Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 25: Vẽ tranh Đề tài trường em

- Hiểu đề tài trường em

- Biết cách vẽ tranh đề tài trường em

- Vẽ được bức tranh về trường học của mình

- HS Khá giỏi:

 + Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II. CHUẨN BỊ

* HS: Màu vẽ, bút chì màu, bút dạ.

* GV: Tranh ảnh về trường học. Hình gợi ý cách vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

* Giới thiệu bài: GV dùng lời để dẫn dắt nội dung bài.

HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 25: Vẽ tranh Đề tài trường em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2010 mĩ thuật - Lớp 4 Bài 25: Vẽ tranh đề tài trường em I. Mục tiêu - Hiểu đề tài trường em - Biết cách vẽ tranh đề tài trường em - Vẽ được bức tranh về trường học của mình - HS Khá giỏi: + Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị * HS: Màu vẽ, bút chì màu, bút dạ. * GV: Tranh ảnh về trường học. Hình gợi ý cách vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: GV dùng lời để dẫn dắt nội dung bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV cho HS quan sát tranh, ảnh ở trang 59, 60 SGK để tìm hình ảnh về đề tài nhà trường: + Cảnh vui chơi sau giờ học. + Đi học dưới trời mưa. + Trong lớp học. + Ngôi trường làng em. - GV tóm tắt nội dung đề tài lựa chọn. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GV yêu cầu HS chọn ND để vẽ tranh về truờng của mình (Vẽ cảnh nào? Có những gì?) - GV gợi ý cách vẽ tranh: +) Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung. +) Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau, nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp; - Cho HS quan sát tranh để chọn cảnh và thể hiện. Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS: Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cảnh định vẽ. +) Suy nghĩ cách sắp xếp cho cân đối với tờ giấy. +) Vẽ theo trình tự các bớc đã HD. Có thể vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động. Vẽ màu cho phù hợp với nội dung. - GV theo dõi, HD, bổ sung, có thể vẽ mẫu để HS quan sát. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm và nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách chọn cảnh (phù hợp với khả năng) + Cách sắp xếp hình vẽ trong một tờ giấy. + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của bức tranh. Các hình ảnh phụ, cách vẽ màu. - Gợi ý HS xếp loại các bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. *. Dặn dò: - Sưu tầm tranh của thiếu nhi. Tuần 25 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 Mĩ thuật- lớp 5 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đi công tác I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc. - Biết được một số thông tin sơ lược về hoạ sĩ Nguyễn Thụ. - HS Khá giỏi: Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh II. Chuẩn bị: GV: - Một số tranh vẽ của Bác Hồ của các họa sĩ. HS: - Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ - GV yêu cầu HS xem mục 1 trang 77 và gợi ý các em tìm hiểu về tác giả. Ví dụ: + Nơi sinh của họa sĩ Nguyễn Thụ. Những tác phẩm nổi tiếng của ông. - GV bổ sung: + Họa sĩ Nguyễn Thụ quê xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Tây.Ông là hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1984 và danh hiệu nhà giáo Nhân dân năm 1988. + Họa sĩ Nguyễn Thụ trưởng thành trong kháng chiến, ông vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất là tranh lụa. + Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân ở miền núi phiá Bắc. Những nhân vật trong tranh thường là những cụ già, thiếu nữ, em bé,... được thể hiện rất sinh động, duyên dáng bằng bố cục phóng khoáng và màu sắc giản dị. + Ông có nhiều tranh được giải thưởng trong nước và quốc tế nhi: Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông Bác Hồ đi công tác,... + Ông được tặng giải thưởng về Văn học - Nghệ thuật năm 2001. Hoạt động 2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác - GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh: + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? (hình ảnh Cụ Hồ, anh cảnh vệ) . + Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh nh thế nào ? (Bác Hồ dáng ung dung, t thái trên yên ngựa, tay cầm dây cơng,... anh cảnh vệ người ngã về phía trước) + Hình dáng của hai con ngựa như thế nào ? (mỗi con một dáng đang bước đi) + Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm ? (trầm ấm) + Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển? - Dựa vào các ý trả lời của các HS, GV bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh: + Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa qua suối trên đờng công tác.Bác ngồi ung dung, th thái thên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của Người. + Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ hơi nước,... gợi lên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc. + Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với độ đậm nhạt tinh tế đà tạo nên một màu sắc nhẹ nhàng, trầm ấm, hấp dẫn người xem. + Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh Bác Hồ đi công tác là một trong những tác phẩm thành công vẽ về lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá - NX tiết học khen gợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và dặn dò. Thứ sáu ngày 5 tháng3 năm 2010 mĩ thuật- Lớp 1 Bài 25: Vẽ màu vào hình của tranh dân gian I.Mục tiêu: - HS làm quen với tranh dân gian VN. - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ Lợn ăn cây dáy. - HS Khá giỏi: + Vẽ màu đều, kín tranh II. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị - Một vài tranh dân gian - Một số bài tô màu tranh dân gian của HS lớp trước HS: Chuẩn bị - Vở tập vẽ, sáp màu, bút chì. III. Các hoạt động dạy- học: * Giới thiệu bài, ghi bảng. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV cho HS quan sát một vài bức tranh dân gian để các em thấy được vẻ đẹp của tranh qua hình vẽ, màu sắc và sự khác nhau về nội dung đề tài: - Hình dáng, màu sắc. - Cho HS biết tranh Lợn ăn cây dáy là tranh dân gian của làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu. - GV gợi ý để HS nhận ra các hình vẽ về: + Hình dáng con lợn (mắt mũi, tai, hình xoáy âm dương, đuôi...) + Cây dáy + Mô đất + Cỏ - GV hướng dẫn HS vẽ màu: + Vẽ màu theo ý thích. + Tìm màu thích hợp vẽ nền để làm nổi hình con lợn. - Trước khi HS làm bài, GV giới thiệu một số bài vẽ màu của HS các lớp trước để giúp các em vẽ màu đẹp hơn. Hoạt động 3: Thực hành] - HS tự vẽ màu vào hình ở vở bài tập vẽ. - GV giúp HS tìm và vẽ màu thay đổi. Không tô màu trườm ra ngoài hình vẽ. GV quan sát giúp đỡ các em làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn một số bài đẹp để hướng dẫn HS nhận xét về: + Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ. + Cách vẽ màu tươi sáng. - Động viên những HS có bài vẽ màu đẹp. - Chuẩn bị bài: Tiết 26. Vẽ chim và hoa Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2010 Mĩ thuật - Lớp 3: Vẽ trang trớ: VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HèNH CHỮ NHẬT I- MỤC tiêu: - Biết thêm về họa tiết trang trí. - Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật. - Vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật - HS Khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp II- CHUẨN BỊ GV - Phúng to hỡnh vẽ mẫu trong vở tập vẽ HS - Vở tập vẽ. - Bỳt chỡ, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: hoạt động 1: Hướng dẫn quan sỏt, nhận xột - GV yờu cầu HS quan sỏt hỡnh chữ nhật đó trang trớ trong vở để cỏc em nhận biết: Hoạ tiết chớnh, to đặt ở giữa, hoạ tiết phụ ở xung quanh và cỏc gúc.Hoạ tiết và màu sắc sắp xếp cõn đối theo trục (trục dọc hoặc trục ngang) - Giỏo viờn gợi ý học sinh quan sỏt bài tập ở Vở tập vẽ để cỏc em thấy: Hoạ tiết vẽ chưa xong ,Cần nhỡn mẫu để vẽ, hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau. Hoạt động 2: Hướng dẫn cỏch vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hỡnh chữ nhật - GV yờu cầu HS xem hỡnh vẽ tiếp ở Vở tập vẽ 3 và gợi ý để cỏc em nhận biết: + Hoạ tiết chớnh ở hỡnh chữ nhật là hỡnh gỡ? Bụng hoa cú bao nhiờu cỏnh? Hỡnh của bụng hoa như thế nào? Họa tiết trang trớ cỏc gúc cú dạng hỡnh gỡ? - GV hướng dẫn cần vẽ tiếp cỏc hoạ tiết cho hoàn chỉnh, hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.Vẽ màu theo ý thớch. * Hoạ tiết chớnh cú thể vẽ lớp cỏnh trước một màu, lớp cỏnh sau là màu khỏc. * Nếu hoạ tiết chớnh vẽ màu sỏng thỡ nền vẽ màu đậm hoặc ngược lại. * Cú thể chuyển màu của hoạ tiết chớnh ra hoạ tiết ở gúc. - GV cho xem bài vẽ màu của lớp trước để cỏc em học tập cỏch vẽ. hoạt động 3: Thực hành - HS thực hành vẽ – GV theo dõi giúp đỡ HS Hoạt động 4: Nhận xột đỏnh giỏ - GV và HS chọn ra một số bài mỡnh thớch và nhận xột về: Vẽ hoạ tiết, màu sắc - Nhận xột chung về tiết học, khen ngợi học sinh cú bài vẽ đẹp. Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010 Mĩ thuật - Lớp 2 Vẽ trang trí: Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn I. Mục tiêu - Hiểu họa tiết dạng hình vuông, hình tròn. - Biết cách vẽ họa tiết. - Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích. - HS Khá giỏi: Vẽ đựơc hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp II. Chuẩn bị GV: Vẽ to hoạ tiết hình vuông, hình tròn, một số bài vẽ của HS cũ. HS: Vở Tập vẽ, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - GV giới thiệu một số hoạ tiết và nhận xét để học sinh nhận thấy: Hoạ tiết là hình vẽ để trang trí. Hoạ tiết trang trí rất phong phú về màu sắc và hình dáng: Hoạ tiết dạng hình tam giác, hình bầu dục, hình vuông, hình tròn... - GV gợi ý cho HS nhận xét hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn trong bộ đồ dùng + Các cánh hoa vẽ bằng nhau + Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẽ một hoạ tiết. - GV cho HS xem hình gợi ý và hướng dẫn HS nhận xét: + Hai hoạ tiết có dạng hình vuông + Hai hoạ tiết khác nhau về hình và màu. + Hai hoạ tiết có dạng hình tròn + Hai hoạ tiết cũng khác nhau về hình và màu. Hoạt động 2: Cách vẽ: - GV hướng dẫn HS cách vẽ: Vẽ hình vuông, hình tròn to nhỏ tuỳ ý. Kẻ trục chia nhiều phần để vẽ hoạ tiết cho đều. Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau - GV vẽ minh hoạ ý trên. - GV gợi ý học sinh cách vẽ màu. Hoạt động 3: Thực hành - GV nêu yêu cầu bài tập - HS thực hành làm bài – G V giúp đỡ HS. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp – GV nhận xét đánh giá chung * Nhận xét giờ học và dặn dò.

File đính kèm:

  • docGIAO AN(4).doc
Giáo án liên quan