Giáo án lớp 4 Môn Kể chuyện: Tuần 19: Bác đánh cá và gã hung thần

. Rèn luyện kỹ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu; kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

- Hiểu được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đá thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).

2. Rèn kỹ năng nghe:

- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.

- Nghe bạn kể chuyện: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II. Đồ dùng dạy - học:

 

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Môn Kể chuyện: Tuần 19: Bác đánh cá và gã hung thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nối nhau đọc tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - HS thi kể chuyện + trả lời câu hỏi của cô giáo hoặc của bạn hỏi. - Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS về nhà xem trước tranh minh hoạ truyện trong SGK bài Con vịt xấu xí. - Nghe dặn dũ. TUẦN 28 Kể chuyện : Ôn tập giữa học kỳ 2 (tiết 4) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. 2. Rèn kỹ năng lựa chọn vè kết hợp từ qua bài tập điền vào chỗ trống để tạo cụm từ. II. Đồ dùng dạy - học: - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2 viết rõ các ý để HS dễ dàng điền nội dung. - Bảng lớp (hoặc một số tờ phiếu) viết về nội dung bài tập 3a, b, c. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Phần bài tập * BT1+2: - Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2. - GV giao việc: Cô sẽ phát bảng mẫu cho các nhóm. Mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời giải các bài tập trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một chủ điểm. - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. - Cho HS đọc yêu cầu. - HS xem lại các bài MRVT + làm vào bảng kẻ sẵn GV phát. - Đại diện các nhóm lên dán bài làm trên bảng. - Lớp nhận xét. *Chủ điểm: Người ta là hoa đất. Từ ngữ - Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. - Những đặt điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: vạm vở, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn. - Những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí... Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu - đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt... - thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sự, tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái... - tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mỹ lệ, hùng vĩ, kỳ vĩ, hùng tráng, hoành tráng. - xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng. - Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê ly, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là tưởng tượng được, như tiên... Chủ điểm: Những người quả cảm - gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược... - tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật. * BT 3: - Cho HS đọc yêu cầu BT - GV giao việc: Các em chọn các từ có trong ngoặc đơn ở các ý a, b, c để điền vào các chỗ trống trong các ý đó sao cho đúng. - Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 ý a, b, c lên. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. a. - Một người tài đức vẹn toàn. - Nét chạm trổ tài hoa. - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ. b. - Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt. - Một ngày đẹp trời. - Những kỷ niệm đẹp đẽ. c. - Một dũng sỹ diệt xe tăng - Có dũng khí đấu tranh. - Dũng cảm nhận khuyết điểm. Thành ngữ - Người ta là hoa đất. - Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. - Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới rạng. - Khoẻ như vâm (như voi, như trâu, như hùm, như beo) - Nhanh như cắt (như gió, chớp, sóc, điện). - Ăn được ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. - Mặt tươi như hoa - Đẹp người đẹp nết - Chữ như gà bới - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu kẽ đánh bên thành cũng kêu. - Cái nết đánh chết cái đẹp - Trông mặt mà đặt hình dong - Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. - Vào sinh ra tử. - Gan vàng dạ sắt. - 1HS đọc, lớp lắng nghe. - 3HS lên làm bài trên bảng phụ - HS còn lại theo dõi bạn làm bài. - HS trình bày 3 ý đã làm trên bảng phụ. - Lớp nhận xét. - HS chép lời giải đúng vào VBT. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra tập đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. TUẦN 33 Kể chuyện : Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn luyện kỹ năng nói: - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. - Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe các bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: - Một số sách báo, truyện viết về những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời. - Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý kể chuyện. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’) - Yêu cầu kiểm tra 2HS. - GV nhận xét + cho điểm - HS kể đoạn 1 + 2 + 3 truyện Khát vọng sống + nêu ý nghĩa của truyện. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc đề bài. - GV ghi đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan yêu đời. - Cho lớp đọc gợi ý. - GV nhắc HS: Các em có thể kể về các nhân vật có trong SGK, nhưng tốt nhất là các em kể về những nhân vật đã đọc, đã nghe không có trong SGK. Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. - 1HS đọc to, lớp lắng nghe. - HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong SGK. - HS lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. Hoạt động 3: HS kể chuyện - Cho HS kể chuyện theo cặp. - Cho HS thi kể. - GV nhận xét + khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn. - Từng cặp HS kể chuyện + nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Đại diện các cặp lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể. - Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS về nhà đọc trước nội dung bài kể chuyện ở tuần 34. TUẦN 34 Kể chuyện : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn luyện kỹ năng nói: - HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vât, hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật. - Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe các bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kể chuyện đã được nghe, được đọc. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’) - Yêu cầu kiểm tra 1HS. - GV nhận xét + cho điểm - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. - HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có tinh thần lạc quan yêu đời. Nêu ý nghĩa câu chuyện. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - GV ghi đề bài lên bảng lớp. - GV giao việc: Các em phải kể một câu chuyện về người vui tính mà em là người chứng kiến câu chuyện xẩy ra hoặc em trực tiếp tham gia. Đó là những câu chuyện về những con người xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. - Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể. - Cho HS quan sát tranh trong SGK. - 1HS đọc to, lớp lắng nghe. - HS lần lượt nói về nhân vật mình chọn kể. Hoạt động 3: HS kể chuyện a. Cho HS kể chuyện theo cặp. b. Cho HS thi kể. GV viết nhanh lên bảng lớp tên HS, tên câu chuyện HS đó kể. - GV nhận xét + khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn. - Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe câu chuyện của mình. Hai bạn cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - Đại diện các cặp lên thi kể. - Lớp nhận xét. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết vào vở câu chuyện đã kể ở lớp. TUẦN 35 Kể chuyện : Ôn tập cuối HK2 (tiết 4) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Ôn tập về các kiểu câu (câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến). 2. Ôn tập về trạng ngữ. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Một số tờ phiếu đề HS làm bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Phần bài tập * BT1 + 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2. - Cho lớp đọc lại truyện Có một lần. - GV: Câu chuyện nói về sự hối hận của một HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn. - Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS làm bài theo nhóm. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. + Câu hỏi: - Răng em đau phải không? + Câu cảm: - Ôi răng đau quá! - Bộ răng sưng của bạn ấy chuyển sáng má khác rồi! + Câu khiến: - Em về nhà đi! - Nhìn kìa! + Câu kể: Các câu còn lại trong bài là câu kể. * BT3: - Cho HS đọc yêu cầu BT3. - GV giao việc: Các em tìm trong bài những trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn. - Cho HS làm bài. H: Em hãy nêu những trạng ngữ chỉ thời gian đã tìm được . H: Trong bài trạng ngữ nào chỉ nơi chốn? - GV chốt lại lời giải đúng. - HS nối tiếp nhau đọc. - HS đọc lại một lần (đọc thầm). - HS tìm câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến có trong bài đọc. - Các nhóm lên trình bày kết quả. - Lớp nhận xét. - 1HS đọc to, lớp lắng nghe. - HS làm bài cá nhân. + Trong bài, có 2 trạng ngữ chỉ thời gian: - Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi... - Chuyện xẩy ra đã lâu. + 1trạng ngữ chỉ nơi chốn: - Ngồi trong lớp, tôi... Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà xem lại lời giải BT2, 3. - Dặn những HS chưa có điểm TĐ về nhà tiếp tục luyện đọc.

File đính kèm:

  • docKe chuyen tuan 19 den 21 28 3335.doc
Giáo án liên quan