. MỤC TIÊU:
· HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục, ( xanh lá cây ) và tím.
· HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn.
· HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
GV:
· SGV, SGK
· Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
41 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy.
+ So sánh tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu.
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng : miệng, cổ, vai, thân.
+ Vẽ các nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm có nhạt.
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV bao quát lớp và nhắc nhở HS : quan sát kĩ để nhận ra đặc điểm 2 vật mẫu trước khi vẽ.
- HS vẽ theo các bước như đã hường dẫn.
- Gợi ý cụ thể với những HS còn lúng túng, động viên những HS khá để các em vẽ đẹp hơn.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ ( rõ đặc điểm, gần giống mẫu)
- HS xếp loại bài theo ý thích.
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp.
Dặn dò
Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và người thân.
- Có hai đồ vật : lọ hoa và cái cốc.
- Lọ hoa cao, to hơn cái cốc. Lọ hoa đậm màu hơn cái cốc.
- Cái cốc ở trước lọ hoa.
- Gần nhau.
- HS vẽ bằng chì đen.
b)
c d
Hình 3 : Gợi ý các bước vẽ mẫu có hai đồ vật.
- HS vẽ theo nhóm.(Tự chọn mẫu để vẽ )
- HS không được dùng thước kẻ.
Mẫu vẽ của học sinh
MĨ THUẬT
Bài 15. Vẽ tranh
Vẽ chân dung
I - MỤC TIÊU
HS nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
HS biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
HS biết quan tâm đến mọi người.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
SGK, SGV.
Một số ảnh chân dung.
Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của HS và tranh ảnh về đề tài khác.
Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh
SGK.
Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
Bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ,
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1ph
8ph
8ph
15ph
3ph
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng :
+ Aûnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết,
+ Tranh được vẽ bằng tay thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vật.
GV tóm tắt : Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau ;
+ Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hiønh dạng khác nhau.
+ Vị trí của mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt của mỗi người một khác ( xa, gần, cao thấp )
Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung
GV dùng hình gợi ý cách vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ hình :
+ Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy.
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt.
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mắt , mũi, miệng ...để vẽ hình cho rõ đặc điểm :
Trán cao hay thấp
Mắt to hay nhỏ
Mũi dài hay ngắn
Miệng rộng hay hẹp
Tóc dài hay ngắn.
Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật.
Cách vẽ màu :
+ Vẽ màu da, tóc, áo ;
+ Vẽ màu nền ;
+ Trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV bao quát lớp và nhắc nhở HS : quan sát kĩ để nhận ra đặc điểm khuôn mặt của bạn trước khi vẽ.- HS vẽ theo các bước như đã hường dẫn.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ ( rõ đặc điểm, gần giống người thật ) các chi tiết và màu sắc.
- HS xếp loại bài theo ý thích.
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp.
Dặn dò: Quan sát, nhận xét, nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận
HS quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được :
+ Hình dáng khuôn mặt ( trái xoan, hình vuông, hình tròn)
+ Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi ,cằm, miệng.
- HS vẽ bằng chì đen.
a) b)
c) d)
Hình 3 : Gợi ý cách vẽ chân dung.
- HS vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè.
- Vẽ theo nhóm ( quan sát và vẽ bạn cùng nhóm)
MĨ THUẬT
Bài 16. Tập nặn tạo dáng
Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp
I - MỤC TIÊU
HS biêt cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
HS tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
HS ham thích tư duy sáng tạo.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
SGK, SGV.
Một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp ( con mèo, con chim, ôtô .) đã hoàn thiện.
Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy ( hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, kéo, băng dính, hồ dán )
Học sinh
SGK.
Một số dụng cụ và vật liệu để tạo dáng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
ĐDDH
1ph
8ph
8ph
15ph
3ph
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp giấy (hình 1) và gợi ý để HS nhận biết :
+ Tên của hình tạo dáng.
+ Các bộ phận của chúng.
+ Nguyên liệu để làm.
GV tóm tắt :
+ Các loại vỏû hộp, nút chai, bìa cứng, với nhiều hình dáng, kích cỡ màu sắc khác nhau, có thể sử dụng để tạo thành nhiều đồ chơi đẹp theo ý thích ;
+ Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần phải nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.
Hoạt động 2 : Cách tạo dáng
GV yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng.
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ dặc điểm và sinh động.
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp, có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính.
- Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn.
- Dính các bộ phận bằng keo, hồ, băng dính để hoàn chỉnh hơn.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV nhắc nhở HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn.
GV gợi ý thêm :
+ Tìm hình dáng.
+ Chọn vật liệu và cắt hình phù hợp.
+ Làm các bộ phận và chi tiết.
+ Ghép dính các bộ phận.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV gợi ý HS nhận xét về :
+ Hình dáng chung.
+ Các bộ phận, màu sắc.
HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
GV tóm tắt và khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp.
Dặn dò: Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông.
- con nai, ô tô
- Ô tô :thùng chở hàng, buồng lái, đầu ô tô, bánh xe, đèn, cửa Con vật : đầu , mình, chân, đuôi
Ví dụ :
Tạo dáng ô tô tải : ( hình 2,3 SGK)
+ Một vỏ hộp to làm thùng chở hàng ;
+ Một hoặc hai vỏ hộp nhỏ làm buông lái và đầu ô tô.
+ Cắt 4 hình tròn làm bánh xe.
+ Làm thêm vài chi tiết cho ô tô đẹp hơn như đèn, cửa
MĨ THUẬT
Bài 17. Vẽ trang trí
Trang trí hình vuông
I - MỤC TIÊU
HS hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống.
HS biết chọn hoạ tiết và trang trí được hình vuông.
HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
SGK, SGV.
Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như : khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa.
Một số bài trang trí hình vuông đã in trong các giáo trình mĩ thuật hoặc ở ĐDDH.
Hình gợi ý cách trang trí hình vuông.
Học sinh
SGK.
Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
Bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ,
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1ph
8ph
8ph
15ph
3ph
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hùnh 1,2 SGK.
+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
+ Hoạ tiết chính đặt ở đâu ?
+ Hoạ tiết phụ đặt ở đâu?
+ Những hoạ tiết giống nhau vẽ như thế nào ?
+ Màu sắc tô như thế nào ?
- GV cho HS quan sát hình 1,2 SGK để tìm ra sự giống nhau, khác nhau của cách trang trí về bố cục, hình vẽ và màu sắc. .
Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông.
GV dùng hình 3 gợi ý cách vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ hình :
+ kẻ các trục ;
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí.
+ Cách sắp xếp hoạ tiết ;
+ Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng ;
GV cho một vài HS lên bảng vẽ hoạ tiết vào các hình còn lại hoặc chuẩn bị một số hoạ tiết đã cắt sẵn bằng giấy rôi cho HS xếp vào các hình vuông theo ý thích.
- Cách vẽ màu :
+ Không vẽ quá nhiều màu. (3 đến 5 màu)
+ Vẽ màu vài hoạ tiét chính trước rồi hoạ tiết phụ và nền vẽ sau.
+ Màu sắc cần có đậm nhạt để làm nổi rõ trọng tâm.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy;
- Kẻ các đường trục bằng bút chì.
( vẽ đường chéo góc trước và kẻ đường trục giữa sau )
- Vẽ các hình mảng theo ý thích.
- Vẽ hoạ tiết vào các mảng.
- Chọn và vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ.
- HS xếp loại bài theo ý thích.
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp.
Dặn dò: Quan sát, hình dáng, màu sắc của các loại quả và lọ.
- được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục.
- Hoạ tiết chính to hơn và ở giữa.
- Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn ở bốn góc hoặc xung quanh.
- Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
- Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài
Hình 1 Hình 2
`
`
Hình 3 : Gợi ý cách vẽ trục và hình mảng.
Hình 4 : Gợi ý cách vẽ hoạ tiết vào hình mảng.
File đính kèm:
- MI THUAT LOP 4 HKI.docx