MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Bàn tay mẹ.
- Trình bày bài hát “Bàn tay mẹ” theo cách hát lĩnh xướng, hoà giọng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với 2 âm sắc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Đàn.
- Băng nhạc, máy nghe.
- Tranh ảnh minh hoạ bài hát “Bàn tay mẹ”.
- Tập đệm giai điệu , hát chuẩn xác bài hát Bàn tay mẹ.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 21: Học bài hát: Bàn tay mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2011
HỌC BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ.
Nhạc: Bùi Đình Thảo.
Lời: Tạ Hữu Yên.
I. MỤC TIÊU:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Bàn tay mẹ.
- Trình bày bài hát “Bàn tay mẹ” theo cách hát lĩnh xướng, hoà giọng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với 2 âm sắc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Đàn.
- Băng nhạc, máy nghe.
- Tranh ảnh minh hoạ bài hát “Bàn tay mẹ”.
- Tập đệm giai điệu , hát chuẩn xác bài hát Bàn tay mẹ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi mục bài lên bảng:
Học bài hát: Bàn tay mẹ.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Học hát.
- Giới thiệu bài hát:
+ GV treo tranh minh hoạ bài hát lên bảng.
? Bức tranh có những hình ảnh gì ? HS nhận xét qua tranh.
+ GV thuyết trình:
Bài hát Bàn tay mẹ ra đời cách đây đã lâu và được rất nhiều thiếu nhi Việt Nam yêu thích. Bài hát ca ngợi công ơn chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. Mẹ đã trải qua bao gian nan vất vả nuôi nấng các con nên người. Từ bài thơ của Tạ Hữu Yên, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã thành công trong việc phổ thơ, để có bài hát rất hay viết về mẹ. Bài hát “Bàn tay mẹ” được bình chọn là 1 trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.
+ GV treo bản nhạc “Bàn tay mẹ” lên bảng.
- Nghe hát mẫu:
+ GV cho HS nghe bài hát qua băng.
+ GV đàn giai điệu bài hát 1 lần.
- Đọc lời ca và giải thích từ khó: GV chỉ định 1 HS đọc lời ca.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Luyện thanh.
- Tập hát từng câu:
+ Dịch giọng (-4), GV chia bài hát thành 5 câu hát và đánh dấu những chỗ lấy hơi.
+ GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu từng câu, hướng dãn HS cách lắng nghe và hát hoà với tiếng đàn. GV bắt nhịp (2-1), HS vừa tập hát từng câu vừa gõ tiết tấu lời ca.
+ GV hướng dẫn HS những tiếng có dấu luyến là chỗ hát khó , GV hát mẫu cho HS cả lớp cùng thực hiện.
+ Tập hát nối các câu hát với nhau. GV hướng dẫn các em hát rõ lời, diễn cảm và sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng.
- Hát cả bài. GV đệm đàn, chọn tiết điệu Bebop, tốc độ 84.
b. Hoạt động 2: Luyện hát.
- HS luyện hát nhiều lần.
- Luyện hát theo nhóm, tổ. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
- Một số cá nhân trình bày bài hát. HS cả lớp nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- HS khá thể hiện bài hát “Bàn tay mẹ” trước lớp. GV đệm đàn.
- GV củng cố bài: Đây là 1 trong số những bài hát hay về tình cảm mẹ con, các em cần hát thuộc lời, để dễ dàng thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát.
? Ai còn nhớ ngày sinh của mẹ mình không ? Vào ngày sinh nhật mẹ chúng ta hãy hát tặng mẹ bài hát “Bàn tay mẹ” mà chúng ta vừa học.
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn.
Buổi 2:
LÀM QUEN VỚI ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ.
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập bài TĐN số 4 trên đàn, đàn và đệm theo tiết tấu.
- Thực hành bài TĐN số 5 “Hoa bé ngoan”.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn GV và đàn HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nọi dung tiết học
- Ôn bài TĐN số 4 trên đàn.
- Tập đàn bài TĐN số 5 “ Hoa bé ngoan”.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Ôn bài TĐN số 4.
- HS cả lớp luyện ngón trên đàn.
- GV cho HS ôn lại bài TĐN số 4 trên đàn, GV theo dõi, sửa sai.
- GV hướng dẫn các em chọn tiết tấu đệm.
- HS cả lớp đàn đệm có tiết tấu bài TĐN số 4.
- GV kiểm tra một số cá nhân HS.
b. Hoạt động 2: Tập đàn bài TĐN số 5 “Hoa bé ngoan”.
- GV đàn bài TĐN số 5.
- HS cả lớp đọc bài TĐN.
- GV hướng dẫn HS thực hành trên đàn bài TĐN số 5. Lưu ý HS các số ngón khi thực hiện bài TĐN số 5.
` - GV theo dõi và hướng dẫn trực trên đàn cho HS các nhóm.
- HS khá thực hiện bài TĐN số 5 trên đàn. GV cho HS cả lớp nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- GV cho đại diện 1 số nhóm đàn bài TĐN số 5.
- GV nhận xét kết thúc tiết học.
File đính kèm:
- Tuân 21.doc