Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 5: Thường thức mĩ thuật – Xem tranh phong cảnh (Tiếp)

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh.

- Kĩ năng: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh qua bố cục các hình ảnh và màu sắc.

- Thái độ: Giúp HS yêu thích tranh phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên môi trường.

II/ Chuẩn bị:

- SGK, Sách giáo viên.

- Một số tranh, ảnh phong cảnh đẹp, và bộ đồ dùng dạy học lớp 4.

 

doc13 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 5: Thường thức mĩ thuật – Xem tranh phong cảnh (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm Lịch sử Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kể từ khi hoàn tất năm 1865 triều Tự Đức. Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái. Lần thứ nhì là vào năm 1953 sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa Kỷ Tỵ vì khách đi lễ đền Ngọc Sơn đông quá. Lần đó cầu được xây lại thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng.[1] Kết cấu Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn luợn như hình con tôm. Cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ - màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay - cây cầu Thê Húc - biểu tượng của thần mặt trời! Cả một quần thể di tích nằm trong không gian đầy huyền thoại của Hồ Gươm đều mang dấu ấn về tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Từ Đài nghiên, Tháp bút cho đến cây cầu Thê Húc... từ việc chọn hướng đến cấu trúc, màu sắc, biểu tượng cho đến sự liên hoàn giữa các di tích đều ẩn chứa yếu tố linh thiêng này. (chi tiết folklore sẽ trở lại với một bài viết về quần thể di tích này sau!). - Một góc nhìn khác - góc nhìn của thẩm mỹ dân gian thì cây cầu Thê Húc chỉ có thể có một cách chọn lựa duy nhất là sơn màu đỏ, không thể khác! Với điều này, xin được lược trích ý kiến của ông cháu nhà phê bình mỹ học Vũ Ngọc Anh: "... Đúng là cái cầu này đứng giữa thanh thiên bạch nhật thì lúc nào nó chẳng có ánh nắng rọi vào. Tứ thời bát tiết, trong những khung cảnh riêng nào đấy, hình bóng nó cũng mỗi lúc một khác..." Quả là sự tài tình, khéo léo của cha ông ta khi đặt chọn vị trí, màu sắc và bố cục cho một di tích hoàn mỹ; đẹp như một lẵng hoa trong lòng Hà Nội - nơi lắng đọng những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội, nơi vừa biểu hiện sinh động, vừa linh hóa những giá trị lịch sử - văn hóa Việt Nam! Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt)[3]. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay. Vị trí Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Lịch sử Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng [4]. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay. Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn [5]. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung [6]. Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội [7]. Hồ mang tên Hoàn Kiếm vào thế kỷ 15. Gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến tranh dân tộc chống quân Minh (1417-1427) do Lê Lợi lãnh đạo. Theo truyền thuyết lưu lại, khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) tình cờ có được một lưỡi gươm, tiếp sau đó Ngài nhặt được chiếc chuôi gươm ở một thửa ruộng cày, Ngài ghép chúng lại thành một thanh gươm và đặt tên là Thuận Thiên. Thanh gươm Thuận Thiên ở bên Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến cho đến khi Ngài lên làm Vua. Một lần nhà Vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ bắt gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác, nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm rồi lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hoàn Kiếm. Giấy dó là một loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy dó được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian. Làng Yên Thái ở bờ nam hồ Tây (Hà Nội), tục gọi là làng Bưởi vào đầu thế kỷ 20 là nơi chính làm giấy dó dùng để viết hoặc in. Hai làng Hồ Khẩu và Đông Xã sát đó thì làm giấy dó khổ lớn hơn mà mịn mặt hơn dùng để làm tranh dân gian. Đến cuối thế kỷ 20 khoảng thập niên 1980 thì nghề thủ công làm giấy gần như bỏ hẳn.[2] Giấy dó có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gẫy, ẩm nát. Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học. Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ "màu dầu" thay cho từ "sơn dầu" với ý định chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm. TRANH SƠN DẦU: tranh vẽ bằng sơn dầu. Chất liệu hội hoạ gồm bột màu nghiền nhuyễn với một loại dầu thực vật dễ khô kết (dầu lanh, dầu cù túc, vv.) thành chất màu dẻo quánh dễ xử lí khi còn ướt và không biến dạng khi khô kiệt, được dùng từ thế kỉ 15 nhờ sáng chế của các hoạ gia người Flamăng là Hubơ (V. Huber), Van Êch (J. Van Eyck), vv. Với đặc tính giữ ướt lâu và có thể đè chồng lớp màu nhạt lên lớp màu đậm, chất màu lại dễ pha trộn và dễ hoà quyện với nhau để hợp thành những hoà sắc giống với sự vật thực, tạo nên những hiệu quả sinh động, sơn dầu được xem là chất liệu tiện dụng nhất trong miêu tả và diễn đạt dù là tranh trực hoạ hay tranh vẽ dài ngày. Khi sơn còn ướt, người vẽ được hoàn toàn chủ động, có thể bôi mỏng, trát dày hay pha loãng, cũng có thể chồng chất nhiều lớp hoặc cạo xoá tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật. Khi sơn khô kiệt, mọi hình thức trên mặt tranh đều được giữ nguyên như lúc sơn còn ướt... Vì vậy, TSD rất phong phú và đa dạng trong việc thể hiện tất cả các thể loại, đề tài Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. TRANH MÀU BỘT: loại tranh vẽ bằng màu bột. Màu bột là loại chất liệu được điều chế từ khoáng thạch, từ quặng kim loại hoặc từ hợp chất hoá học. Thường sử dụng hai loại: bột khô, khi vẽ phải pha với keo và nước; bột hỗn hợp với dung dịch keo đóng trong tuyp hoặc lọ, khi vẽ chỉ cần pha với nước. ĐỀN NGỌC SƠN : một trong những kiến trúc cổ nổi tiếng của Hà Nội, nằm trên Đảo Ngọc ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Đầu thế kỉ 19, có miếu Quan Đế, sau trở thành ngôi chùa tư gia (gia đình ông Tín Trai). Năm 1841, Hội Hướng thiện lập đền thờ Văn Xương (thần chủ về văn học và khoa cử), sau còn thờ cả vị tổ nghề y và thờ thánh Trần Hưng Đạo. Năm 1865, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đứng ra chủ trì việc trùng tu mở rộng, đã dựng đình Trấn Ba và bắc cầu Thê Húc. ĐNS thờ thần Văn Xương là thần trông coi việc văn chương khoa cử. Do đó, ngoài cổng ĐNS dựng tháp đá cao 9 m hình cây bút lông gọi là Tháp Bút, và một bể con hình nghiên mực bằng một khối đá nặng 300 kg, đường kính 1,2 m gọi là Đài Nghiên. Bố cục đền chính kiểu tam toà (ba nếp), mỗi toà có các bậc cao dần lên với kết cấu mái ngói cổ truyền. ĐNS là một quần thể kiến trúc đẹp, tạo không khí u tịch, nên thơ ngay giữa phố phường nhộn nhịp của trung tâm Hà Nội. Đền Ngọc Sơn Sài Sơn là một xã của huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam. Xã Sài Sơn có 06 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm Trại. Nơi đây có địa danh chùa Thầy nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông đã tu hành ở đây và cũng đã cùng với nghĩa quân chống lại quân Nam Hán rồi hóa thánh tại một hang đá có tên gọi là hang Thánh Hóa bên cạnh chùa Thượng trên núi Sài Sơn. Vì vậy hang này được gọi là hang Thánh Hóa. Sau khi đã hóa, ông đầu thai vào làm con của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tương truyền ông cũng chính là ông tổ của môn múa rối nước, thường được biểu diễn khi lễ hội vào ngày 07 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sài Sơn cũng là quê hương cách mạng từ những ngày đầu 1930. Cố phó thủ tướng Phan Trọng Tuệ quê ở đây (thôn Đa Phúc). Ông hoạt động cách mạng từ những năm 1930. Quê hương Sài Sơn là một trong những vùng quê thanh bình, yên ả của xứ Đoài, đã từng đi vào thơ ca :

File đính kèm:

  • docMi thuat 4 Thuong thuc mi thuat Xem tranh phong canh(1).doc
Giáo án liên quan