén, Ø Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn. Ø Họa tiết để trang trí đường diềm rất phong phú như: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, Ø Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm: nhắc lại. xen kẻ, đối xứng, xoay chiều, Ø Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu. Ø Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp. HS lắng nghe. II. Cách trang trí đường diềm: HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn cách trang trí đường diềm. GV treo hình minh họa cách vẽ lên bảng và hướng dẫn HS cách trang trí đường diềm: v Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với khổ giấy và kẻ và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục. v Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối hài hòa. v Tìm và vẽ họa tiết. Có thể vẽ một họa tiết theo cách nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau. v Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Nên sử dụng từ 2 đến 5 màu. HS trật tự quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn cách vẽ. III. Thực hành: HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành. Ÿ Yêu cầu HS làm bài đúng phương pháp. Ÿ Góp ý để HS chỉnh sửa bài cho tốt hơn. Ÿ Giúp đỡ và hướng dẫn những HS chưa biết cách vẽ. HS làm bài tập. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá. GV chọn một số bài đạt và chưa đạt để cùng nhận xét với HS. HS tham gia nhận xét bài. - Cách vẽ họa tiết đều chưa? - HS trả lời theo cảm nghĩ. - Màu sắc như thế nào? GV nhận xét, chốt lại và tuyên dương những bài vẽ đẹp. HS lắng nghe. Dặn dò: Về nhà xem trước Bài 14: Mẫu vẽ có hai đồ vật. HS về nhà làm theo yêu cầu GV. RÚT KINH NGHIỆM ... ... ... ... ... ... BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú, ngày.tháng.năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docBai 13 - Trang tri duong diem.doc
Giáo án liên quan