Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1 - Bài 1: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu (Tiếp)

I. MỤC TIÊU:

- H hiểu xâu hơn về cách pha màu.

- H nhận biết các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh.

- H pha được màu theo hướng dẫn.

II. CHUẨN BỊ:

- Phóng to ba màu gốc và bảng pha màu.

- Bảng màu giới thiệu màu nóng, màu lạnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc36 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1 - Bài 1: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu (Tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, đá bóng. Hoạt động 2. Hướng dẫn(6’-8’) - Nặn các bộ phận của thân người (đầu, thân, tay, chân) - Gắn dính các bộ phận thành hình người. - Thêm tóc, mắt - Tạo sáng cho nhân vật (đi, ngồi, đá bóng) - Tạo thêm hình ảnh phụ: Quả bóng, cây, nhà, thuyền - Sắp xếp thành bố cục Hoạt động 3. Luyện tập(17’-20’) - Giáo viên cho học sinh quan sát bài làm của học sinh các năm cũ. - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp. Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá(2’-3’) - Giáo viên chọn bài, xếp loại bài cùng học sinh. Giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp. * Bài sau: - Sưu tầm các kiểu chữ nét đều - Chuẩn bị đồ dùng học vẽ. Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2009 Tuần 24 Bài 24: Vẽ trang trí Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều ( giáo án tăng cường) I. Mục tiêu - Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó. - Học sinh biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn. - Học sinh quan tâm đến nội dung khẩu hiệu của trường học và trong cuộc sống hàng ngày . II. Chuẩn bị - Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và nét đều. - Bài làm của học sinh các năm cũ III. Các hoạt động * Giới thiệc bài: - Giáo viên giới thiệu các kiểu chữ khác nhau và vẻ đẹp của chúng. Hoạt động 1. Quan sát nhận xét(5’-7’) - Giáo viên giới thiệu 2 kiểu chữ nét đều và nét thanh nét đậm. - H quan sát. ? Chúng có những đặc điểm gì khác nhau? - Chữ nét thanh nét đậm, có nét to nét nhỏ. Chữ nét đều có các nét đều bằng nhau. * Chữ nét đều có các kiểu khác nhau như: chữ in, chữa hoa, chữ thường. ở bất cứ kiểu dáng nào thì các nét chữ cũng phải bằng nhau, cái dấu bằng 1/2 nét chữ. - Chữ nét đều có dáng khoẻ, chắc thường dùng để kẻ khẩu hiệu, Pa - nô, áp - phích Hoạt động 2. Hướng dẫn(6’-8’) - Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ (theo khổ giấy). Kẻ các ô vuông theo con chữ. - Phác khung hình các chữ - Tìm chiều dày của nét chữ - Vẽ phác, dùng thước kẻ, compa để kẻ, quay nét đậm - Tô màu dòng chữ (theo ý thích, nền đậm chữ nhạt hoặc nền nhạt chữ đậm). Hoạt động 3. Luyện tập(18’-20’) - Tô màu vào dòng chữ cho trước - Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm cũ - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá(1’-3’) - Giáo viên chọn bài, học sinh nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp * Bài sau: - Quan sát quang cảnh trường học - Sưu tầm tranh, ảnh về trường, lớp - Chuẩn bị đồ dùng học vẽ. Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2009 Tuần 25 Bài 25: Vẽ tranh Đề tài trường em. ( giáo án tăng cường) I. Mục tiêu - Học sinh biết tìm, chọn nội dung và các hình vẽ đẹp về trường học để vẽ tranh. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh thêm yêu mến trường, lớp của mình. II. Chuẩn bị - Tranh, ảnh về trường lớp - Bài vẽ của học sinh năm cũ III. Các hoạt động * Giới thiệu: Hoạt động 1. Tìm, chọn nội dung đề tài(8’-10’) - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về trường học. ? Tranh, ảnh về trường, lớp có những hình ảnh gì? - Có lớp học, sân, cột cờ, bồn hoa, vườn trường, cây cối Có những hoạt động nào thường diễn ra trong trường học? - Giờ học trên lớp, các hoạt động vui chơi, lao động dưới sân trường, cảnh tập thể dục giữ giờ Hoạt đông 2. Hướng dẫn(6’-8’) - Chọn một nội dung để vẽ tranh - Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài. - Vẽ thêm các hình ảnh phụ liên quan cho tranh thêm sinh động - Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt). Hạot động 3. Luyện tập(15’-20’) - Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh các năm trước - Học sinh làm bàig, giáo viên quan sát, kịp thời giúp đỡ thêm cho học sinh về bố cục, hình mảng.. Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá:(1’-2’) - Cuối giờ giáo viên chọn và cho học sinh nhận xét một số bài, giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp. * Bài sau: - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2008 Tuần 26 Bài 26: Thường thức mĩ thuật Xem tranh của thiếu nhi ( giáo án tăng cường) I. Mục tiêu - Học sinh bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua bố cục,hình ảnh và mầu sắc. - Học sinh biết cách khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài. - Học sinh biết cảm nhận và yêu thích tranh thiếu nhi. II. Chuẩn bị - Tranh của hoạ sĩ, thiếu nhi các đề tài - Tranh của học sinh các lớp trước III. Các hoạt động * Giới thiệu bài: * Giáo viên cho học sinh xem tranh của hoạ sĩ thiếu nhi - H quan sát. ? Trong tranh có những hình ảnhh gì? ? hình ảnh nào là chính.. ....... Có những màu nào? màu nào được sử dụng nhiều nhất, được vẽ vào hình ảnh nào..? ....... Hoạt động 1. Xem tranh(20’-25’) a. Tranh " Thăm ông bà" Tranh sáp màu của Thu Vân - H quan sát. ? Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu? - ở trong nhà. ? Trong tranh có những hình ảnh nào? hãy nêu miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc cụ thể?... - ........ ? Màu sắc của tranh như thế nào? - ....... ? Hãy nêu cảm nghĩ của em đối với bức tranh này? - ....... * Bức tranh "Thăm ông bà" thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. Tranh vẽ ông bà các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động thể hiện tình cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc trong tranh tương sáng gợi lên không khí ấm cũng của cảnh xum họp gia đình b. Tranh ' Chúng em vui chơi" Tranh sáp màu của Thu Hà ? Tranh vẽ đề tài gì? ? Hình ảnh nào là chính? ? Các bạn nhỏ trong tranh có dáng hoạt động có sinh động không? ? Màu sắc sử dụng ra sao? - Chúng em vui chơi. - Các bạn đang vui chơi. * "Chúng em vui chơi" là bức tranh đẹp, thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động. Em cầm hoa, em cầm bóng bay chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm cho tranh thêm đẹp và tươi vui. c. Tranh " Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22" Tranh ráp mày của Phương Thảo ? Trong tranh có những hình ảnh nào, hình ảnh nào là chính, phụ trong tranh? ? Các hoạt động diễn ra ở đâu? Vì sao em biết? ? Màu sắc của tranh như thế nào? ? Em có nhận xét gì về bức tranh này? * Bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi về làm vệ sinh môi trường. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí sôi nổi, hăng say trong lao động. - Ba bức tranh được giới thiệu trong bài là những bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi. Các bạn đã vẽ về những hoạt động khác nhau nhưng đều rất quen thuộc đối với lứa tuổi trẻ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh , các em sẽ tìm được nhiều đề tài lý thú để vẽ thành những bức tranh đẹp. 2. Nhận xét - đánh giá(3’-5’) - Giáo viên khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. * Bài sau: - Quan sát các loại cây ở xung quanh - Sưu tầm tranh, ảnh về cây - Chuẩn bị đồ dùng học vẽ. Thứ năm ngày 27 tháng 3 năm 2008 Tuần 27 Bài 27: Vẽ theo mẫu Vẽ cây ( giáo án tăng cường) I. Mục tiêu - Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc một số loại cây quen thuộc. - Học sinh biết vẽ và vẽ được một vài loại cây. - Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh II. Chuẩn bị - Sưu tầm ảnh một số loại cây có hình đơn giản và đẹp (Thân, cành, lá phân biệt rõ ràng) - Tranh của hoạ sĩ, thiếu nhi có vẽ cây. - Bài vẽ của học sinh năm cũ III. Các hoạt động Giới thiệu bài Hoạt động 1. Quan sát - nhận xét(5’-7’) - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị ? Đây là cây gì? có những bộ phận nào? - Cây phượng vĩ, có thân, cành, và tán lá ? Sự khác nhau của cây? - Hình dáng, kích thước, màu sắc * Có nhiều loại cây mỗi loại có hình dáng màu sắc và vẻ đẹp riêng. Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy như thân cành và lá; màu sắc rất đẹp thường thay đổ theo thời gian: xanh non (mùa xuân) xanh đậm (mùa hè); màu vàngmàu nâu màu đỏ (mùa thu, mùa đông) + Cây xanh rất cần thiết cho con người: cho bóng mát chắn gió điều hoà không khí: lá hoa quả có thể dùng làm thức ăn thân gỗ làm nhà làm bàn ghế.Cây là bạn của con người vì vậy cần phải chăm sóc và bảo vệ cây. H quan nát Hoạt động 2. Hướng dẫn(6’-8’) - Vẽ hình dáng chung của cây (thân cây, vòm lá (hay tán lá) vẽ các nét của thân cây, tàu lá. H quan sát - Vẽ thêm hoa, quả (nếu có) - Vẽ màu thực hoặc cho ý thích. Hoạt động3. Luyện tập(17’-20’) - Có thể vẽ một cây hoặc cả vườn cây, vẽ một loại cây hoặc nhiều loại cây khác nhau. - Giáo viên cho học sinh quan sát bài vẽ của học sinh năm cũ - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp Hoạt động 4: Nhậnn xét, đánh giá:(1’-2’) H làm bài * Bài sau: - Quan sát lọ hoa có trang trí - Chuẩn bị đồ dùng học vẽ. Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2008 Tuần 28 Bài 28: vẽ trang trí Trang trí lọ hoa ( giáo án tăng cường) I. Mục tiêu - Học sinh thấy đựoc vẻ đẹp về hình dán, cách trang trí lọ hoa - Học sinh biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích - Học sinh biết qúy trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình. II. Chuẩn bị - Một số lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. - Bài vẽ của học sinh năm cũ III. Các hoạt động * Giới thiệu bài Hoạt động 1. Quan sát - nhận xét(5’-7’) - Giáo viên cho học sinh quan sát một số lọ hoa đã chuẩn bị ? Chúng có những đặc điểm gì giống và khác nhau? - Đều có các bộ phận (miệng, cổ, thân, đáy) , chất liệu - Khác: hình dáng, kích thước, màu sắc và cách trang trí. ? Trang trí lọ hoa nhằm mục đích gì? - Giúp lọ hoa đẹp hơn. ? Có thể trang trí vào đâu của lọ, bằng hình ảnh gì? - Vào miệng, cổ, thân, đáy lọ; bằng hình hoa, lá, các con vật, bức tranh, đường diềm hoặc hoa văn sóng nước.. Hoạt động 2. Hướng dẫn:(6’-8’) - Phác các phần vần trang trí (miệng, thân, đáy) - Phác hình trang trí ở từng phần và chỉnh sửa lại. - Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3. Luyện tập(17’-20’) - Giáo viên cho học sinh quan sát bài của học sinh năm cũ. - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát toàn lớp. Hoạt động 4. Nhận xét - đánh giá(1’-3’) - Giáo viên tổng hợp bài, học sinh tự nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến và nhận xét chung toàn lớp. * Bài sau: - Sưu tầm và quan sát, những hình ảnh về an toàn giao thông. - Chuẩn bị đồ dùng học sĩ. H quan sát H làm bài

File đính kèm:

  • docGA 4 tang cuong.doc
Giáo án liên quan