MỤC TIÊU:
- HS cảm nhận được tính chất vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả - Dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thân lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ luyến trong bài hát.
- Giáo dục HS yêu quí dân ca và trân trọng người lao động.
II. CHUẨN BỊ:
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 12: Học bài hát: Cò lả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ 5, ngày 18 tháng11 năm 2010
Buổi 1:
HỌC BÀI HÁT: CÒ LẢ.
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
I.MỤC TIÊU:
- HS cảm nhận được tính chất vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả - Dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thân lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ luyến trong bài hát.
- Giáo dục HS yêu quí dân ca và trân trọng người lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
- Tranh ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ, bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh:
- SGK âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học:
Học bài hát Cò lả.
2. Phần hoạt động:
- Giới thiệu bài hát:
GV treo bài hát và tranh minh hoạ lên bảng, giới thiệu qua tranh.
- Hát mẫu: HS nghe bài hát qua băng. GV đàn giai điệu 1 lần.
- GV chỉ định 2 HS đọc lời ca. GV giải thích từ khó " phủ" trong từ "cửa phủ" là đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương với quận huyện ngày nay.
- Luyện thanh: GV đàn cho HS luyện thanh 1-2 phút.
- GV tập hát từng câu, kết hợp đàn giai điệu. Dịch giọng (-2). GV lưu ý HS các tiếng luyến trong bài, GV hát mẫu các tiếng luyến cho HS nghe và nhẩm theo. GV hướng dẫn các em những chỗ lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm và sửa cho các em những chỗ chưa đúng.
- Luyện hát: GV cho HS hát luyện thi đua theo nhóm, tổ, dãy bàn.
- GV đệm đàn, HS hát toàn bài.
- GV cho HS nêu cảm nhận về giai điệu của bài Cò lả.
- GV kết luận các ý kiến của HS, qua đó giáo dục HS yêu dân ca và trân trọng người lao động.
3. Phần kết thúc:
GV đệm đàn, HS cả lớp hát bài Cò lả và gõ đệm theo phách.
GV nhận xét kết thúc tiết học.
Buổi 2:
TẬP ĐỌC NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, chính xác cao độ và tiết tấu bài tập đọc nhạc số 3.
- Đọc, hát và gõ đệm theo phách, nhịp.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ bài TĐN số 3.
- Đàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học: Ôn bài TĐN số 3.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Ôn tập đọc nhạc.
- GV đàn giai điệu bài TĐN số 3 1 lần.
- HS cả lớp cùng đọc bài. GV lắng nghe để chỉnh cao độ , tiết tấu cho HS (nếu sai).
- Phân nhóm HS luyện đọc.
- Cá nhân đọc bài (2-5 em).
b. Hoạt động 2: Đọc nhạc, hát lời ca và gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát lời ca chính xác, GV đàn giai điệu bài TĐN- HS nhẩm thầm lời ca.
- Nhóm hát, nhóm đọc nhạc.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Phân lớp thành 2 nhóm: Nhóm hát, nhóm gõ đệm.
- HS thực hiện với 2 cách gõ đệm: Nhịp và phách.
- Chỉ định 2 HS: 1 em đọc nhạc, 1 em hát lời ca và ngược lại.
3. Phần kết thúc:
HS cả lớp đọc nhạc, hát lời ca - GV đệm đàn.
GV nhận xét kết thúc tiết học.
File đính kèm:
- -TUN12~1.doc