Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 1 - Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiếp)

- HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

- HS nhận biết được các căpk màu bổ túc và các cặp màu nóng, màu lạnh.

- HS pha được màu theo hướng dẫn.

- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II . CHUẨN BỊ:

- Màu, bút vẽ, bảng pha màu.

- Bảng giới thiệu màu.

- Giấy vẽ, vở thực hành, hộp màu.

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 1 - Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách thể hiện đề tài – cách chọn và sắp xếp hình ảnh theo ý thích đề bài vẽ đa dạng, phong phú. Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài trưng bày lên bảng : Gợi ý cho các em nhận xét về cách chọn nội dung: + Cách sắp xếp các hình ảnh + Cách vẽ hình, vẽ màu - Yêu cầu HS trao đổi nhận xét và xếp loại bài vẽ - GV nhận xét chung tiết học. - Tuyên dương động viên HS Dặn dò : - Thực hiện ATGT Thứ 4 ngày 9 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật( k4) Bài 30: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I . Mục tiêu: - HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp . - HS biết cách nặ và nặn được hình người, con vật và tạo dáng theo ý thích . - HS ham thích sáng tạo và quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. Đồ dùng dạy học . - SGK, SGV,vỡ tập vẽ .bút chì , bút màu . - Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mỹ nghệ - Đất nặn và dụng cụ để nặn . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu . Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét . - GV giới thiệu các hình minh hoạ ở SGK để các em thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn. + Em thấy những bức nặn này như thế nào ? + Hình dáng có sinh động không ? + Trong những bức này em thích những bức nào ? - Trong cuộc sống đời thường người ta thường lam nên những sản phẩm để phục vụ cho mọi người củng như khách du lịch ưa những sản phẩm có tính nghệ thuật cao này . Hoạt động 2 . Hướng dẫn cách nặn. - GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS làm bài . + Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính các bộ phận lại . + Nặn từ thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết . + Các em nên tạo dáng cho sản phẩm cho sinh động hơn . - GV có thể cho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ỷtong GSK và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình theo đề tài. Hoạt động 3. Thực hành . - GV cho HS làm bài : + Tìm nội dung + Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết. + Sắp xếp các hình nặn để tạo thành đề tài. - Cho HS chọn hình định nặn . - Nặn theo cá nhân hay nặn theo nhóm . - GV gợi ý, bổ sung cho từng em HS, từng nhóm về cách nặn và tạo dáng để bài nặn đẹp hơn. Hoạt động 4 . Nhận xét, đánh giá. - Các nhóm và cá nhân bày sản phẩm lên bàn - GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại . Dặn dò HS : Sưu tầm và quan sát các mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. Thứ 4 ngày 16 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật( k4) Bài 31. Vẽ theo mẫu mẫu có dạng hình trụ và hình cầu Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu: - HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu . - HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu . - HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh . II . Đồ dùng dạy học - Mẫu vẽ: Hai hoặc ba vật mẫu khác nhau . - Bài vẽ của HS lớp trước . - Vỡ tập vẽ, bút ch, bút màu , III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét . + Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng. + Vị trí đồ vật ở trước, ở sau, khoảng cách giữa các vật hay phần che khuất. + Tỉ lệ (cao, thấpto, nhỏ ) - HS quan sát và nhận xét bằng khả năng của mình. - GV cho HS nhạn xét bài ở các hướng khác hau . Hoạt động 2 :Hướng dãn HS cách vẽ - GV gợi ý cách vẽ để HS thấy được : + ước lưọng chiều cao, chiều ngang để vẽ khung hình chung cân đối với tờ giấy . + Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, vẽ phác khung hình từng vật mẫu . + Nhìn mẫu vẽ các nét chính . + Vẽ nét chi tiết,chú ý có nét đậm,có nhạt . + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu . - GVyêu cầu HS quan sát mẫu để nhẫnét theo ý trên. - GV giới thiệu bài vẽcủa HS cho các em tham khảo . Hoạt động 3 : Thực hành - HS nhìn mẫu, vẽ theo sự hướng dãn của GV . - GV gợi ý HS về cách ước lưọng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình . GV gợi ý cụ thể hơn với những HS còn lúng túng . Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Gv chọn một số bài lên cho HS nhận xét . - GV xếp loại bài HS . Dặn dò HS : Quan sát chậu cảnh để chuản bị cho bài học sau . Thứ 4 ngày 23 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật( k4) Bài 32: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I . Mục tiêu - HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh: sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí. - HS biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh theo ý thích . - HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh . II. Đồ dùng dạy học ảnh một số loại chậu cảnh đẹp ; ảnh một số chậu cảnh và cây cảnh . Bài vẽ của HS năm trước . - Vỡ tập vẽ, bút chì, bút màu , III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 :Quan sát nhận xét - GV giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh và gợi ý HS quan sát, nhận xét để nhận ra : - Chậu cảnh có nhiều loại với hình dáng khác nhau. + Loại cao, loại thấp ; + Loại có thân hình cầu, hình trụ, hình chữ nhật, + loại miệng rộng, đáy thu lại, + Nét tạo dáng thân chậu khác nhau( nét cong, nét thẵng ,). - Trang trí ( Đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ ) + Trang trí bằng đường diềm ; + Trang trí bằng các mảng hoạ tiết, các mảng màu - Màu sắc phong phú phù hợp với chậu cảnh và nơi trình bày chậu cảnh. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách trang trí GV gợi ý HS tạo dáng chậu cảnh bằng các nét vẽ hoặc cắt dán theo các bước . Phác hình chậu cảnh : chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy . Vẽ trục đối xứng ( để vẽ hình cho cân đối ). Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh : miệng, thân, đáy , Phác nét thẳng để tìm hình dáng chung của chậu cảnh . Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu. Vẽ hình mảng trang trí, vẽ hoạ tiết vào các hình mảng và vẽ màu . Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS làm bài vào vỡ . - GV theo dỏi, gợi ý HS làm bài theo trình tự đã giới thiệu . + Cách tạo dáng chậu cảnh ; + Cách trang trí . - HS làm bài theo ý thích . Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét một số bài . - GV nhận xét bài và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp . Dặn dò HS : chuẩn bị cho bài học sau . Thứ 4 ngày 30 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật( k4) Bài 33: Vẽ tranh Đề tài vui chơi trong ngày hè Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu - HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài . - HS yêu thích các hoạt động trong mùa hè. II. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm tranh, ảnh về các hoạt đọng vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè. - Bài vẽ của HS các năm trước . - Vỡ tập vẽ, bút chì, bút màu, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1 : Tìm chọn, nội dung đề tài - GV giới thiệu tran, ảnh và gợi ý dể HS nhạn xét, nêu được các hoạt động vui chơi trong ngày hè . + Nghỉ hè em cùng gia đình di biển hoặc thăm danh lam thắng cảnh . + Tham gia cắm trại, múa hát ở công viên, + Đi tham quan bảo tàng , về thăm ông bà , - GV gợi ý HS nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè ở những nơi đã đến: bãi biển, nhà, cây, sông núi, cảnh vui chơi, Hoạt đông 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ - GV yêu cầu HS chọn nội dung, nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát đ - GV gợi ý cách vẽ ; + Vẽ các hình ảnh chính làm rỏ nội dung; + Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn; + Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh mùa hè . Hoạt động 3 : Thực hành - GV yêu cầu HS chọn nội dung, tìm hình ảnh để vẽ ; - GV bao quát lớp và gợi ý HS cách bố cục . - HS làm bài GV động viên nhắc nhỡ những em còn tiếp thu chậm. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài lên cho HS nhận xét , - GV và HS nhận xét bài và chọn ra những bài vẽ đẹp . - GV khen ngợi HS có tinh thần xây dựng bài . Dặn dò : Chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài cho bài sau . Thứ 4 ngày 7 tháng 5 năm 2008 Mĩ thuật( k4) Bài 34 : Vẽ tranh Đề tài tự chọn Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu - HS hiểu cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích . - HS quan tâm đến cuộc sóng xung quanh. II. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm tranh, ảnhvề các đè tài khác nhauđể so sánh. - Bài vẽ của HS năm trước . - SGK, vỡ tập vẽ, bút chì, bút màu, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GV giới thiệu hình ảnh, gợi ý HS nhận xét để các em nhận ra. Đề tài tự do rất phong phú, có thể chọn để vẽ theo ý thích . + Các hoạt động ở nhà trường + Sinh hoạt trong gia đình + Vui chơi múa hát, thể thao, cắm trại + Lẽ hội , lao động + Phong cảnh quê hương, + Ngoài ra, HS có thể vẽ tranh chân dung, tranh tỉnh vật hay tranh về các con vật. Cách khai thác nội dung đề tài . Ví dụ : Đối với đề tài nhà trường có thể vẽ + Giờ học trên lớp + Cảnh sân trường trong giờ ra chơi + Lao động trồng cây, chăm sóc vườn cây, vệ sinh trường, lớp + Phong cảnh trường + Ngày khai giảng + Mừng thầy cô giáo, cô giáo nhân ngày 20/11, - GV yêu cầu HS chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh. Hoạt động 2 : Thực hành - HS làm bài . - GV gợi ý HS tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau, động viên, giúp các em hoàn thành bài vẽ ở lớp. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng. - GV khen ngợi, động viên những HS học tập tốt. - Thu bài kiểm tra. Dặn dò : Tự chọn các bài vẽ đẹp trông năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm Thứ 4 ngày 14 tháng 5 năm 2008 Mĩ thuật( k4) Bài 35: Trưng bày kết quả học tập Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu - GV và học sinhthấy được kết quả dạy - học trong năm . - Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy- học mĩ thuật. - Học sinh yêu thích môn mĩ thuật. II. Hình thức tổ chức - GV và HS chọn các bài vẽ, xé dán giấy và bài tập nặn đẹp. - Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem. - Lưu ý ; + Dán bài theo phân môn vào giấy khổ lớn, có nẹp, dây treo; + Trình bày đẹp, có ke bo, có tiêu đề. - Ví dụ: Tranh vẽ của HS lớp 4A, tên bài vẽ, tên HS dưới mỗi bài . + Bày các bài nặn vào khay,ghi tên sản phẩm, tên học sinh . + Chọn các bài vẽ, bài tập nặn đẹp, tiêu biểu của các phân môn để làm đồ dùng dạy học. + Chọn một số bài vẽ dẹp treo đẻ trang trí lớp học. III. Đánh giá - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn cha mẹ học sinh xem vào dịp tổng kết cuối năm của lớp . - Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ

File đính kèm:

  • docGIAO AN MI THUAT LOP 4.doc
Giáo án liên quan