I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch – Thám hiểm.
2. Biết 1 số từ chỉ địa danh, phản ứng nhanh trong trò chơi: “Du lịch- thám hiểm”.
3. Giáodục học sinh yêu du lịch - thám hiểm, biết bảo vệ các khu du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
- Phiếu ghi tên sông.
- Các tranh về du lịch, thám hiểm, một số con sông.
III. Các hoạt động dạy học.
8 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 3480 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án :
Thẩm định GVDG cấp huyện
Năm học: 2008 – 2009
Người thực hiện: Lê Thị Hường
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ:
du lịch - Thám hiểm
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch – Thám hiểm.
2. Biết 1 số từ chỉ địa danh, phản ứng nhanh trong trò chơi: “Du lịch- thám hiểm”.
3. Giáodục học sinh yêu du lịch - thám hiểm, biết bảo vệ các khu du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
- Phiếu ghi tên sông.
- Các tranh về du lịch, thám hiểm, một số con sông.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung-thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 3 - 5’
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về hoạt động du lịch.
(5 - 6’)
HĐ2: Tìm hiểu về hoạt động thám hiểm.
( 7 - 8’)
HĐ3: Tìm hiểu câu tục ngữ. ( 7 - 8’)
- HĐ 4:
Tổ chức trò chơi: “Du lịh trên sông”
(8-9’)
HĐ5.Củng cố, dặn dò
( 3-4’)
a, Đặt một câu kể: Ai làm gì?
b, Đặt một câu kể: Ai là gì?
Gv kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
-Gv chốt kiến thức.
-> GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta đã được ôn tập về các kiểu câu. Hôm nay, cô sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm.
- Gv ghi bảng tên bài
- Yêu cầu Hs mở vở bài tập trang 70.
- Gọi 1 H đọc to yêu cầu và nội dung bài tập.
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các em hãy làm BT 1 vào vở bài tập.
- Gọi Hs nêu kết quả bài làm
- GVchốt câu đúng: Câu B
+ Hãy kể một số địa danh du lịch mà em biết?
- Tìm từ gần nghĩa với từ “du lịch”
- Đặt câu với từ “du lịch”
- GV cho H xem cảnh hoạt động du lịch trên màn chiếu.
- Gv chốt HĐ1: Ngành du lịch đem lại lợi nhuận cao về kinh tế, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, chúng ta cần có ý thức giữ gìn bảo vệ các khu du lịch.
- Gọi Hs đọc to yêu cầu bài tập 2
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và làm bài tập 2 vào vở.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
->GV chốt kết quả đúng( câu c)
+ Em hãy tìm từ gần nghĩa với từ thám hiểm?
- Đặt một câu với từ thám hiểm
- Kể tên 1số nhà thám hiểm mà em biết.
- Cho H xem ảnh chụp một số hoạt động thám hiểm trên màn chiếu.
=> Chúng ta đã tìm hiểu về hoạt động du lịch, thám hiểm. Để hiểu được nghĩa của câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, chúng ta cùng nhau làm BT3.
- Gv ghi sẵn câu hỏi bài tập 3 ở bảng nhóm.
- Yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu H thảo luận nhóm 4.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Gv chốt nội dung: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải hoà mình vào cuộc sống – Phải đi đây đi đó để học hỏi mở rộng, tìm hiểu và sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn.
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gv tổ chức cho H chơi.
Yêu cầu trò chơi : “ Tìm nhanh gắn đúng”
Luật chơi và cách chơi : mỗi đội chơi có 4 bạn.Mỗi bạn được quyền gắn 2 tên sông đúng với gợi ý, gắn đúng mỗi tên sông được 10 điểm. Đội nào gắn đúng, nhanh hơn sẽ chiến thắng.Thời gian trò chơi là 3 phút. - Cả lớp vừa là ban giám khảo vừa cổ vũ cho 2 đội chơi.
- GV chọn 2 đội chơi
Giáo viên đánh giá 2 đội chơi. Tuyên dương HS.
- GV cho H xem hình ảnh vài con sông trên màn chiếu.
- Hôm nay chúng ta học bài gì? Tiết học hôm nay giúp các em có thể sử dụng tốt hơn trong giao tiếp, trong viết văn về vốn từ du lịch, thám hiểm.
- Học sinh nhắc lại: Hoạt động nào được gọi là du lịch?
- Thám hiểm là gì?
Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nghĩa là thế nào?
- Về nhà học thuộc câu tục ngữ và chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
- 2 Hs làm bài ở bảng lớp.
- Cả lớp mở vở bài tập ở nhà.
- H sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Hs lắng nghe
- H đọc đề bài
- H mở vở bài tập
- Một em đọc to: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Ghi dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
- Cả lớp đọc thầm
- H trả lời: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
- Hs làm bài cá nhân.
- Gọi Hs nêu: Hoạt động du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.( câu b) -> Hs khác nhận xét.
-H nêu: Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long...
- H nêu: Tham quan, du ngoạn...
- HS đặt câu.
- H quan sát
- H lắng nghe.
- H đọc: Theo em thám hiểm là gì? Ghi dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:
- Hs thảo luận nhóm đôi làm bài tập vào vở
- Hs nêu kết quả: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm ( câu c)
- Em khác nhận xét
- H nêu: Khảo sát, thăm dò, khám phá...
- H đặt câu.
- H nêu: Ma-Gien-Lăng...
- H quan sát
- H lắng nghe
Hs đọc yêu cầu: Em hiểu câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì?
- H thảo luận
- H trình bày: Ai đi được nhiều hơn sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn.
-Nhóm khác nhận xét
- H lắng nghe
- H đọc yêu cầu: Chọn tên sông cho trong ngoặc đơn, rồi viết vào chỗ trống để giải các câu đố dưới đây.
- H đọc yêu cầu thảo luận nhóm 2
- Lắng nghe luật chơi
H tham gia chơi
Cả lớp nhận xét kết quả.
H quan sát
- H trả lời: Mở rộng vốn từ: Du lịch- thám hiểm
- H trả lời.
Giáo án :
Thẩm định GVDG cấp huyện
Năm học: 2008 – 2009
Người thực hiện: Lê Thị Hường
Toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số
của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs nắm được cách giải bài toán: “Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó”.
- Giúp HS biết vận dụng cách giải và làm được các bài tập có dạng trên.
- Giáo dục HS say mê học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
Nội dung-thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 3-5’
2. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu giải bài toán ( 10-12’)
HĐ 2: Giải bài toán 2
( 8-10’)
HĐ 3:Thực hành
( 8-10’)
3. Củng cố, dặn dò
( 2-4’)
Viết tỷ số của a và b biết:
a = 2 a = 7 a = 6
b = 3 b = 4 b = 2
- Gv chữa bài, nhận xét.
- Gv hỏi: Tỷ số cho biết điều gì?
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
- Gv ghi đề bài toán 1 lên bảng và gọi Hs đọc bài toán?
- Bài toán cho biết gì?
- Tỷ số của 2 số là .
Em hiểu tỷ số cho biết gì?
Vậy cô sẽ gọi 3 là số bé và 5 là số lớn.
- Cô sẽ biểu thị số bé trên một đoạn thẳng được chia thành 3 phần bằng nhau và số lớn trên 1 đoạn thẳng được chia thành 5 phần bằng nhau (GVvẽ sơ đồ).
- Bài toán hỏi gì?
- Nhìn vào sơ đồ cho biết tổng số phần bằng nhau là bao nhiêu?
- 8 phần bằng nhau có tổng là bao nhiêu?
- Muốn tìm số bé ta phải tìm gì?
- Gọi học sinh nêu cách tìm.
- Mà số bé có mấy phần bằng nhau?
- Gv ghi 96 : 8 x 3
- Yêu cầu học sinh nêu kết quả
- Có số bé và tổng. Nêu cách tìm số lớn.
- Ai có cách tìm khác
- Cách nào nhanh hơn?
- Gọi Hs nêu đáp số.
-> Ta nên chọn cách làm nhanh nhất là cách 1.
- Gv hỏi: Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số ta thực hiện mấy bước. Đó là những bước nào?
- Gv chốt lại và học sinh nhắc lại các bước.
- Trong bước 2 và bước 3 ta có thể tìm số lớn trước hoặc số bé trước đều được.
- Chúng ta đã biết cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó – Bây giờ các em tự thực hiện bài thứ 2.
- Gv ghi : Bài 2: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở cuản Minh bằng số vở của Khôi. Hỏi mổi bạn có bao nhiêu quyển vở?
- Bài toán 2 có dạng giống bài toán thứ nhất không? Đó là dạng toán gì?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Trong bài toán đâu là tổng, tỷ số.
- Tỷ số cho biết số vở của Minh là mấy phần? Số vở của Khôi là mấy phần?
- Hãy nhắc lại các bước để giải một bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó
Bây giờ các em hãy tự tóm tắt bài toán vào bảng nhóm
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu học sinh giải bài toán vào bảng nhóm.
- Chữa bài, nhận xét.
Chúng ta đã nắm được cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Để củng cố lại cách làm, chúng ta cùng nhau sang phần luyện tập.
- Gọi Hs đọc bài toán 1
- Yêu cầu Hs làm vào vở ô ly.
Gọi 1 em làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét bài làm của Hs, cả lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Để giải một bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó ta phải thực hiện mấy bước?
- Dặn dò bài tập về nhà: bài 2,3 trang 148 SGK.
- 3 Hs làm bảng lớp
- 3 dãy làm 3 bài vào vở nháp
- HS trả lời:
- Hs đọc bài toán: Tổng hai số là 96. Tỷ số của hai số đó là . Tìm hai số đó?
- Tổng hai số là 96
- Tỷ số 2 số là,
- Tỷ số cho ta biết số thứ nhất là 3 số thứ hai là 5.
- Hs quan sát.
- Tìm hai số đó.
- Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần)
- 8 phần bằng nhau có tổng là 96.
- Tìm giá trị của 1 phần
96 : 8
- 3 phần bằng nhau.
- HS nêu.
- Hs nêu: 96 – 36 = 60
- Hs nêu: 96 : 8 x 5 = 60
- Hs trả lời: Cách 1
- Hs trả lời: 4 bước
* Vẽ sơ đồ
* Tìm tổng số phần bằng nhau.
* Tìm số bé.
* Tìm số lớn
- Hs đọc bài toán.
- Dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
- Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng số vở của Khôi.
- Số vở của Minh mấy quyển, số vở cua Khôi mấy quyển?
- Tổng là 25, tỷ số là .
- Số vở của Minh là 2 phần, số vở của Khôi la 3 phần.
- Hs nêu các bước giải
- Hs tóm tắt bài toán vào bảng nhóm.
-HS thực hiện.
-1HS làm vào bảng phụ.
- H nhận xét bài bạn.
- Tổng 2 số là 333. Tỷ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
- Hs làm bài vào vở, một em làm vào bảng phụ.
- HS nhận xét.
- Hs trả lời.
File đính kèm:
- Giao an GVDG Bai Cay dua.doc