MUC TIÊU BÀI HỌC :
- HS biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài ngày hội quê em theo ý thích.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tranh, ảnh về những ngày lễ hội truyền thống .
- Một số bài vẽ của HS .
- Hình gợi ý cách vẽ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 3509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 20: Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : Mĩ Thuật lớp 4
Bài 20 Vẽ tranh
đề tàI ngày hội quê em .
I. Muc tiêu bài học :
- HS biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài ngày hội quê em theo ý thích.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
- Một số tranh, ảnh về những ngày lễ hội truyền thống .
- Một số bài vẽ của HS .
- Hình gợi ý cách vẽ .
III. Các hoạt động dạy học :
* Lớp trưởng báo cáo phần chuẩn bị đồ dùng học tập.
1/ Kiểm tra bài cũ :
? Em đã được vẽ tranh về những đề tài nào ?
- 1->2 HS trả lời - HS nhận xét.
2/ Bài mới
* Giới thiệu bài : ( 1 - 2 phút)
- GV: Các em đã biết vẽ tranh về các đề tài: con vật, chân dung, sinh hoạt, phong cảnh quê hương ... Hôm nay thầy tiếp tiếp tục hướng dẫn các em vẽ tranh về đề tài “Ngày hội quê em”.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng – Minh họa
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm,
chọn nội dung đề tài (4 - 6 phút )
- GV: Thành phố Hải Phòng là địa phương giàu truyền thống văn hóa, thường tổ chức rất nhiều những ngày hội lớn.
? Em hãy kể tên những ngày hội
mà em biết?
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh những ngày lễ hội của thành phố Hải Phòng và những lễ hội tiêu biểu của đất nước.
- HS đọc thông tin mục I (SGK/46) thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Em thấy không khí, màu sắc trong lễ hội như thế nào?
2/ Kể tên hoạt động thường thấy trong các lễ hội ?
GV: Các hoạt động trong lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ gồm các hoạt động : tế lễ, rước kiệu
Phần hội gồm các trò chơi như chọi gà, kéo co, đấu vật
? Em chọn hoạt động hay lễ hội nào để vẽ ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
cách vẽ tranh. ( 3- 5 phút )
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ tranh.
- GV minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ tranh.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ đề tài “ Ngày hội quê em”của HS năm trước và nêu tên từng tranh.
à Đề tài hôm nay có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Khi vẽ các em cần thể hiện ý tưởng của mình một cách sáng tạo
Hoạt động 3: Thực hành
( 17- 20 phút )
- GV: Các em đã chọn được nội dung, nắm được cách vẽ. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để vẽ tranh đề tài “ Ngày hội quê em”.
- GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ HS
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập ( 1-2 phút )
- GV chọn một số bài vẽ tiêu biểu , cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận xét về :
+ Nội dung : phù hợp với đề tài ?
+ Hình ảnh chính, phụ ...
+ Màu sắc
- GV nhận xét chung, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
* Củng cố, liên hệ
* Dặn dò : Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn.
2-> 3 HS trả lời:
( Hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng. Lễ hội Đền Hùng ... )
- HS nêu kết quả thảo luận.
3-> 4 HS nêu hoạt động, lễ hội theo ý thích.
1-> 2 HS nêu cách vẽ.
- HS nhận xét .
HS nêu theo dãy.
- HS thực hành vẽ vào vở.
- HS nhận xét.
(Giáo viên sử dụng máy chiếu )
I. Tìm, chọn nội dung đề tài
II. Cách vẽ:
- Các bước vẽ:
1. Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
2. Vẽ màu, tươi sáng, có đậm nhạt.
III. Thực hành.
Vẽ tranh đề tài
“Ngày hội quê em”.
File đính kèm:
- Bai 20 VT de tai le hoi.doc