1. Rèn kĩ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xết các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh về các cuộc tham quan, du lịch, cắm trại
- Bảng phụ viết gợi ý 2
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
7 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2009
kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến
I. MụC đích, yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xết các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy học:
- ảnh về các cuộc tham quan, du lịch, cắm trại
- Bảng phụ viết gợi ý 2
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi đề
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Những tấm ảnh về du lịch, cắm trại
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân dưới từ quan trọng: du lịch, cắm trại, em, tham gia
- Gọi HS đọc gợi ý 1 và 2
+ Lưu ý: có thể kể về cuộc đi thăm ông bà, cô bác,... hoặc đi chơi xa đâu đó. Chú ý nêu những phát hiện mới mẻ qua chuyến đi.
- Gọi HS nêu tên chuyện kể
HĐ2: Thực hành kể chuyện
- Tổ chức kể trong nhóm
- Tổ chức thi kể trước lớp
- Tổ chức HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay, bạn kể hấp dẫn
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét
- Chuẩn bị bài 32
- 1 em lên bảng.
- 1 em đọc.
- 2 em đọc.
- 5 - 8 em tiếp nối nói tên câu chuyện mình chọn kể.
- Nhóm 2 em kể cho nhau nghe.
- 3 - 5 em thi kể trước lớp. Mỗi em kể xong trao đổi với các bạn ấn tượng về chuyến đi.
- Nhận xét, bình chọn
- Lắng nghe
Tập đọc
Con chuồn chuồn nước
I. MụC đích, yêu cầu :
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn nước, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước - quê hương.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa
- ảnh cây lộc vừng
III. hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Đọc bài Ăng-co Vát và trả lời câu hỏi
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi đề
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 2 em đọc nối tiếp 2 đoạn
- Gọi HS đọc chú giải
- Yêu cầu luyện đọc nhóm đôi
- Gọi HS đọc cả bài
- GV đọc mẫu.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ?
+ Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ?
+ Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ?
+ Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ?
+ Nêu nội dung của bài văn ?
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi 2 em đọc tiếp nối
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1
- Tổ chức thi đọc
3. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị: Vương quốc vắng nụ cười
- 2 em
- 2 lượt
- 1 em đọc.
- 2 em cùng bàn
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
- Nhóm 2 em trao đổi và trả lời.
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh, thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu, bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- HS tự trả lời
Tả rất đúng về cách bay vọt lên bất ngờ, tả theo cánh bay của chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: ..., là trời xanh trong và cao vút.
Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê VN tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình với đất nước, quê hương.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng.
- Lắng nghe
toán
Ôn tập về số tự nhiên (tiết 2)
I. MụC đích, yêu cầu :
Giúp HS ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
II. đồ dùng dạy học:
- Một số phiếu khổ lớn để HS làm bài
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS đọc số: 178 625, 7 008 906
- Viết bảng con: 56 208, 9 800 760
2. HD làm bài tập :
Bài 1 :
- HS tự làm bài và chữa bài.
- Gọi HS nêu cách so sánh 2 số:
+ Có số chữ số khác nhau
+ Có số chữ số bằng nhau
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu đề
- Hướng dẫn HS so sánh rồi xếp
Bài 3:
- Hướng dẫn tương tự bài 2
Bài 4:
- GV đọc cho HS viết bảng con.
Bài 5:
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Dặn dò:
- Nhận xét
- Chuẩn bị: Ôn tập số tự nhiên (tiết 3)
- 2 em đọc.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS làm VT.
- 2 em nêu, HS yếu nhắc lại.
- 1 em đọc.
- HS làm VT, 2 HS lên bảng
a) 999 < 7426 < 7624 < 7642
b) 1853 < 3158 < 3190 < 3518
- HS làm VT, 2 em làm bảng nhóm
a) 10261 > 1590 > 1567 > 897
b) 4270 > 2518 > 2490 > 2476
- HS viết bảng con, 4 em tiếp nối lên bảng.
- HS viết bảng con, 1 em lên bảng
a) x = 58, 60 b) x = 59, 61
c) x = 60
- Lắng nghe
địa lí
Biển, đảo và quần đảo
I. MụC đích, yêu cầu :
Học xong bài này, HS biết :
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
- Vai trò của Biển Đông, các đảo, quần đảo đối với nước ta
* Giảm tải: - Giảm các yêu cầu : Cho biết Biển Đông bao bọc các phần nào của đất liền nước ta?- Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta.
- Câu hỏi 3 không bắt buộc mọi HS thực hiện
II. đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Nêu tên một số ngành sản xuất của TP Đà Nẵng.
- Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi đề
1. Vùng biển Việt Nam
HĐ1: Làm việc theo từng cặp
Bước 1:
- Cho HS dựa vào kênh chữ SGK, bản đồ, trả lời câu hỏi sau :
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
Bước 2:
- Cho HS trình bày trước lớp
- Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan
- GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
2. Đảo và quần đảo
HĐ2: Làm việc cả lớp
- GV chỉ các đảo và quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
H: Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ?
H: Nơi nào của nước ta có nhiều đảo nhất ?
HĐ3: Làm việc theo nhóm
Bước 1: HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi :
+ Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía Nam ?
+ Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì ?
Bước 2:
- Cho các nhóm trình bày kết quả theo từng câu hỏi
- Cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- 2 em lên bảng
- HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của Biển đông: phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan.
Biển là kho muối vô tận, nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu.Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển
- HS trình bày, chỉ bản đồ.
- Lắng nghe
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Hoạt động nhóm
Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
Vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất.
- Nhóm 4 em thảo luận
- Đại diện trình bày.
- HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ treo tường và nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo, quần đảo.
- HS xem ảnh.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe
kĩ thuật
Lắp ô tô tải ( tiết 1 )
I. MụC đích, yêu cầu :
- Hs biết chọn đúng và đủ các chi tiết dể lắp xe ô tô tải
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các c hi tiết củaãie ô tô tải
II. đồ dùng dạy học:
- Mẫu xeô tô tải đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Để lắp xe nôi cần những bộ phận nào?
GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài - Ghi đề
Tiết 1:
HĐ 1: GV HS HS quan sát, nhận xét mẫu:
- GV cho học sinh quan sát mẫu ô to tải đã lắp sẵn.
HD HS quan sát kĩ từng bộ phận rồi trả lời từng câu hỏi.
- Để lắp được xe ô tô tải, cần bao nhiêu bộ phận?
- GV: nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế: Hằng ngày chúng ta thường thấy các xe ô tô tải chạy trên đường. Trên xe chở đầy hàng hoá.
HĐ 2: GV Hd thao tác kĩ thuật:
A, GV HD HS chọn các chi tiết theo SGK.
b. Lắp từng bộ phận:
c. Lắp ráp xe ô tô tải.
IV. Củng cố , dặn dò:
- HS nêu qui trình lắp ô tô tải.
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau: Thực hành lắp ô tô tải( Tiết 2)
- 2 HS trả lời
- HS quan sát.
- Cần 3 bộ phận: Giá đỡ bánh xe và sàn ca-bin; ca-bin; thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
- GV cùng hs chọn đủ và đúng các chi tiết trong sách giáo khoa.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca-bin.
- GV lắp ráp xe ô tải theo qui trình SGK.
- Sau khi lắp ráp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
* Lắp ca-bin:
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp lắp trục bánh xe.
* Lắp ráp xe ô tô tải:
* Khi lắp tấm 25 lỗ. GV nên thao tác chậm để học sinh nhớ vì bước này chỉ thực hiện được khi lắp ráp các bộ phận với nhau.
* HD Học sinh tháo rời các chi tiết và xếp gọn gàng.
- HS lắng nghe
File đính kèm:
- Thu 4 Tuan 31.doc