Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 5: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe. Giới thiệu hình nốt trắng. Bài tập tiết tấu

MỤC TIÊU:

 - HS hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với 1 số động tác phụ hoạ trước lớp.

 - Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.

II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

 - Tìm động tác đơn giản phụ hoạ khi trình bày bài hát.

 - Chép sẵn bài tập tiết tấu vào bảng phụ.

 - Đàn.

 - Nhạc cụ gõ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Phần mở đầu:

 - Cả lớp hát bài: Bạn ơi lắng nghe - GV đệm đàn, HS vừa hát vừa kết hợp vỗ tay đệm theo phách.

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 5: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe. Giới thiệu hình nốt trắng. Bài tập tiết tấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5. Thứ 5 ngày 30 tháng 9 năm 2010. Buổi 1: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE. GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG. BÀI TẬP TIẾT TẤU. I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với 1 số động tác phụ hoạ trước lớp. - Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng. II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: - Tìm động tác đơn giản phụ hoạ khi trình bày bài hát. - Chép sẵn bài tập tiết tấu vào bảng phụ. - Đàn. - Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: - Cả lớp hát bài: Bạn ơi lắng nghe - GV đệm đàn, HS vừa hát vừa kết hợp vỗ tay đệm theo phách. - GV nêu câu hỏi: Bài hát "Bạn ơi lắng nghe" là dân ca vùng nào? 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Hát kết hợp múa phụ hoạ. ? Ai có thể trình bày bài kết hợp với 1 số động tác phụ hoạ đơn giản? ( Cá nhân HS trình bày) - GV hát và vận động phụ hoạ cho HS xem 1 lượt. - GV hướng dẫn riêng động tác cho các em thực hiện thuần thục: Cả lớp đứng hát, nghiêng đầu sang bên trái rồi sang bên phải, theo phách. Cuối lời 1 vỗ tay 2 cái ( ) rồi tiếp vào lời 2 cho đến hết bài và vỗ tay 3 cái để kết thúc ( ) để kết thúc. - HS cả lớp vừa hát vừa kết hợp động tác. - Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp. b. Hoạt động 2: - Giới thiệu hình nốt trắng: (thân hình nốt nằm nghiêng). - Độ dài nốt trắng bằng 2 nốt đen: - Nếu qui định độ dài nốt trắng bằng 2 phách thì độ dài nốt đen là một phách. - Hướng dẫn HS thể hiện hình nốt trắng, so sánh độ dài giữa nốt trắng và nốt đen trong hình tiết tấu sau: Ví dụ 1: xx x x xx x x x x x x Đọc: Trắng đen đen trắng trắng đen đen trắng. Ví dụ 2: Nghe véo von trong vòm cây, hoạ mi với chim oanh. 3. Phần kết thúc: Cả lớp vỗ tay mỗi hình tiết tấu 1 lần. GV làm mẫu trước, HS thực hiện theo, mắt nhìn theo tay của GV chỉ vào hình nốt nhạc. * Bài tập về nhà: Tập đặt lời cho các hình tiết tấu trên. Buổi 2: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: ĐI CHƠI RỪNG. Nhạc : M.Karaxep và Xacônca. I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc giai điệu và lời ca. - Biết bài hát "Đi chơi rừng" nhạc Nga, do nhạc sĩ Đỗ Nhuận phỏng dịch. II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát. - Đàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠT HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: Giới thiệu bài hát: - GV treo tranh minh hoạ lên bảng. ? Bức tranh có những hình ảnh gì? ( Núi rừng, chim chóc và các bạn nhỏ đang hái quả..). - GV giới thiệu xuất xứ bài hát: Bài hát “Đi chơi rừng” nhạc Nga, do nhạc sĩ Đỗ Nhuận phỏng dịch. - Nội dung bài hát: Cảnh đẹp của núi rừng và niềm vui của các em thiếu nhi khi đến với rừng. - Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Đỗ Nhuận. GV ghi mục bài lên bảng: Học bài hát Đi chơi rừng. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Học hát. GV treo bảng phụ chép lời ca bài hát lên bảng. - Hát mẫu: GV trình bày bài hát 1 lần. ? Các em hãy nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát? - Đọc lời ca: GV cho HS đọc lời ca đồng thanh một lượt. 1 vài cá nhân HS đọc lời ca. - Phân câu hát: Bài hát chia làm 10 câu hát ngắn. - Dạy hát từng câu: GV đàn giai điệu câu 2 lần, bắt nhịp 1- 2 cho HS hát. Lưu ý HS những chỗ lấy hơi trong bài. - Tiếp tục với các câu hát và tập móc xích cho đến hết bài. - HS hát cả bài. GV tiếp tục sửa sai cho HS những chỗ hát chưa đạt. - GV yêu cầu HS hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái rộn ràng, dí dỏm của bài hát. b. Hoạt động 2: Luyện hát. - GV đàn giai điệu 1 lần nữa. - HS hát luyện thi đua: Nhóm, tổ. - HS hát luyện và tập gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca. - GV cho HS nhận xét tiết tấu của bài hát. ( Có duy nhất 1 âm hình tiết tấu chủ đạo). - Một số cá nhân trình bày bài hát. 3. Phần kết thúc: ? Bài hát “Đi chơi rừng" có những câu hát và nét nhạc nào mà em thích? Em thích nhất là hình ảnh nào trong bài hát? - HS cả lớp hát bài “Đi chơi rừng"- GV đệm đàn. - GV nhận xét kết thúc tiết học.

File đính kèm:

  • doc-TUN5~1.doc