- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca Bài Cò lả (dân ca Bắc Bộ).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
- Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ và lời ca bài TĐN số 4: Con chim ri
- Giáo dục: Học sinh yêu quý dân ca và biết trân trọng người lao động. Yêu thích âm nhạc.
14 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 13 - Tiết 13: Ôn tập bài cò lả và tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh luyện tập các động tác theo hiệu lệnh: 1 – 2 – 3.
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Ngày mùa vui (Dân ca Thái & Lời: Hoàng Lân).
Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm 2010
MĨ THUẬT 2
Tiết 13: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu được đề tài “Vườn hoa hoặc Công viên”.
Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài: “Vườn hoa hoặc Công viên”(Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp).
Học sinh vẽ được tranh đề tài “Vườn hoa hoặc Công viên” theo ý thích.
Giáo dục: Học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- Giáo viên sử dụng tranh, ảnh giới thiệu và gợi ý học sinh:
* Vẽ vườn hoa hoặc cẽ công viên là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa, có màu sắc rực rỡ.
* Ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.
- HS kể tên một vài công viên, vườn hoa, cây cảnh mà các em được biết.
- Giáo viên gợi ý thêm một số hình ảnh khác như: đu quay, cầu trượt, tượng, đài, thú quý hiếm
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh vườn hoa hoặc công viên
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhớ lại một góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình dể vẽ tranh.
- Tranh vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác cho tranh them sinh động.
- Học sinh những hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ.
- Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ hình vừa với phần giấy trong ở Tập vẽ.
- Vẽ hình ảnh chính trước và tìm những hình ảnh phụ cho phù hợp nội dung.
- Giáo viên gợi ý học sinh sử dụng màu phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên chọn một số bài vẽ và gợi ý học sinh nhận xét, đánh giá về:
* Cách sắp xếp hình vẽ trong tranh (người, nhà, cây).
* Cách vẽ màu ( có độ đậm, nhạt, màu tươi sáng, sinh động)
- Giáo viên khen thưởng và khích lệ những học sinh có bài vẽ đẹp, động viên, khuyến khích các em vẽ chưa đạt yêu cầu vẽ vẽ tốt hơn ở những tiết học sau.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ trang trí “Vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu”.
Thứ năm, ngày 18 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 2
Tiết 13: HỌC HÁT BÀI CHIẾN SĨ TÍ HON
( Nhạc: Đinh Nhu và Lời: Việt Anh )
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách).
Giáo dục: Niềm tự hào dân tộc qua hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam anh hùng.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. Có một bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng. Đó là Bài Chiến sĩ tí hon. (Theo Bài Cùng nhau đi Hồng binh. Nhạc: Đinh Nhu và Lời: Việt Anh).
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy bài hát Chiến sĩ tí hon
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Đọc lời ca theo tiết tấu.
@ e \ q e e \ q E e \
Kèn vang đây đoàn quân. Đều
Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp . Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng thứ hai “ Kèn vang đây đoàn quân ”Cấu trúc bài hát là một đoạn đơn với bảy câu hát đầu có chung một âm hình tiết tấu @ e\qee\qEe\.
Bài hát được viết ở giọng Fa trưởng. Trong bài không có dấu luyến chỉ có dấu ngắt ở cuối mỗi câu hát ngắn. Tiếng cuối bài “nào” ngân và nghỉ 2 phách. Khi hát học sinh cần phải phát âm gọn, rõ lời, tròn tiếng để thể hiện được tính chất vui tươi, hùng mạnh của giai điệu.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách:
@ e \ Ú é e \ Ú E e \
Kèn vang đây đoàn quân. Đều
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 2.
Học sinh hát biểu diễn trước lớp (theo nhóm, cá nhân).
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
ÂM NHẠC 5
Tiết 13: ÔN TẬP BÀI HÁT ƯỚC MƠ
& Tập đọc nhạc TĐN SỐ 4
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo phịp). và biết hát kết hợp vận động phụ họa.
Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La, Đô và thể hiện được hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn. Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 4: Nhớ ơn Bác.
Giáo dục: Học sinh ước mơ điều tốt đẹp đến với mọi người. Yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Ước mơ
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
Giáo viên tóm tắt nội dung, đặc điểm, cấu trúc của bài hát (Tiết 12).
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 5).
Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
c Ú Ú Ú Ú ‘Ú Ú xÚ ‘Ú Ú Ú Ú ‘ (Tiết tấu)
c Ú q Ú q ‘Ú n Ü ‘Ú q Ú q ‘ (Phách)
c Ú q q q ‘Ú n h ‘Ú q n q ‘ (Nhịp)
Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. Đàn bướm xinh dạo. . . .
Hướng dẫn luyện tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
Tập biểu diễn bài hát:
* Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
* Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
* Tập biểu diễn bài hát trước lớp với hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Tập đọc nhạc TĐN số 4
- Giáo viên cho học sinh quan sát Bài TĐN số 4 “Nhớ ơn Bác” và trả lời câu hỏi gợi ý:
* Trong Bài Tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
* Em hãy cho biết tiết tấu bài TĐN số 4 gồm có những hình nốt nào?
* Em hãy cho biết tên gọi các nốt nhạc có trong bài TĐN số 4.
- Học sinh luyện tập cao độ:
&======r======s======t======v======w=====y®
Đô Rê Mi Son La Đô
- Học sinh luyện tập tiết tấu:
@ q È È | q q | È È È È | h ]
Đen – Đơn – Đơn – Đen
- Tập đọc nhạc : TĐN số 4 Nhớ ơn Bác (SGK – 24)
* Đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1.
* Đọc tiếp câu 2.
* Khi HS đọc chính xác cao độ, giáo viên mới cho ghép với trường độ.
* Đọc xong hai câu, giáo viên cho học sinh ghép lời ca.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 25/SGK.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát “Những bông hoa những bài ca”, “Ước mơ” và Nghe nhạc Thiếu nhi chọn lọc.
Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
MĨ THUẬT 4
Tiết 13: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm.
Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm (Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ).
Giáo dục: Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh trong SGK và gợi ý:
* Các em thấy đường diềm thường được trang trí ở các đồ vật nào?
* Ngoài những đồ vật các em biết còn có những đồ vật nào khác được trang trí bằng đường diềm?
* Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm?
* Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào?
* Các em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm?
- Giáo viên tóm tắt:
* Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, váy, chén, dĩa, quạt, ấm, chén,
* Đường diềm được trang trí để cho các đồ vật thêm xinh đẹp hơn.
* Họa tiết để trang trí đường diềm rất phong phú thường là hoa, lá, chim, thú, hình tròn, hình vuông ,
* Có rất nhiều cách sắp xếp họa tiết trong trang trí đường diềm như sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, xoay chiều,
* Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
* Màu sắc hài hòa sẽ làm cho đường diềm càng thêm đẹp.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách trang trí đường diềm
- Giáo viên giới thiệu một số hình vẽ, gợi ý cách vẽ:
* Tìm chiều dài, rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẽ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau vá vẽ các đường trục.
* Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau cho cân đối, hài hòa.
* Tìm và vẽ họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ
* Vẽ màu tùy thích có độ đậm nhạt (không nên sử dụng quá nhiều màu, chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 màu là vừa).
- Giáo viên vẽ lên bảng một hai cách sắp xếp họa tiết cho học sinh tham khảo.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Học sinh vẽ theo cá nhân hoặc có thể cho một số em vẽ theo nhóm trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng.
- Học sinh tiến hàng bài tập như đã hướng dẫn.
- Giáo viên giới thiệu một số họa tiết đơn giảm, phù hợp khả năng học sinh tham khảo và lựa chọn để vẽ.
- Giáo viên theo dõi, quan sát và hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập, lưu ý giúp đỡ các em còn lúng túng (giáo viên nên có một số họa tiết cắt sẵn cho các em tham khảo).
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài vẽ đã hoàn thành treo lên bảng gợi ý học sinh nhận xét và sếp loại theo các tiêu chí:
* Sắp xếp bố cục phù hợp khổ giấy.
* Họa tiết cân đối, hài hòa.
* Màu sắc tươi vui.
* Học sinh xếp loại bài vẽ theo ý thích và cho biết bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp, tại sao?
- Giáo viên động viên, khen thưởng học sinh hoàn thành bài vẽ tại lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh học sinh chuẩn bị Bài Vẽ theo mẫu “Mẫu có hai đồ vật”.
File đính kèm:
- Giao an Am nhac tuan 13.doc