Mục tiêu:
- Hs nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
- Hs biết quan tâm đến mọi người.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh, chân dung của hoạ sĩ của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh
- Hình minh họa các bước vẽ.
- Một vài bài của Hs lớp trước.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 15: Bài 15: Vẽ tranh: Vẽ chân dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2010
Tiết 15: Bài 15: Vẽ tranh
VẼ CHÂN DUNG
I) Mục tiêu:
- Hs nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
- Hs biết quan tâm đến mọi người.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh, chân dung của hoạ sĩ của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh
- Hình minh họa các bước vẽ.
- Một vài bài của Hs lớp trước.
*) Học sinh:
- Giấy vẽ huặc vỡ tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III) Hoạt động dạy học:
1) Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát 1 bài hát.
2) Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học tập.
3) Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta đã biết đến nhiều thể loại tranh như tranh vẽ theo đề tài, tranh trang trí... hôm nay chúng ta cùng nhau đến với thể loại tranh chân dung. Để giúp các em biết thế nào là một bức tranh chân dung và để vẽ một bức tranh chân dung như thế nào chúng ta cùng nhau đến với bài học hôm nay Bài 15: Vẽ chân dung
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(4’)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv cho Hs xem ảnh và tranh chân dung và đặt câu hỏi.
+ Tranh và ảnh khác nhau như thế nào?
+ Tranh chân dung vẽ cái gì là chủ yếu?
- Gv yêu cầu Hs quan sát khuôn mặt bạn.
+ Khuôn mặt có những bộ phận nào?
+ Khuôn mặt có hình dáng như thế nào?
+ Khuôn mặt biểu hiện tâm trạng của con người như thế nào?
+ Các bộ phận trên khuôn mặt mọi người có gióng nhau không?
- Gv tóm tắt:
+ Mắt, mủi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau.
+ Vị trí của mắt, mủi, miệng...trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp...)
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Hs quan sát tranh, ảnh và trả lời câu hỏi.
+ Ảnh: Được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ chi tiết.
+ Tranh: Được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào đặc điểm chính của nhân vật
- Khuôn mặt người là chủ yếu.
- Hs quan sát và trả lời.
+ Mắt, mủi, miệng, lông mày, tai...
+ Khuôn mặt trái xoan, chữ điền...
+ Khi vui, buồn, tức giận hay đăm chiêu suy nghĩ, tình cảm đều biểu hiện trên khuôn mặt.
+ Tỉ lệ dài ngắn, rộng hẹp khác nhau...
- Hs lắng nghe.
(6’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ.
- Gv yêu cầu Hs nêu các bước tiến hành vẽ chân dung.
- Gv tổng hợp:
+ Vẽ phác hình khuôn mặt (mặt trái xoan, chử điền, mặt tròn...)
+ Vẽ trục
+ Xác định vị trí vẽ mắt, mũi, miệng, cổ, áo...
+ Vẽ màu.
- Gv vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
- Gv cho Hs xem một số bài tham khảo.
Hoạt động 2
Cách vẽ.
- Hs trả lời.
+ Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai, tóc cho vừa với phần giấy.
+ Xác định vị trí mắt, mũi, miệng...
+ Vẽ các chi tiết và vẽ màu cho gióng mẫu.
+ Vẽ màu tóc, da, áo...và màu nền.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
(15’)
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv nhắc nhở Hs không vẽ lại các hình trong SGK.
- Gv bao quát gợi ý cho một số Hs còn yếu.
- Gv lưu ý các em về tỉ lệ và bố cục tờ giấy.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tiến hành vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè...
(4’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài cho Hs cùng xem:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv tổng hợp nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4
- Hs đưa bài lên để nhận xét.
- Hs nhận xét về bố cục, hình dáng khuôn mặt, màu sắc...
- Hs lắng nghe.
4) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài sau:Bài 16: Tập nặn tạo dáng: Tạo dáng con vật huặc ô tô bằng vỏ hộp.
+ Quan sát hình dáng ô tô.
File đính kèm:
- giao an mt tuan 1516.doc