Mục đích, yêu cầu.
- Tiếp tục luyện tập cho học sinh hiểu về câu hỏi. Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu, xác định được từ để hỏi và đặt được câu cho từ để hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ ghi sẵn bài tập 1,2; phiếu khổ to
- HS: Vở TV
III. Các hoạt động dạy học
1. Luyện tập
* Bài tập 1.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: “ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu đúng; Dấu (–)vào ô trống trước câu sai.”
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu - Tuần 14: Luyện tập vầ câu hỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Luyện từ và câu
Luyện tập vầ câu hỏi
I. Mục đích, yêu cầu.
- Tiếp tục luyện tập cho học sinh hiểu về câu hỏi. Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu, xác định được từ để hỏi và đặt được câu cho từ để hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ ghi sẵn bài tập 1,2; phiếu khổ to
- HS: Vở TV
III. Các hoạt động dạy học
1. Luyện tập
* Bài tập 1.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: “ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu đúng; Dấu (–)vào ô trống trước câu sai.”
- Giáo viên cho cả lớp làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng làm. Lớp nhận xét
- Cho học sinh đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Giáo viên chốt lời giải đúng. Dấu (+) ý 1,2,3,5,6; Dâú (-) ý 4,7
* Bài tập 2.
- Gọi một học sinh đọc yâu cầu bài tập: “Tìm và gạch dưới từ để hỏi ( từ nghi vấn) trong các câu hỏi sau.”
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập và làm cá nhân vào vở.
- Một học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý đúng.
* Bài tập 3.
- Giáo viên nêu yêu cầu: “Với mỗi từ hoặc cặp từ tìm được, hãy đặt một câu hỏi”
- Học sinh làm bài vào vở
- Giáo viên cho một số học sinh làm bài vào phiếu khổ to rồi lên trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét những câu học sinh đặt và lưu ý cho HS đặt câu hỏi tự nhiên và tình cảm.
* Bài tập 4.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: “ Đặt câu với mỗi từ sau: bao nhiêu, vì sao, như thế nào, tại sao, ở đâu, phải không, gì, nào, ai, chưa.”
- Học sinh làm cá nhân vào vở
- Giáo viên chấm bài một số em.
- Nhận xét, bổ sung, sửa chưa.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về ôn bài và hoàn thành bài tập.
******************************************************************
Thứ bảy ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn
Khái niệm về văn miêu tả
I. Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục giúp học sinh hiểu được thế nào là văn miêu tả.
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong các đoạn văn và biết được đoạn văn miêu tả cái gì và miêu tả bằng phương pháp nào (Dùng từ gợi tả hay là dùng phép so sánh)
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3
- HS : Vở TV
III. Các hoạt động dạy học
A. Luyện tập
* Bài tập I.
- Giáo viên gọi một học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp đọc thầm hai đoạn văn: “ Mùa xuân về”; “ Cây gạo”
- Gọi một số học sinh đọc thành tiếng hai đoạn văn trên.
- Giáo viên hỏi nội dung hai đoạn văn: “Em hãy nêu nội dung của 2 đoạn văn trên?”
* Bài tập II. Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài
1. Đoạn văn: ‘Mùa xuân về”
- Giáo viên cho học sinh làm miệng.
a. Tác giả tả cảnh gì? ( Tả cảnh đẹp của mùa xuân)
b. Trong cảnh đó, tác giả chọn tả hai chi tiết đó là chi tiết nào? Tả bằng những từ ngữ nào?
- Chi tiết 1: Tả Đặc điểm của mùa xuân
+ Từ ngữ miêu tả: sực nức, không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, hương thơm, ánh sáng mặt trời.
- Chi tiết 2: Tả cảnh vật mùa xuân.
+ Từ ngữ miêu tả: Cây hồng bì cởi bỏ, lá già, đen thủi; cành cây lấm tấm mầm xanh; cành xoan trổ lá; buông toả ra những cành hoa sang sáng, tim tím; Rặng râm bụt sắp có nụ.
2. Đoạn văn: “ Cây gạo”
Tác giả tả hình chung của cây gạo, tả hoa gạo, búp gạo như thế nào? Tả hoạt động của đàn chim như thế nào?
- Tác giả tả cây gạo, hoa gạo, búp gạo: ..
- Tả đàn chim:..
3. Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở, một học sinh làm trên bảng
- Giáo viên cho lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt
Đường nét
Hình khối
Màu sắc
Âm thanh
Mùi vị
Hoạt động
Cao lớn
đen thủi.
tíu tít.
Sực nức.
Cởi bỏ, trổ.
Khổng lồ
4. Học sinh làm vở
- Hai phương pháp miêu tả
+ Dẫn chứng về dùng từ gợi tả: Sực nức. lạnh lẽo..
+ Đãn chứng về cách so sánh:Cây gạo lớn như một tháp đèn khổng lồ
B. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhân xét giờ học
- Dặn về hoàn thành bài
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- Giao an TV buoi 2 lop 4Tuan 14 nam hoc 20092010.doc