MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát "Chú voi con ở Bản Đôn”, “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
- Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn.
2. Học sinh:
- Nhạc cụ gõ.
- SGK Âm nhạc 4.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 30: Ôn tập 2 bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn, thiếu nhi thế giới liên hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ 5, ngày 7 tháng 4 năm 2011
Buổi 1:
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN, THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN.
.I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát "Chú voi con ở Bản Đôn”, “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
- Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn.
2. Học sinh:
- Nhạc cụ gõ.
- SGK Âm nhạc 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học
- GV đàn giai điệu 1 câu trong bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và cho HS nghe để nhận biết đó là câu hát nào trong bài hát nào ?
- Tiếp tục đàn 1 câu trong bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan và HS tập nhận biết câu hát có trong bài hát nào ?
GV ghi nội dung bài hát lên bảng:
Ôn tập 2 bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan và Chú voi con ở Bản Đôn.
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn tập và biểu diễn 2 bài hát.
*) Hoạt động 1: Ôn tập bài hát "Chú voi con ở Bản Đôn”.
? Bài Chú voi con ở Babr Đôn do nhạc sĩ nào sáng tác? ( Phạm Tuyên).
- GV đàn giai điệu hát 1 lượt.
- HS hát đối đáp, đồng ca và gõ đệm theo phách.
- Tập kĩ năng hát lĩnh xướng và hoà giọng kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
? Ai có thể trình bày bài hát kết hợp một số động tác phụ hoạ đơn giản ?
- GV phân nhóm HS tập biểu diễn.
- Các nhóm biểu diễn trước lớp. HS nhận xét, GV đánh giá.
- Cá nhân đại diện các nhóm thể hiện.
- GV nhận xét, bổ cứu những thiếu sót.
*) Hoạt động 2: Ôn bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
- Trình bày bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hoà giọng.
? Ai có thể trình bày bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” và gõ đệm theo phách?
- HS ôn lại bài hát. GV đệm đàn.
- HS cả lớp hát và tập gõ đệm theo nhịp, phách.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát với cách thể hiện hay nhất, thể hiện đúng tình cảm bài hát.
- GV phân nhóm HS luyện tập biểu diễn.
- Các nhóm biểu diễn bài hát với các động tác phụ hoạ.
- GV cho HS các nhóm nhận xét nhóm bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
b. Nội dung 2: Bài đọc thêm “Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn”?
- HS đọc từng phần trong bài Nghệ sĩ nhân dân đặng Thái Sơn.
- GV giới thiệu bổ sung:
Đất nước ta sinh ra nhiều tài năng nghệ thuật và nghệ sĩ Đặng Thái Sơn là 1 tài năng nổi bất. Đặng Thái Sơn thuộc vào số ít tài năng âm nhạc thế giới đoạt giải nhất cuộc thi âm nhạc Sô Panh. Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn là tấm gương sáng cho tuổi trẻ Việt nam noi theo về tài năng Âm nhạc và sự lao động Nghệ thuật. Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt nam.
- GV cho HS nghe 1 đoạn trích của tác phẩm độc tấu đàn Pianô.
3. Phần kết thúc:
GV nhận xét kết thúc tiết học.
Thứ 6, ngày 8 tháng 4 năm 2011
Buổi 2:
TẬP BIỂU DIỄN.
I. MỤC TIÊU:
HS biểu diễn 2 bài hát “ Thiếu nhi thế giới liên hoan” và “Chú voi con ở Bản Đôn” dưới hình thức tốp ca.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Thành lập ban giám khảo.
- Đàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Tập biểu diễn 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan.
2. Phần hoạt động:
- HS cả lớp hát bài hát tập thể: Chú voi con ở Bản Đôn.
- GV cho HS tập vận động phụ hoạ theo nhóm. Các nhóm tập luyện với cách thể hiện hay nhất.
- Phân nhóm HS luyện tập theo hình thức tốp ca có múa phụ hoạ.
- Thành lập ban giám khảo HS (Mỗi tổ 1 em).
- HS các nhóm tập luyện sau khi đăng kí bài hát biểu diễn, chọn 1 trong 2 bài.
- HS các nhóm biểu diễn trước lớp.
- BGK làm việc và công bố điểm sau khi tất cả các nhóm thực hiện xong phần biểu diễn của mình.
- GV nhận xét và đánh giá chung về những mặt mạnh, mặt yếu của HS trong quá trình biểu diễn.
3. Phần kết thúc:
BGK công bố tiết mục xuất sắc nhất và cho nhóm có tiết mục xuất sắc biểu diễn lại cho cả lớp cùng xem. GV đệm đàn.
File đính kèm:
- Tuân 30.doc