Mục tiêu:
- HS ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Ghi nhớ một số kí hiệu ghi chép nhạc đã học ở lớp 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ , nhạc cụ gõ.
- Bảng phụ kí hiệu ghi nhạc.
III.Các hoạt động dạy học :
23 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tiết 1: Ôn 3 bài hát đã học ở lớp 3 - ôn kí hiệu ghi chép nhạc ở lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Gv hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc, kết hợp vỗ đệm 2 âm sắc.
- Gv hướng dẫn
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết?
- Giáo viên nhận xét:
IV. Cũng cố dặn dò:
- Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
- Gv đệm đàn.
- Gv nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở hs về nhà ôn bài.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS nghe hát mẫu.
- HS thực hiện.
- Hs khởi động giọng.
- HS đồng thanh hát.
- Hát đồng thanh, hát đối đáp.
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.
Khi trông phương đông vừa...
x x x
- HS trả lời:
+ Bài:Khăn quàng thắm mãi vai em.
+ Nhạc sĩ: Ngô Ngọc Báu.
- Hs trả lời.
- Hs hát lại bài Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Hs ghi nhớ.
Thứ 6 ngày 16 tháng 11năm 2012
TIẾT 11
ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
I.Mục tiêu.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát,
- Học sinh biết vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, phách và biết biểu diễn bài hát.
- Biết đọc đúng cao độ và trường độ, ghép lời ca bài TĐN số 3: Cùng bước đều
II.Chuẩn bị của giáo viên.
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe,
- Bảng phụ có bài TĐN số 3: Cùng bước đều.
III. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 Hs bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
- Gv giới thiệu nội dung tiết học: Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em -
Tập đọc nhạc: TĐN số 3.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.
Gv đánh giai điệu bài hát và nêu câu hỏi:
- Hãy cho biết các em vừa nghe giai điệu của bài hát nào?
- Bài hát do ai sáng tác và mang tính chất gì?
Cho cả lớp ôn lại bài hát nhiều lần cùng với nhạc đệm
Hướng dẫn cho Hs hát kết hợp 3 cách gõ đệm đã học
Chia nhóm cho Hs hát thi đua
Kiểm tra theo nhóm
Gv đánh giá nhận xét cho Hs.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 3: Cùng bước đều
Gv treo bảng phụ có bài TĐN số 3: Cùng bước đều
Cho Hs đọc tên nốt nhạc và nêu sự giống và khác nhau trong 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau của bài nhạc.
Cho Hs luyện tập cao độ: Đ R M F S
Cho Hs luyện tập tiết tấu ( sgk)
Hướng dẫn Hs đọc bài theo các bước sau:
B1: Đọc chậm, rõ ràng từng bước ở câu 1
B2: : Đọc chậm, rõ ràng từng bước ở câu 2
B3: Đọc chính xác cao độ và ghép với trường độ.
B4: Ghép lời ca
Gv kiểm tra một vài nhóm.
H lắng nghe
- Bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
- Sáng tác: Ngô Ngọc Báu
TC: Vui tươi, trong sáng
Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều, hoà giọng, rõ lời, có sắc thái tình cảm.
Gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách.
Hs thực hiện theo hướng dẫn
Hs đọc tên nốt nhạc và nêu sự giống và khác nhau trong 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau của bài nhạc.
Hs luyện tập cao độ: Đ R M F S
Hs luyện tập tiết tấu ( sgk)
Hs thực hiện theo hướng dẫn
Cả lớp cùng đọc
Đọc chính xác cao độ và ghép với trường độ, tay gõ đệm theo tiết tấu
Chia lớp làm hai nhóm
N1: đọc nhạc
N2: ghép lời ca.
Cả lớp ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo nhịp
IV. Cũng cố dặn dò:
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Hát thuộc lời bài hát
Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
TIẾT 12:
HỌC BÀI HÁT: CÒ LẢ.
NGHE NHẠC
I.Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát,
- HS biết vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, phách và biết thể hiện đúng những chổ có luyến ở trong bài
- Nghe nhạc bài Trống cơm
- Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng những người lao động
II.Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe,
- Nhạc cụ gõ
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 2 HS bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
GV giới thiệu nội dung tiết học: Học bài hát Cò lả và nghe nhạc bài Trống cơm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Dạy hát
Cò lả là một điệu dân ca phổ biến ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nhân dân đã dựa trên những câu thơ lục bát để sáng tác nên bài hát này. Tính chất vui tươi, trong sáng thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân lao động.
- GV cho HS nghe bài hát mẫu( Băng nhạc – GV hát)
- Chia bài hát thành nhiều câu nhỏ và giới hạn từng câu cho HS.
- Nhắc HS lấy hơi nhanh sau mỗi câu hát
- Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV dạy từng câu hát, chú ý nhắc HS hát đúng các tiếng có luyến như: lả, bay,cửa, ra, cánh, tính, tang
- Chia lớp làm nhiều nhóm cho HS thi đua và tạo điều kiện để các em thuộc bài tại lớp.
- Hướng dẫn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
- GV cho HS nghe nhạc bài Trống cơm ( Băng nhạc)
- GV giới thiệu thêm: Trống cơm là tên một loại nhạc cụ gõ, trước khi đánh trống nhạc công thường miết một dúm com vào giữa mặt trống để định âm vì vậy nó có tên là trống cơm.
- Cho HS nghe lại bài hát lần 2
- HS nghe bài hát mẫu
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều, hoà giọng, rõ lời, hát vui tươi, trong sáng thể hiện được tính lạc quan, yêu đời.
- HS hát đúng các tiếng có luyến như: lả, bay,cửa, ra, cánh, tính, tang
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- Hs lắng nghe.
- HS Nêu cảm nhận về bài nhạc.
- Hs lắng nghe.
IV. Cũng cố dặn dò:
- Hát kết hợp gõ phách bài hát vừa học
- Hát thuộc lời bài Cò lả
Thứ sáu, ngày 30 tháng11 năm 2012
TIẾT 13:
ÔN TẬP BÀI HÁT CÒ LẢ
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
I.Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Cò lả, thể hiện tính chất mềm mại của bài dân ca.
- Đọc đúng cao độ, tiết tấu bài TĐN số 4 Con chim ri và ghép lời.
- Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng những người lao động
II.Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe,
- Nhạc cụ gõ
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ:
- Gv gọi 2 HS hát bài Cò lả.
- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cò lả
- GV đánh giai điệu bài hát và nêu câu hỏi:
- Hãy cho biết các em vừa nghe giai điệu của bài hát nào?
- Bài hát do ai sáng tác và mang tính chất gì?
- Cho cả lớp ôn lại bài hát nhiều lần cùng với nhạc đệm
- Hướng dẫn cho HS hát theo hình thức Xướng và Xô
Xướng: thường do một người có giọng hát hay trình bày
Xô: Là tất cả mọi người cùng tham gia
Chia nhóm cho HS thi đua
Kiểm tra theo nhóm, GV đánh giá nhận xét cho HS.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 4: Con chim ri
- GV treo bảng phụ có bài TĐN số: Con chim ri
- Cho HS đọc tên nốt nhạc
- Cho HS luyện tập cao độ: Đ R M F S
- Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu ( sgk)
- Hướng dẫn HS đọc bài theo các bước sau:
B1: Đọc chậm, rõ ràng từng bước ở câu 1
B2: : Đọc chậm, rõ ràng từng bước ở câu 2
B3: Đọc chính xác cao độ và ghép với trường độ.
B4: Ghép lời ca
GV kiểm tra một vài nhóm.
- HS lắng nghe
- Bài hát Cò lả
- Dân ca Bắc bộ
Tính chất: Tình cảm, mượt mà, trong sáng
- Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều, hoà giọng, rõ lời, có sắc thái tình cảm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS đọc tên nốt nhạc.
- Cho HS luyện tập cao độ: Đ R M F
- HS luyện tập tiết tấu ( sgk)
- HS thực hiện theo hướng dẫn
Cả lớp cùng đọc
Đọc chính xác cao độ và ghép với trường độ, tay gõ đệm theo tiết tấu
- Chia lớp làm hai nhóm
N1: đọc nhạc
N2: ghép lời ca.
- Cả lớp ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo nhịp
IV. Cũng cố dặn dò:
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát Cò lả.
- Hát thuộc lời bài hát.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2012
TIẾT 14:
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM, CÒ LẢ
NGHE NHẠC
I.Mục tiêu:
- HS hát đúng cao độ, trường độ 3 bài hát. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm
- HS hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn.
- Biết đọc bài TĐN số 4
II.Chuẩn bị của giáo viên:
- Hát diễn cảm 3 bài hát.
- Nhạc cụ quen dùng, băng hạc có bài hát Ru em dân ca Xê đăng
III.Tiến trình dạy học:
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài củ:
- Gv gọi 2 HS hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
GV giới thiệu nội dung tiết học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn bài hát
Bài: Trên ngựa ta phi nhanh
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát cùng với nhạc đệm.
- Hướng dẫn HS hát thể hiện được tính chất của bài.
- GV chú ý nhắc HS thể hiện đúng những tiếng luyến như: đường, gập, ghềnh, bạc, vàng,lắc, phi, chốn
- GV hướng dẫn cho HS hát kết hợp với 3 cách gõ đệm đã học.
Bài: Cò lả
- Cho HS hát theo hình thức hát Xướng
và Xô
- Chia lớp làm nhiều nhóm cho HS thi đua
Bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
- GV đánh giai điệu bài hát và nêu câu hỏi:
- Hãy cho biết các em vừa nghe giai điệu của bài hát nào?
- Bài hát do ai sáng tác và mang tính chất gì?
- Cho cả lớp ôn lại bài hát nhiều lần cùng với nhạc đệm
- Chia nhóm cho HS thi đua
- Kiểm tra theo nhóm, GV đánh giá nhận xét cho HS.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
- GV cho HS nghe bài hát Ru em dân ca Xơ- đăng qua đĩa nhạc
- Khuyến khích HS thể hiện lại bài hát
- HS hát đúng cao độ tiết tấu, hát đồng đều hoà giọng, có sắc thái diễn cảm.
- Thể hiện được tính chất vui tươi, nhộn nhịp, trong sáng của bài
- HS thể hiện đúng những tiếng luyến như: đường, gập, ghềnh, bạc, vàng,lắc, phi, chốn
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
- HS tham gia biểu diễn theo các hình thức Xướng và Xô, đơn ca, song ca. tốp ca
- Hs thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe
- Bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
Sáng tác: Ngô Ngọc Báu
Tính chất: Vui tươi, trong sáng
- Hát đúng cao độ, tiết tấu, hát đồng đều, hoà giọng, rõ lời, có sắc thái tình cảm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS lắng nghe và nêu cảm nhận về bài hát
IV. Cũng cố dặn dò:
- HS hát bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- Hát diễn cảm ba bài hát.
File đính kèm:
- vinh nhac lop 4.doc