Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Mỹ thuật khối 3 - Bài 13 : Vẽ trang trí: Trang trí cái bát

MỤC TIÊU

- HS biết cách trang trí cái bát.

- Trang trí được cái bát theo ý thích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang.

II – CHUẨN BỊ

Giáo viên

- Chuẩn bị một vài cái bát được trang trí và không trang trí.

- Hình gợi ý cách vẽ trang trí.

 

docx8 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Mỹ thuật khối 3 - Bài 13 : Vẽ trang trí: Trang trí cái bát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 3 Bài 13 : Vẽ trang trí Trang trí cái bát I – Mục tiêu HS biết cách trang trí cái bát. Trang trí được cái bát theo ý thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang. II – Chuẩn bị Giáo viên Chuẩn bị một vài cái bát được trang trí và không trang trí. Hình gợi ý cách vẽ trang trí. Học sinh Vở tập vẽ. Bút chì, màu vẽ. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học GV giới thiệu một số cái bát và gợi ý để HS biết. + Hình dáng của cái bát như thế nào? + Các bộ phận của cái bát gồm có những bộ phận nào ? + Cách trang trí trên cái bát ra sao? -HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích. + HS chú ý theo dõi. + HS trả lời. + Miệng, thân và đáy bát. + HS trả lời theo gợi ý của GV. Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát Hoạt động dạy Hoạt động học GV vẽ lên bảng để HS quan sát và nhận ra: + Cách sắp xếp hoạ tiết: + Cách vẽ màu. + HS chú ý quan sát. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học GV gợi ý cho HS: + Chọn cách trang trí. + Vẽ hoạ tiết. + Vẽ màu. + HS làm bài. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV gợi ý HS nhận xét bài vẽ về: + Cách sắp xếp hoạ tiết. + Cách vẽ màu. + HS chú ý lắng nghe để nhận xét. Dặn dò Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc. --------------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 4 Bài 13: Vẽ trang trí Trang trí đường diềm I – Mục tiêu HS tìm hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. HS biết cách vẽ trang trí đường diềm. HS trang trí được đường diềm theo yêu cầu bài học. Biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng đơn giản. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Một số bài tranh trí đường diềm. Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, thước kẻ, tẩy, com pa, màu vẽ III – Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS quan sát H1, trang 32 SGK và đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu về đường diềm: + Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào? + Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm? + Cách sắp xếp hoạ tiết ở những đường diềm như thế nào? + Em có nhận xét gì về hoạ tiết và màu sắc của đường diềm? GV bổ sung và nhấn mạnh: + Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm chén, + Đồ vật được trang trí đường diềm sẽ đẹp hơn, có giá trị hơn. + Hoạ tiết thường là hoa, lá, chim, bướm và các hình tròn, vuông, tam giác, + Có nhiều cách trang trí như: Sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều, + Màu sắc trang trí thường gắn với nội dung trang trí. -GV kết luận: Trang trí đường diềm tạo thêm vẻ đẹp cho các đồ vật, làm cho đồ vật hấp dẫn và có giá trị hơn. + HS quan sát ở trong SGK. + Bát, đĩa, bình hoa, khăn bàn, + Hoa lá, con vật, + Nhắc lại, xen kẽ, đăng đối, + HS nhận xét theo ý thích của mình. + HS lắng nghe. Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm Hoạt động dạy Hoạt động học GV vẽ lên bảng cách vẽ trang trí đường diềm qua các bước để HS quan sát: + Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy. + Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà. + Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một hoạ tiết theo cách: nhắc lại hoặc hai hoạ tiết xen kẽ. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu. + HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 3: Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học GV yêu cầu HS làm bài vào trong vở tập vẽ. + Hướng dẫn HS kẻ một khung hình chữ nhật dài 16cm – 4cm. + Chia ô, kẻ trục. + HS tự tìm hoạ tiết và trang trí vào đường diềm. -Có thể cho HS vẽ đồ vật, sau đó trang trí đường diềm vào đồ vật đó. + Quan tâm nhiều hơn đến HS vẽ chậm.. + HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số bài trang trí hoàn thành và yêu cầu HS cùng HS tham gia nhận xét và xếp loại. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu. + Cách sắp xếp hoạ tiết. -Động viên khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ; khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. + HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV. Dặn dò Về nhà tự trang trí đường diềm theo ý thích. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bài học sau. ------------------------------------------------------------ Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2009. Mỹ thuật khối 5 Bài 13: Tập nặn tạo dáng Nặn dáng người I – Mục tiêu Giúp HS nhận biết và cách nặn được một dáng người đơn giản. Rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS từ đó làm phát triển tư duy hình tượng của HS. Cảm nhận được vẻ đẹp thẩm mỹ của các bức tượng thể hiện con người. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Một số ảnh chụp tượng về dáng người. Học sinh SGK. Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. III – Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS quan sát tranh, ảnh các bức tượng dáng người đã chuẩn bị. + Quan sát hình minh hoạ trong SGK. GV đặt một số câu hỏi gợi ý: + Cơ thể con người có những bộ phận nào? + Hình dáng của các bộ phận đó? + Nêu một số dáng hoạt động đơn giản: + Khi con người hoạt động thay đổi tư thế thì các bộ phận của cơ thể thay đổi như thế nào? + HS chú ý quan sát. + Quan sát H1 trang 41 SGK. + HS trả lời: *Đầu, mình, chân, tay. *Đầu: tròn; chân, tay hình trụ * Đứng, ngồi, đi, chạy, *Các bộ phận của cơ thể thay đổi theo các tư thế. Hoạt động 2: Cách nặn dáng người Hoạt động dạy Hoạt động học GV cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và gợi ý: + Em có nhận xét gì sau khi quan sát hình gợi ý cách nặn? Sau khi HS trả lời GV bổ sung: + Chọn nội dung đề tài. + Nặn các bộ phận. + Nặn các chi tiết. + Gắn, dính. GV nặn mẫu cho HS quan sát. + HS quan sát trong SGK. + Các bộ phận của cơ thể được nặn rời sau đó mới gắn lại. + HS ghi nhớ. + Nhớ lại các dáng tiêu biểu cho mỗi hoạt động. + Nặn đầu, chân, thân, tay. + Cái mũ, quần áo, cuốc, + Gắn, dính các bộ phận và tạo dáng cho hình nặn thêm sinh động. + HS quan sát các bước nặn của GV. Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học Khi HS làm bài GV lưu ý với HS rằng: + Nặn các chi tiết, bộ phận rời rồi sau đó ghép, dính lại. + Kéo, vuốt các chi tiết bộ phận từ một thỏi đất rồi sau đó chỉnh sửa. + Trước khi vẽ có thể vẽ ra giấy nháp những hình dáng người rồi sau đó chọn hình dáng đẹp để nặn. + HS làm bài. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học GV chọn một số sản phẩm nặn đẹp của HS cho cả lớp quan sát và nhận xét về: + Cách chọn hình dáng người để nặn. + Cách nặn. + Cách tạo dáng. + HS nhận xét. Dặn dò + Về nhà có thể nặn các dáng người mà em thích. + Quan sát một số đồ vật được trang trí như : Cốc, chén, đĩa, bát,và mẫu vẽ để phục vụ cho bài sau.

File đính kèm:

  • docxgiao an my thuat(17).docx
Giáo án liên quan