Giáo án Lớp 4 - Lương Thị Thúy Diễm - Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình

Tập đọc: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu :Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II/ Kĩ năng sống GD trong bài: Lắng nghe tích cực,giao tiếp,thương lượng

III/ Đồ dung dạy học: tranh minh họa bài học

 

doc18 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Lương Thị Thúy Diễm - Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm M và vuông góc với CD. - Lớp vẽ vào vở BT - 1 em lên bảng, cả lớp vẽ vào vở - Vẽ đường thẳng qua B và vuông góc với AB. Đường này // với AD. - HS dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông. - HS khá giỏi làm bài - HS nêu các cặp cạnh // là : AB//CD ; AD//BC. Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:18/10/2012 Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm Tập làm văn : ÔN LUYỆN : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN TUẦN 8 I. Mục tiêu : - Ôn lại cách kể câu chuyện có các sự việc sắp xếp theo trình tự thời gian,cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. II. Đồ dùng dạy học: III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kể lại câu chuyện em đã học(qua các bài tập đọc ,kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. -Yêu cầu HS đọc đề -Yêu cầu HS suy nghĩ ,nhớ lại và làm vào vở. -Gọi HS đọc bài làm của mình 2/ Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian -HS đọc yêu cầu đề bài -Gọi HS giỏi làm mẫu chuyển lời thoại của Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. -Từng cặp tập kể lại câu chuyện 3/ Bài tập 2 -Yêu cầu HS đọc bài tập 2 -GV hướng dẫn kể theo cách Tin-tin và Mi-tin đến thăm 2 địa điểm khác nhau. -Từng cặp suy nghĩ và kể lại theo trình tự không gian -Gọi vài HS thi kể -GV và cả lớp nhận xét 4/Củng cố,dặn dò -Bài sau:LT trao đổi ý kiến với người thân -HS đọc -HS thực hiện -HS thực hiện -Từng cặp kể -HS đọc -Từng cặp kể Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:19/10/2012 Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm Luyện từ và câu : ĐỘNG TỪ I/. Mục tiêu : - Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). - Nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn BT1 III/Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 /Bài cũ: Bài 5b,d/88 2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề a/ HĐ1: Phần nhận xét - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi để tìm các từ theo yêu cầu *GV: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì? b/ HĐ2: Luyện tập *Bài tập1/94: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. *Bài tập2/94 : - Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và nội dung - Gọi 1 HS lên bảng làm. *Bài tập 3/94: Trò chơi Xem kịch câm - GV yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu đề. - GV treo tranh minh họa, giải thích yêu cầu trò chơi bằng cách mời 2 học sinh chơi mẫu. 3/ Củng cố, dặn dò : - Thế nào là động từ ? Cho ví dụ ? - Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập -1 HS lên bảng thực hiện theo y/c . - HS trả lời miệng y/c bài tập 2 + Từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi : nhìn, nghĩ, thấy. + Chỉ trạng thái của dòng thác: đổ ; của lá cờ : bay - HS trả lời : Phần ghi nhớ SGK - Vài HS đọc lại ghi nhớ - HS nêu VD về ĐT chỉ hoạt động, trạng thái - Học sinh đọc yêu cầu . - HS tham gia trò chơi gồm 2 đội (nam/nữ mỗi đội 3 em) tìm từ chỉ hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà Lớp nhận xét - 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm - Lớp làm vào vở bài tập * ĐT trong đoạn văn là : a/đến-yết kiến-cho-nhận-xin-làm-dùi-có thể- lặn b/ mỉm cười-ưng thuận-thử-bẻ-biến thành-ngắt- thành-tưởng-có - 1 em đọc thành tiếng - 1 em thể hiện động tác-1 em gọi tên hoạt động - Lần lượt cả lớp đều được chơi. -HS trả lời và nêu. Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:17/10/2012 Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm Luyện Tiếng Việt : LUYỆN CHÍNH TẢ TUẦN 8 I.Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng viết đúng bài chính tả “Đôi giầy ba ta màu xanh” - Rèn cho các em có thói quen viết đúng, chính xác, đẹp. II.Hoạt động 1 /Yêu cầu viết đoạn văn:Từ Sau này đến nhảy tưng tưng - GV đọc mẫu GV đọc các từ khó ,HS viết vào bảng con -GV đọc cho HS ghi -GV đọc cho HS dò lại -GV chấm bài 2/ Làm bài tập 2a/77 -HS đọc đề thảo luận nhóm trả lời -GV nhận xét sửa bài 3/Bài tập 3b/78 Tìm các từ có tiếng chúa vần iên hoặc iêng có nghĩa như sau: a)Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác b)Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần. c)Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại. Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:16/10/2012 Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/ Mục tiêu : - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II/Kĩ năng sống được GD trong bài:Thể hiện sự tự tin,lắng nghe,tích cực ,đặt mục tiêu ,kiên định. III/ Đồ dùng dạy học : IV/ Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1/ Bài cũ : Gọi 1 HS kể 1 câu chuyện em đã được nghe, được đọc về ước mơ đẹp. 2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề a.HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài. - GV viết lên bảng đề bài , gạch dưới những từ ngữ quan trọng -Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì ? - Nhân vật chính trong truyện là ai ? - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ,những cố gắng để đạt được,những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.) -Gọi 1 HS đọc gợi ý3 b.HĐ2: HS thực hành kể chuyện. - Chú ý về nội dung(phù hợp không),cách kể(mạch lạc,rõ ràng không),cách dùng từ đặt câu,giọng kể. - GV nhận xét 3/ Dặn dò : - Nhắc HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất - Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện Bàn chân kì diệu - 1 HS lên bảng kể và nêu ý nghĩa của truyện - 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1. - Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân - Đề bài y/c đây là ước mơ phải có thật. - Em hoặc bạn bè, người thân. - Lớp đọc thầm - 1 HS đọc lại 3 hướng xây dựng cốt truyện - HS nối tiếp nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. - HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình - HS nối tiếp nhau phát biểu VD: Một ước mơ nho nhỏ - HS kể chuyện theo cặp - HS thi kể chuyện trước lớp . Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn - Lớp nhận xét – bình chọn bạn kể hay nhất. Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:20/10/2012 Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm Toán : THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT,HÌNH VUÔNG I/ Mục tiêu : - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ và ê ke). II/ Đồ dùng dạy học : Thước kẻ,êke III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ : Gọi 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng CD đi qua E và // với AB 2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề a/ HĐ1: Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật, hình vuông theo độ dài các cạnh - GV hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm và chiều rộng 2 dm theo các bước như SGK. Vẽ hình vuông có độ dài cạnh 3cm b/HĐ2 : Thực hành *Bài 1a/54 : Yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu các em tự vẽ hcn có chiều dài 5cm, rộng 3 cm (y/cầu ghi số đo vào cạnh) *Bài 1a/ 55 - GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm. -GV gọi HS lên bảng vẽ -GV cho HS thực hành luyện vẽ hình chữ nhật,hình vuông -GV quan sát chỉnh sửa cách vẽ. 3/Củng cố, dặn dò : - Về nhà làm các bài tập còn lại,luyên vẽ hình chữ nhật hình vuông. -NHận xét tiết học - HS lên bảng thực hiện theo y/c - 1 em lên bảng vẽ, cả lớp vẽ nháp - HS nêu đề toán - Lớp làm vào vở bài tập - HS tự vẽ hình vuông có cạnh 4cm vào vở. - HS thực hành vẽ Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:20/10/2012 Giáo viên: Lương Thị Thúy Diễm Tập làm văn : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I/ Mục tiêu : - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập dàn ‎ ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thích hợp. II/ Kĩ năng sống GD trong bài:Thể hện sự tự tin,tích cực,đặt mục tiêu ,kiên định. III/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ IV/ Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1/ Bài cũ: Gọi HS kể câu chuyện mà em đã đọc theo trình tự thời gian 2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề a/ HĐ1: Tìm hiểu đề bài –GV gạch dưới những từ quan trọng. - Nội dung trao đổi là gì ? - Đối tượng trao đổi là ai ? - Mục đích trao đổi để làm gì ? - Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ? b/ HĐ2: thực hành 3/ Củng cố dặn dò: - Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì ? - Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở bài tập và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - 2 HS lên bảng kể chuyện - 1 HS đọc đề bài. - Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu(hoạ, nhạc,...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh(chị) để anh(chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK - Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. - Anh hoặc chị của em. - Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em , giải đáp những khó khăn , thắc mắc anh (chị) đặt ra. - Em và bạn cùng trao đổi . Bạn đóng vai anh hoặc chị của em *HS đọc thầm gợi ý 2 . Hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra. - HS thực hành trao đổi theo cặp - Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp - Lớp nhận xét Trường tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy:20/10/2012 Giáo viên:Lương Thị Thúy Diễm SINH HOẠT LỚP I/ Mục tiêu: -Nhận xét tình hình lớp vừa qua -Nêu kế hoạch tuần tới. II/ Các hoạt động: 1.Nhận xét các hoạt động trong tuần qua : - Duy trì sĩ số, các nề nếp tốt. - Ôn tập tốt; vệ sinh lớp, khu vực sạch sẽ. - Lớp chăm sóc cây xanh tốt. - Mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ, trực nhật tốt - Một số HS học tập tốt như em : Lê Ánh,Thanh Mai,Tín,.. - Một số em còn yếu toán:Trà My,Thị Lẹ,Hồng Nghĩa.. 2/Công tác tuần 10 : - Thi giữa HKI -Tập các bài hát về mẹ và cô giáo - Phát động HS giành nhiều điểm 9-10 - Làm sạch đẹp lớp, môi trường - Thực hiện và củng cố nề nếp thưa gởi - Kiểm tra vệ sinh cá nhân - Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp. - Tập trung ôn tập chuẩn bị thi GKI - Phụ đạo HS yếu, rèn chữ viết cho HS. - Thu tiếp các khoản tiền đầu năm.

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc
Giáo án liên quan