Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 15: Vẽ tranh – Vẽ chân dung (Tiếp)

I. MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm, vẻ đẹp của một số khuôn mặt người.

- Biết cách vẽ chân dung, vẽ được tranh chân dung đơn giản.

- Học sinh biết quý trọng bài vẽ của mình.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: + SGK, SGV, một số ảnh chân dung.

 + Một số tranh chân dung của họa sĩ, và một số tranh vẽ chân dung của học sinh

 + Tranh quy trình gợi ý cách vẽ tranh chân dung.

 - Học sinh: SGK, đồ dùng học mĩ thuật (bút chì, bút màu, thước kẻ .)

 

doc7 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 15: Vẽ tranh – Vẽ chân dung (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Mĩ thuật Lớp: 4 Thời gian: Tiết: Ngày.tháng.năm 2012 Bài 15: VẼ TRANH – VẼ CHÂN DUNG I. MỤC TIÊU. - Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm, vẻ đẹp của một số khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung, vẽ được tranh chân dung đơn giản. - Học sinh biết quý trọng bài vẽ của mình. II. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: + SGK, SGV, một số ảnh chân dung. + Một số tranh chân dung của họa sĩ, và một số tranh vẽ chân dung của học sinh + Tranh quy trình gợi ý cách vẽ tranh chân dung. - Học sinh: SGK, đồ dùng học mĩ thuật (bút chì, bút màu, thước kẻ.) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Thời gian Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng và hình vẽ 5 phút - Giới thiệu bài: Đưa ra một số tranh ảnh về chân dung và nêu câu hỏi về những bức tranh đó để giới thiệu vào bài cho học sinh. + Đưa ra câu hỏi: những bức tranh và ảnh trên có hình ảnh gì là chính? (Khuôn mặt của Bác Hồ và em bé). Sau đó dẫn vào bài. - Quan sát và lắng nghe giáo viên giới thiệu về tranh, ảnh chân dung. - Quan sát và trả lời câu hỏi của GV. (Hình ảnh chính là gương mạt Bác Hồ và em bé) Tranh chân dung Bác Hồ Ảnh chân dung em bé Tranh chân dung cô gái 10 phút Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - Treo lên bảng một bức tranh chân dung và một bức ảnh chụp chân dung, yêu cầu học sinh chỉ ra sự khác nhau giữa tranh chân dung và ảnh chân dung. + Tranh chân dung được vẽ bằng tay, tập trung chủ yếu vào các hình ảnh chính – lược bỏ những chi tiêt không cần thiết. Không giống với hình thật lắm. Và mất nhiều thời gian để vẽ. + Ảnh chân dung được chụp bằng máy, giống thật và rõ từng chi tiết. Ảnh chân dung chỉ ghi lại một khoảnh khắc. - Cho học sinh quan sát tranh chân dung và trả lời các câu hỏi sau: + Đầu người có dạng hình gì? (Hình quả trứng) + Khuôn mặt người có những bộ phận nào? (Mắt, mũi, miệng, tai, lông mày, tóc, cằm, trán, màu da) + Khuôn mặt của mọi người có giống nhau không? Và có những hình dạng nào? (Khuôn mặt mọi người không giống nhau, có mặt trái xoan – mặt vuông chữ điền – mặt tròn) + Chúng ta nhận ra người quen nhờ vào những biểu hiện gì trên khuôn mặt? (Hình dáng và đặc điểm: già, trẻ, gầy, béo, vui, buồn) + Khuôn mặt người như thế nào là đẹp? (Các bộ phận trên khuôn mặt cân đối – hài hòa) - Bổ sung thêm bên dưới khuôn mặt là cổ, vai, ngực và hai tay. - Yêu cầu học sinh nhớ lại khuôn mặt của người thân – hoặc các bạn của mình và tả lại cho cả lớp biết về: + Hình dáng: trái xoan – hình vuông – hình tròn – gầy – béo – vui – buồn + Đặc điểm: tóc – mắt – miệng – tai – màu da – tránnhư thế nào? - Rút ra kết luận sau khi quan sát tranh: Mỗi người đều có khuôn mặt riêng, không ai giống ai. Vì thế muốn vẽ được tranh chân dung đẹp các em cần quan sát kĩ người định vẽ. Nhớ lại đặc điểm khuôn mặt – hình dáng và các bộ phận trên khuôn mặt, trang phục – màu da – những điểm nổi bật của khuôn mặt để thể hiện rõ khi vẽ. - Quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên? + Tranh chân dung được vẽ bằng tay, tập trung chủ yếu vào các hình ảnh chính – lược bỏ những chi tiêt không cần thiết. Không giống với hình thật lắm. Và mất nhiều thời gian để vẽ. + Ảnh chân dung được chụp bằng máy, giống thật và rõ từng chi tiết. Ảnh chân dung chỉ ghi lại một khoảnh khắc. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi của gáo viên. + Đầu người có dạng hình quả trứng. + Khuôn mặt người có mắt, mũi, miệng, tai, lông mày, tóc, cằm. + Khuôn mặt mọi người không giống nhau, có mặt trái xoan – mặt vuông chữ điền – mặt tròn + Chúng ta nhận ra người quen nhờ vào hình dáng và đặc điểm: già, trẻ, gầy, béo, vui, buồn + Các bộ phận trên khuôn mặt cân đối – hài hòa. - Nghe giáo viên bổ sung các bộ phận dưới khuôn mặt. - Suy nghĩ và nhớ lại khuôn mặt của người thân hoặc một người bạn và tả lại theo yêu cầu của giáo viên. - Lắng nghe giáo viên đưa ra kết luận. Tranh chân dung cậu bé Ảnh chân dung em bé Tranh chân dung cô gái Tranh chân dung cô gái có khuôn mặt đẹp 7 phút Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung. - Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và xem cách vẽ chân dung trong sách trang 37. - Treo tranh quy trình vẽ chân dung lên bảng và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Để vẽ được một bức tranh chân dung chúng ta phải thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào? Gồm 4 bước: Bước 1: Vẽ phác khung hình chính khuôn mặt. Bước 2: Vẽ phác các chi tiết chính của khuôn mặt. Bước 3: Vẽ chi tiết cho giống thật. Cổ, vai, tóc, mắt, mũi, miệng, tai, da, áo Bước 4: Tô màu cho giống hình thật. - Hướng dẫn cụ thể từng bước một cho học sinh hiểu. - Lưu ý học sinh khi vẽ nên vẽ màu theo ý thích và không nhất thiết phải vẽ da trắng, tóc đen. Có thể tô màu phù hợp theo ý thích của các em. - Đưa ra 2, 3 bức tranh chân dung khác nhau để học sinh có thể tham khảo cách vẽ và đối tượng vẽ phong phú hơn. - Những học sinh bình thường chỉ cần vẽ được: bố cục tranh là khuôn mặt nam hay nữ, già hay trẻ, có đủ các bộ phận trên khuôn mặt. Những học sinh khá, giỏi có thể hướng dẫn các em thể hiện đặc điểm và trạng thái khuôn mặt mà các em vẽ. - Đọc SGK và nêu các bước tiến hành vẽ mẫu chân dung. Gồm 4 bước: Bước 1: Vẽ phác khung hình chính khuôn mặt. Bước 2: Vẽ phác các chi tiết chính của khuôn mặt. Bước 3: Vẽ chi tiết cho giống thật. Cổ, vai, tóc, mắt, mũi, miệng, tai, da, áo Bước 4: Tô màu cho giống hình thật. - Lắng nghe giáo viên hướng dẫn từng bước cụ thể. Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Tranh chân dung chú bộ đội 10 phút Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. - Cho học sinh thực hành vẽ cá nhân về chân dung người thân hoặc bạn của mình, bằng cách nhớ lại khuôn mặt theo hình dáng và đặc điểm. Cho học sinh vẽ tự do thoải mái theo ý thích. - Nhắc nhở học sinh chú ý cách sắp xếp bố cục và cách vẽ màu. - Đi quanh lớp, từng bàn để hướng dẫn và động viên khích lệ học sinh vẽ. - Thực hành vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè theo sự hướng dẫn của giáo viên. 3 phút Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. Củng cố - dặn dò. - Chọn một số bài vẽ của học sinh đã hoàn thành treo lên bảng và yêu cầu học sinh dưới lớp cùng tham gia nhận xét bài vẽ trên bảng về: + Bố cục: Cân đối hay chưa cân đối. + Cách vẽ hình, vẽ màu: biết cách vẽ hay chưa. + Đặc điểm nhân vật: Rõ nét hay chưa rõ. - Yêu cầu học sinh chọn bài vẽ mà em thích nhất.Cho 1 học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh chân dung. - Nhận xét và đánh giá bài vẽ của học sinh, xếp loại từng bài. Nhận xét chung tiết học. - Dặn dò học sinh sưu tầm các loại vỏ hộp để bài sau học bài: Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp. - Nhắc học sinh giờ mĩ thuật tuần sau nhớ mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học vẽ. - Hoàn thành bài vẽ và quan sát nhận xét bài vẽ của các bạn treo trên bảng về: + Bố cục: Cân đối hay chưa cân đối. + Cách vẽ hình, vẽ màu: biết cách vẽ hay chưa. + Đặc điểm nhân vật: Rõ nét hay chưa rõ. - Chỉ ra bài vẽ nào trên bảng mà mình thích nhất. Nhắc lại các bước vẽ tranh chân dung. - Lắng nghe giáo viên nhận xét bổ sung cho bài vẽ của mình hoàn chỉnh. - Về nhà làm theo yêu cầu của giáo viên chuẩn bị cho giờ học sau.

File đính kèm:

  • docMi thuat Ve chan dung lop 4.doc
Giáo án liên quan