I- Mục tiêu:
- HS biết thêm cách pha màu: Da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím.
- Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Học sinh pha được màu theo hướng dẫn.
- Yêu thích màu sắc và ham thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
67 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: BàI 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 8), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội
dung.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại một số bài về:
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ).
+ Các hình ảnh đẹp (sắp xếp có chính có phụ, hình vẽ sinh động).
+ Màu sắc (có đậm, có nhạt, rõ nội dung)
- Học sinh xếp loại bài vẽ.
- Giáo viên tổng kết bài và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò:
- Thực hiện an toàn giao thông: đi xe bên phải đường, đi bộ trên vỉa hè, dừng lại
khi có đèn đỏ.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các loại tượng (nếu có điều kiện).
Ngày soạn:............................
tuần 30: Tập nặn tạo dáng
đề tài tự chọn
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.
- Học sinh biết cách nặn và nặn được một hai hai hình người hoặc con vật, tạo
dáng theo ý thích.
- Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ ... (nếu có).
- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước.
- Đất nặn.
2- Học sinh:
- ảnh về người, các con vật
- Đất nặn.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh nhận
xét:
+ Các bộ phận chính của người hoặc con vật?
+ Các dáng: đi, đứng, ngồi, nằm, ...
- Giáo viên cho học sinh xem các hình nặn người và con vật.
Hoạt động 2: Cách nặn:
- Giáo viên thao tác cách nặn con vật hoặc người:
+ Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, ... rồi dính ghép lại thành hình.
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận.
+Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.
- Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy, ...
Hoạt động 3: Thực hành:
- Bài này có thể tiến hành theo những cách sau:
+ Từng cá nhân nặn con vật hoặc dáng người theo ý thích.
+ Một vài nhóm nặn theo đề tài, còn lại nặn theo cá nhân.
+ Cả lớp chia ra nhiều nhóm và nặn theo đề tài tự chọn.
- Giáo viên gợi ý học sinh:
+ Tìm nội dung (nặn người hay con vật? Trong hoạt động nào?)
+ Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết và tạo dáng;
+ Sắp xếp các hình nặn (cây, nhà, núi, người, ...) để tạo thành đề tài: Đấu vật,
Kéo co, Chọi trâu, Chọi gà, Bơi thuyền, Đi học, Chăn trâu ...
- Có thể nặn hình bằng đất một màu hay nhiều màu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn, nhận xét và xếp loại một số bài tập nặn:
+Hình (rõ đặc điểm)
+ Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động)
+ Sắp xếp (rõ nội dung)
- Giáo viên bổ sung, động viên học sinh và thu một số bài đẹp để có thể sử dụng làm đồ dùng dạy - học.
* Dặn dò:
Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.
Ngày soạn:............................
tuần 31: Vẽ theo mẫu
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- Học sinh ham thích tìm hiểu các vật xung quanh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Mẫu vẽ.
- Bài tập vẽ của học sinh các lớp trước.
2- Học sinh:
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên bày mẫu và gợi ý học sinh nhận xét:
+ Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng?
+ Vị trí của từng mẫu?
+ So sánh tỉ lệ của 2 mẫu?
+ Độ đậm nhạt của mẫu?
- Giáo viên bổ sung và nhận xét chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
+ ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với
khổ giấy.
+ Vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Nhìn mẫu, vẽ các nét chính.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh các lớp trước cho các em tham
khảo.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Học sinh nhìn mẫu, vẽ theo hướng dẫn ở phần trên.
- Giáo viên gợi ý học sinh về cách ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách
vẽ hình.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ
- Học sinh nhận xét và xếp loại theo ý mình.
* Dặn dò:
- Quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng, cấu trúc của
chúng (cái ấm, cái phích, ...)
- Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí).
Ngày tháng năm 2008
tuần 32: Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
I- Mục tiêu:
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách
trang trí.
- Học sinh biết cách tạo dáng và tạo dáng, trang trí được chậu cảnh theo ý
thích.
- Học sinh có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- ảnh một số loại chậu cảnh đẹp; ảnh chậu cảnh và cây cảnh.
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
2- Học sinh:
- ảnh một số chậu cảnh.
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên giới thiệu một vài hình ảnh chậu và cây cảnh hoặc yêu cầu học
sinh quan sát chậu, cây cảnh ở trường để các em thấy chậu cảnh làm cho cây
cảnh thêm đẹp. Cây cảnh để trang trí ở nhà, ở trường học, ở nơi công cộng
cho đẹp, nhất là trong các ngày Tết, lễ hội.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
Giáo viên giới thiệu các hình ảnh đã chuẩn bị:
+ Hình dáng của chậu cảnh?
+ Hoạ tiết trang trí?
+ Màu sắc?
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra chậu cảnh nào đẹp và nêu lí do: Vì sao?
Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
- Phác khung hình của chậu: chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy.
- Vẽ trục đối xứng (để vẽ hình cho cân đối)
- Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh: miệng, thân, đế, ..
- Phác nét thẳng đề tìm hình dáng chung của chậu cảnh.
- Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu.
- Vẽ hình mảng trang trí, vẽ họa tiết vào các hình mảng và vẽ màu.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Giáo viên gợi ý và giúp học sinh làm bài:
+ Cách tạo dáng chậu cảnh.
+ Cách trang trí
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý nhận xét một số bài về:
+ Hình dáng chậu (đẹp, mới lạ)
+ Trang trí (độc đáo về bố cục, hài hòa về màu sắc)
- Học sinh xếp loại theo ý thích.
- Giáo viên bổ sung, chọn các bài đẹp làm tư liệu và khen ngợi những cá nhân
học sinh, nhóm học sinh hoàn thành bài và có bài đẹp.
* Dặn dò:
Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
Ngày tháng năm 2008
tuần 33: Vẽ tranh
Đề tài vui chơi trong mùa hè
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa
hè.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài
- Học sinh yêu thích các hoạt động trong mùa hè.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè.
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
2- Học sinh:
- Tranh, ảnh về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị:
+ Tranh vẽ về hoạt động nào?
+ Hoạt động đó đang diễn ra ở đâu?
+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè?
+ Về thăm ông bà, ...
- GV nhận xét và tóm tắt chung.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè
- Giáo viên cho các em xem một số bài vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè ở
lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung, tìm hình ảnh.
- Giáo viên gợi ý về bố cục cách chọn và vẽ các hình ảnh, vẽ màu sao cho rõ nội
dung và thể hiện được không khí vui nhộn, tươi sáng của mùa hè.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo
tiêu chí sau:
+ Đề tài (rõ nội dung)
+ Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ)
+ Hình ảnh (phong phú, sinh động)
+ Màu sắc (tươi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè)
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh, chọn một số bài vẽ đẹp làm tư liệu và
chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.
* Dặn dò:
- Có thể vẽ thêm tranh (trên khổ giấy A3).
- Chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài (tự chọn) cho bài sau
Ngày tháng năm 2008
tuần 34: Vẽ tranh
Đề tài tự do
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm hình ảnh về các đề tài khác nhau để so sánh.
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước
2- Học sinh:
- Tranh, ảnh về các đề tài.
- Đồ dùng học vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh, gợi ý học sinh nhận xét để các em nhận ra:
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Em thích vẽ về đề tài nào?
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh
chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
+ Tìm chọn nội dung đề tài định vẽ.
+ Vẽ phác các hình ảnh chính phụ
+ Vẽ hoàn chỉnh
+ Vẽ màu sao cho nổi bật trọng tâm bài vẽ.
- Giáo viên cho các em xem một số bài vẽ về các đề tài khác nhau của lớp trước
để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành:
+ Bài tập: Vẽ một bức tranh theo ý thích.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
+ Tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên khen ngợi, động viên những học sinh học tập tốt.
* Dặn dò:
- Vẽ tranh theo ý thích vào khổ giấy A3
- Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối
năm.
File đính kèm:
- Giao an Mi thuat 4(2).doc