Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 4: Học bài hát: Bạn ơi lắng nghe. Kể chuyện âm nhạc

I. MỤC TIÊU:

 - Hát đúng và thuộc bài “Bạn ơi lắng nghe”.

 - Biết bài “Bạn ơi lắng nghe" là dân ca của dân tộc Ba Na (Tây Nguyên).

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Chép bài hát lên bảng phụ.

 - Bản đồ Việt Nam.

 - Băng bài hát và nhạc cụ quen dùng.

 2. Học sinh:

 SGK Âm nhạc và vở chép nhạc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 4: Học bài hát: Bạn ơi lắng nghe. Kể chuyện âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010 Buổi 1: HỌC BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. I. MỤC TIÊU: - Hát đúng và thuộc bài “Bạn ơi lắng nghe”. - Biết bài “Bạn ơi lắng nghe" là dân ca của dân tộc Ba Na (Tây Nguyên). II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chép bài hát lên bảng phụ. - Bản đồ Việt Nam. - Băng bài hát và nhạc cụ quen dùng. 2. Học sinh: SGK Âm nhạc và vở chép nhạc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: - Nghe cao độ các nốt Đô, Mi, Son, La (GV dùng đàn). - Cho HS đọc lai bài tập cao độ và bài tập tiết tấu (Đọc tập thể, sau đó cho 1 số cá nhân đọc). - Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động: * Nội dung1: a. Hoạt động 1: Dạy bài hát "Bạn ơi lắng nghe". - Giới thiệu bài hát: + Gv treo bản đồ chỉ vị trí Tây Nguyên - Chỉ định 2 HS lên chỉ trên bản đồ vung Tây Nguyên. + GV hát cho HS nghe 1 số bài hát quen thuộc của Tây Nguyên : Ru con (Dân ca Xê Đăng), Đi cắt lúa (Dân ca hrê). + Vài nét về dân ca. - Hát mẫu: GV cho HS nghe bài hát qua băng. - Đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy hát từng câu: GV lưu ý HS hát chính xác khi hát chỗ 1/2 cung như: "Hỡi bạn ơi", "tiếng dòng suối", "vui đùa", "trôi xuôi", "aò ào". b. Hoạt động 2: Gợi ý cho HS nhận xét: Bài hát này gồm 4 tiết nhạc: Tiết 1 và 2 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết). Tiết 3 và 4 gần giống nhau (chỉ khác ở cuối tiết). * Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm . a. Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe... x x x x x x x b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. phách: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe... Gõ theo nhịp : x x Gõ theo phách: x x x x * Nội dung 3: GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong câu chuyện "Tiếng hát Đào Thị Huệ" và tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện. Nêu 1 số câu hỏi gợi ý: + Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái ấy? + Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta? 3. Phần kết thúc: GV đệm đàn - HS cả lớp hát bài "Bạn ơi lắng nghe". Buổi 2: HỌC BÀI HÁT: VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH. Nhạc: Phạm Đăng Khương. Lời thơ: Đỗ Trung Quân. I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời và giai điệu bài hát. - Hiểu được ý nghĩa của nội dung bài hát "Vầng trăng cổ tích". II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Đàn, máy nghe- băng đĩa. - Bảng phụ chép lời ca bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học: Học bài hát tự chọn "Vầng trăng cổ tích". 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Dạy hát. - Giới thiệu bài hát. + Nội dung bài hát: Nói lên những suy nghĩ hồn nhiên và sự tưởng tượng ngây thơ của 1 em bé khi nhìn vầng trăng. + Tác giả bài hát. - Hát mẫu: Gv cho HS nghe bài hát qua băng nhạc. - Đọc lời ca theo tiết tấu - GV treo bảng phụ. - Dạy hát từng câu. Lưu ý HS những chổ luyến trong bài: "về", "đâu", "ơi","chú", "gốc', "cây", "hỏi". b. Hoạt động 2: Luyện hát. - GV cho HS luyện hát nhiều lần. - Sau khi HS thuộc giai điệu GV đệm đàn cho HS hát . - Các nhóm hát luyện thi đua. - GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo nhịp 2 và theo phách. - GV chỉ định 1 số cá nhân trình bày bài hát. 3. Phần kết thúc: - GV đệm đàn - HS cả lớp hát kết hợp nhún chân theo nhịp bài hát "Vầng trăng cổ tích". - GV nhận xét kết thúc tiết học.

File đính kèm:

  • doc-TUN4~1.doc
Giáo án liên quan