MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca và giai điệu bài hát.
- Biết bài hát Chim sáo là bài dân ca Khơ me- Nam Bộ.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Băng, đĩa. Tranh ảnh minh hoạ.
- Đàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi mục bài lên bảng:
Học bài hát: Chim sáo.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 23: Học bài hát: Chim sáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2011
Buổi 1:
HỌC BÀI HÁT: CHIM SÁO.
Dân ca Khơ me- Nam Bộ.
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca và giai điệu bài hát.
- Biết bài hát Chim sáo là bài dân ca Khơ me- Nam Bộ.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Băng, đĩa. Tranh ảnh minh hoạ.
- Đàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi mục bài lên bảng:
Học bài hát: Chim sáo.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Học hát.
- Giới thiệu bài hát:
+ GV treo tranh minh hoạ bài hát lên bảng.
? Bức tranh có những hình ảnh gì ? HS nhận xét qua tranh.
+ GV thuyết trình:
Dồng bào Khơ me- Nam Bộ có kho tàng dân ca rất phong phú. Những bài dân ca Khơ me thường được trình bày kết hợp với tiếng trống gõ đệm và động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài hát Chim sáo có giai điệu vui tươi, lời ca giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước.
+ GV treo bản nhạc “Chim sáo” lên bảng.
- Nghe hát mẫu:
+ GV cho HS nghe bài hát qua băng.
+ GV đàn giai điệu bài hát 1 lần.
- Đọc lời ca và giải thích từ khó: “Đom boong”.
GV chỉ định 1 HS đọc lời ca.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Luyện thanh.
- Tập hát từng câu:
+ Chia bài hát thành 2 câu hát. + GV đàn giai điệu từng câu, Hướng dẫn HS cách lắng nghe và hát hoà với tiếng đàn. GV bắt nhịp, HS hát từng câu kết hợp gõ tiết tấu.
+ GV hướng dẫn HS những tiếng có dấu luyến là chỗ hát khó , GV hát mẫu cho HS cả lớp cùng thực hiện.
+ Tập hát nối các câu hát với nhau. GV hướng dẫn các em hát rõ lời, diễn cảm và sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng.
- Hát cả bài. GV đệm đàn, chọn tiết điệu Poxtrot, tốc độ 124.
b. Hoạt động 2: Luyện hát.
- HS luyện hát nhiều lần.
- Luyện hát theo nhóm, tổ. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
- Một số cá nhân trình bày bài hát. HS cả lớp nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- HS khá thể hiện bài hát “Chim sáo” trước lớp. GV đệm đàn.
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn.
Buổi 2:
TẬP BIỂU DIỄN.
I. MỤC TIÊU:
HS tập biểu diễn 1 bài hát tự chọn dưới hình thức tốp ca.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Thành lập ban giám khảo.
- Đàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
tập biểu diễn bài hát tự chọn.
2. Phần hoạt động:
? Từ đầu năm tới nay chúng ta đã được học bao nhiêu bài hát tự chọn ?
HS trả lời, GV ghi lên bảng tên các bài hát:
+ Vầng trăng cổ tích.
+ Giấc mơ của bé.
+ Nhạc rừng.
- GV đàn và bắt nhịp cho HS hát tập thể bài “Nhạc rừng”.
- Phân nhóm HS luyện tập theo hình thức tốp ca có múa phụ hoạ.
- Thành lập ban giám khảo HS (Mỗi tổ 1 em).
- HS các nhóm tập luyện sau khi đăng kí bài hát biểu diễn.
- HS các nhóm biểu diễn trước lớp.
- BGK làm việc và công bố điểm sau khi tất cả các nhóm thực hiện xong phần biểu diễn của mình.
- GV nhận xét và đánh giá chung về những mặt mạnh, mặt yếu của HS trong quá trình biểu diễn.
3. Phần kết thúc:
BGK công bố tiết mục xuất sắc nhất và cho nhóm có tiết mục xuất sắc biểu diễn lại cho cả lớp cùng xem. GV đệm đàn.
File đính kèm:
- tuân 23.doc