Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 3)

Mục tiêu:

- HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lá cây và tím.

- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc .

- Pha được các màu theo hướng dẫn.

II. Chuẩn bị :

 GV:

- SGK, SGV.

- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

- Bảng giới thiệu các màu nóng, lạnh và màu bổ túc.

 

doc47 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người hoặc của các con vật này? (?) Hãy kể tên các bộ phận chính của người hoặc của con vật? - Cho học sinh xem một số hình nặn dáng người, dáng các con vật để các em tham khảo. * Hoạt động 2: Cách nặn - GV gọi học sinh nhắc lại cách nặn mà các em đã được học ở bài 23. - GV thao tác cách nặn con vật hoặc người: + Nặn từng bộ phận: Đầu, thân, chân,rồi dính ghép lại thành hình; + Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận; + Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn. - Cho các em xem một số bài tập nặn của học sinh các lớp trước để các em tham khảo. * Hoạt động 3: Thực hành - Gợi ý để học sinh nặn: + Tìm nội dung (Nặn người hay con vật? Trong họat động nào?); + Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết và tào dáng; + Sắp xếp các hình nặn để tạo thành đề tài: Vui chơi, kéo co, chọi gà, đấu vật, đi học, - Trong khi học sinh nặn, giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm những em còn lúng túng. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cùng học sinh nhận xét và xếp loại một số bài tập nặn: + Hình (rõ đặc điểm); + Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động); + Sắp xếp (rõ nội dung). - GV bổ sung, động viên HS có bài nặn đẹp. Tuyên dương các em trước lớp. - Dặn dò: + Về nhà tập nặn các dáng khác với ở lớp. + Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu để chuẩn bị cho bài sau. Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. - Quan sát. - Xung phong trả lời. - Trả lời. - Quan sát hình nặn dáng người và con vật. - Một em nhắc lại cách nặn. - Quan sát GV hướng dẫn cách nặn. - Quan sát bài tập nặn của học sinh các lớp trước. - Chú ý lắng nghe. - Học sinh thực hành. - Nhận xét bài. - Nghe và thực hiện. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ² ™ ™ ™ ™ ™ TUẦN 31 Vẽ theo mẫu: MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU Ngày dạy: Thứ . . . . . . . . . , ngày . . . . . tháng . . . . . năm 201. . . I. Mục tiêu: - HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - HS biết cách vẽ hình trụ và hình cầu. - Vẽ được hình gần giống mẫu. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Mẫu vẽ: một số mẫu khác nhau để vẽ theo nhóm. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. * Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ. - Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét: (?) Vật mẫu mà các em quan sát có dạng hình gì? (?) Em có nhận xét gì về hai vật mẫu này? (?) Vị trí đồ vật ở trước, ở sau như thế nào? (?) Em có nhận xét gì về tỉ lệ cao, thấp, to, nhỏcủa hai đồ vật này? (?) Độ đậm nhạt của chúng như thế nào? - GV bổ sung sau khi các em nhận xét. Ở mỗi hướng nhìn khác nhau thì mẫu sẽ khác nhau về Khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu. Hình dáng và các chi tiết của mẫu. Chính vì vậy các em phải quan sát mẫu để vẽ theo hướng nhìn của mình. * Hoạt động 2: cách vẽ - GV gợi ý cách vẽ theo hình 2, trang 75 SGK và vẽ lên bảng để HS theo dõi. + Ước lượng chiều cao so với chiều ngang; + Vẽ phác khung hình chung cho cân đối với trang giấy. + Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu. + Nhìn mẫu vẽ các nét chính; vẽ nét chi tiết. chú ý độ đậm nhạt. + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Yêu cầu học sinh khi vẽ phải quan sát mẫu để vẽ. * Hoạt động 3: Thực hành - Cho các em xem bài vẽ của các bạn lớp trước để các em tham khảo. - GV bày mẫu theo nhóm, yêu cầu học sinh nhìn mẫu rõ nhất để vẽ. - Nhắc học sinh ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình. - Trong khi học sinh làm bài GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lung túng, đồng thời yêu cầu học sinh quan sát mẫu, tự phát hiện ra những chỗ chưa đạt để điều chỉnh. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành. + Bố cục cân đối với tờ giấy; + Hình vẽ rõ đặc điểm của vật mẫu; + Màu sắc rõ đậm, nhạt; - GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp. - Dặn dò: - Quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng, cấu trúc của chúng. - Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí) để chuẩn bị cho bài sau: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh. - Học sinh trả lời. - Theo dõi - Xem bài vẽ của các bạn vẽ đẹp. - Quan sát mẫu, học sinh thực hành. - Nhận xét bài. - Lắng nghe và thực hiện. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ² ™ ™ ™ ™ ™ TUẦN 32 Vẽ trang trí: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH Ngày dạy: Thứ . . . . . . . . . , ngày . . . . . tháng . . . . . năm 201. . . I. Mục tiêu: -HS hiểu hình dáng và cách trang trí chậu cảnh. -HS biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh. - Tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích. II. chuẩn bị: Giáo viên: -Sách giáo khoa, sách giáo viên ,một số loại chậu cảnh đẹp -Hình gợi ý cách tạo dáng và cách trang trí - Bài vẽ của HS Học sinh: -Ảnh một số chậu cảnh, SGK,vở thực hành. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ. - Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét: -Em có nhận sét gì về các chậu cảnh? -Về hình dáng ? -Về cách trng trí , màu sắc ? *GVtóm tắc bổ sung ý kiến của hs. * Hoạt động 2:Cách vẽ: -Phác khung hình của chậu -Vẽ trục và tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh. -Phác hình bằng các nét thẳng . -Vẽ chi tiết tạo dáng chậu cảnh và vẽ trang trí. * Hoạt động 3:Thực hành: -HS làm bài gv đến từng bàn quan sát và gợi ý. -GV nhắc HS phác hình lớn đẻ dể trang trí. * Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá. + Hình dáng chậu. + Cách trang trí. *Dặn dò : -Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè. - Nhắc nhỡ HS mang đủ đồ dùng học tập vào tuần sau. - Học sinh trả lời. - Theo dõi - Xem bài vẽ của các bạn vẽ đẹp. - Quan sát mẫu, học sinh thực hành. - Nhận xét bài. - Lắng nghe và thực hiện * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ² ™ ™ ™ ™ ™ TUẦN 33 Vẽ tranh: ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ Ngày dạy: Thứ . . . . . . . . . , ngày . . . . . tháng . . . . . năm 201. . . I. Mục tiêu: - HS nội dung đề tài về mùa hè. - HS biết cách vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè. - Vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè. II. Chuẩn bị: Giáo viên: -Sách giáo khoa, sách giáo viên - Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động vui chơi trong ngày hè Học sinh: -Tranh ảnh về các hoạt động vui chơi III. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ. - Bài mới: Giới thiệu bài -Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài -GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài -GV gợi ý hs nhớ lại cảnh vui chơi trong mùa hè trước,cảnh và người, màu sắc khung cảnh ở những nơi đã đến. như bãi biển,nhà cây. - Hoạt động 2: cách vẽ tranh + Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung. + Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh đông. + Vẽ màu tươi sáng,thể hiên được khung cảnh ngày hè. - Hoạt động 3: Thực hành -GV yêu cầu hs chọn nội dung đề tài và gợi ý về bố cục. - Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá GV cùng hs chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét . *Dặn dò hs - Theo dõi - Học sinh theo dõi. - Học sinh thực hành. - Nhận xét bài. - Lắng nghe và thực hiện * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ² ™ ™ ™ ™ ™ TUẦN 34 Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO Ngày dạy: Thứ . . . . . . . . . , ngày . . . . . tháng . . . . . năm 201. . . I. Mục tiêu: - HS hiểu cách tìm và chọn đề tài tự do. - HS biết cách vẽ theo đề tài tự do. - Vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích. II. Chuẩn bị : GV: -SGK,một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau HS: -Vở tập vẽ,bút chì,màu tẩy III. Hoạt đông dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ. - Bài mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. -GV giới thiệu một số tranh ảnh để hs nhận: + Các hoạt động của nhà trường. + Sinh hoạt trong gia đình. + Lễ hội. + Phong cảnh quê hương. *Hoạt động 2:Hướng dẫn cách vẽ GV gợi ý hs tìm chọn nội dung đề tài khác nhau để thể hiện. -Nhắc hs lại cách vẽ tranh của những bài trước. *Hoạt động 3:Thực hành *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -GV cùng hs nhận xét đánh giá bài. + Về bố cục. + Về màu sắc. *Dặn dò hs chuẩn bị tranh để trưng bày vào tiếc học sau. - Theo dõi - Xem bài vẽ . - Lắng nghe. - Nhận xét bài. - Lắng nghe. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ² ™ ™ ™ ™ ™ Tuần 35 TỔNG KẾT NĂM HỌC: TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP Ngày dạy: Thứ . . . . . . . . . , ngày . . . . . tháng . . . . . năm 201. . . I. MỤC TIÊU: - Đây là năm học cuối của bậc Tiểu học, GV và HS cần thấy được kết quả dạy - học mỹ thuật trong năm học và trong bậc học. - Nhà trường thấy được công tác quản lý dạy - học mỹ thuật. - GV rút kinh nghiệm trong dạy - học ở những năm tiếp theo. - HS thấy được những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong năm học tiếp theo ở bậc THCS. - Phụ huynh học sinh biết kết quả học tập mỹ thuật của con em mình. II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn (vẽ ở lớp và vẽ ở nhà). - Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0. - Trưng bày nơi thuận tiện trong trường để mọi người cùng xem. - Trình bày đẹp: có bo, nẹp, dây treo. Phía dưới các bài vẽ có đề tên tranh, tên HS, tên lớp. Có thể trình bày theo từng phân môn, có thể dùng trang trí ở lớp, ở trường vào các ngày lễ hội; đồng thời còn sử dụng để làm ĐDDH. - Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, tên HS. - GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy học mỹ thuật có hiệu quả hơn ở những năm sau. III. ĐÁNH GIÁ: - Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Tổ chức cho phụ huynh HS xem vào dịp tổng kết năm học. - Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp và những tập thể lớp học tốt. ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ² ™ ™ ™ ™ ™

File đính kèm:

  • docMy thuat 4 Ca nam.doc
Giáo án liên quan