Giáo án Lớp 4 - Giáo dục kĩ năng sống (tiếp)

. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: tìm quần áo để quên, sắp xếp thời gian khoa học.

 - HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống.

 - Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng quản lí thời gian hợp lí.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 *HĐ1: Giới thiệu chương trình, giới thiệu nội dung bài

 

doc20 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Giáo dục kĩ năng sống (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong các tình huống đó. - GV theo dõi giúp HS hoàn thành phần đóng vai của mình. - Gọi đại diện các nhóm lần lượt thực hành đóng vai trước lớp. - GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung, tuyên dương các nhóm đóng vai xử lí tình huống tốt. - GV rút ra kết luận : Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ tin cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết. Các em cần ứng xử phù hợp khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ và không nên nản chí nếu bị từ chối mà tiếp tục tìm đến địa chỉ khác. *HĐ 4: Củng cố, dặn dò: - Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn mang lại cho em lợi ích gì ? - Khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ em cần ứng xử như thế nào? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T1) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành - Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 1 trang 32. - Yêu cầu HS lần lượt đọc các đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm. - Hướng dẫn HS tự làm việc cá nhân vào vở: Đọc các đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm, xem các bức tranh vẽ và điền các từ mô tả cảm xúc của cô bé bán diêm vào ô trống bên dưới mỗi bức tranh . - GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở. - Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp. - GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Tranh 1: Cô bé thật buồn và chán nản. Tranh 2: Cô bé cảm thấy thật cô đơn và lạnh lẽo. Tranh 3: Cô bé sung sướng ngồi bên lò sưởi. Tranh 4: Cô bé vui mừng trước màn ăn thịnh soạn. Tranh 5: Cô bé vui sướng trước cây thông rực rỡ. Tranh 6: Niềm hạnh phúc hân hoan của hai bà cháu. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T2) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành - Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2 trang 35. - Yêu cầu 3 - 4 HS lần lượt đọc câu chuyện “Vết thương”. - Sau khi HS đọc xong, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi ở vở bài tập trang 36. - GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở. - Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp. - GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung đưa ra kết luận đúng: a) Ban đầu cậu bé có tính nết rất hay cáu giận, nổi nóng. b) Người cha đã khuyên con mỗi lần nổi nóng hãy đóng một cái đinh vào hàng rào. c) Cậu bé đã hết nổi nóng khi nghe và làm theo lời theo khuyên của người cha. d) Theo em, cảm xúc tiêu cực ( buồn chán, giận dữ,) có thể làm buồn lòng, có thể gây vết thương lòng cho những người xung quanh. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Không biết kiềm chế cảm xúc của mình có ảnh hưởng gì đến những người xung quanh ? - Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T3) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành - Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 36: Viết một lá thư cho người bạn của em, kể về một lần em có cảm xúc tích cực (VD: vui vẻ, hạnh phúc,) hoặc một lần em có cảm xúc tiêu cực (VD: buồn chán, giận dữ) và cho biết em đã làm gì từ mỗi lần đó? - Hướng dẫn cho HS tự ciiets thư vào giấy và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình - Sau khi HS đọc xong, yêu cầu HS thảo luận nhóm chọn, tuyên dương những bạn viết hay. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Không biết kiềm chế cảm xúc của mình có ảnh hưởng gì đến những người xung quanh ? - Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T4) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành Bài tập 4: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 4 trang 36: Hãy hỏi người lớn trong gia đình về những việc họ đã làm để thư giãn khi gặp điều gì khó khăn hoặc giận dữ. Em hãy ghi chép lại những thông tin đó và chia sẻ với các bạn trong nhóm. - Hướng dẫn cho HS tự viết vào giấy và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp tuyên dương những bạn biết đưa ra những cách thư giãn hay khi gặp khó khăn hay giận dữ. Bài tập 5: Thực hành kiểm soát cảm xúc của bản thân theo những lời khuyên . - GV tổ chức cho HS thực hành theo cặp đôi cùng bàn. - Đại diện các cặp thực hành trước lớp. - GV cùng cả lớp theo dõi, tuyên dương những nhóm HS thực hành tốt. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng ngày ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống MỤC TIÊU CỦA TÔI (T1) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 1 trang 38: Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước những yêu cầu cần thiết khi đặt mục tiêu. - Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng. Đánh dấu + vào trước các ý: + Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, trả lời cho câu hỏi như: Ai? Sẽ thực hiện mục tiêu cái gì? Vào thời gian nào? Bằng cách nào? + Mục tiêu phải có tính khả thi. + xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu. + Xác định được những việc cần làm để thực hiện mục tiêu. + Xác định rõ mốc thời gian hoàn thành. + Phải kiên định quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu đặt ra. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống MỤC TIÊU CỦA TÔI (T2) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập thực hành Bài tập 2: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2 trang 39: Em hãy nhớ lại một thành công của em trong cuộc sống về một lĩnh vực nào đó và cho biết: a) Em đã làm gì để có được thành công đó ? b) Em mất bao lâu để có được thành công ? c) Em đã có những thuận lợi gì ? d) Những khó khăn nào em đã gặp phải ? Em đã vượt qua những khó khăn này bằng cách nào ? e) Em đã được sự giúp đỡ của ai ? bằng cách nào ? - Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Giáo dục kĩ năng sống MỤC TIÊU CỦA TÔI (T3) I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. - HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng ra quyết định giải quyết vấn đề. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học. *HĐ2: Bài tập 3 Đặt mục tiêu - Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 39, 40: Em hãy thực hành đặt một mục tiêu cho mình ( có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn) theo các mục sau: 1) Mục tiêu của tôi là 2) Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này trong khoảng thời gian.. 3) Tôi muốn hoàn thành mục tiêu này vào ngày .tháng .năm 4) Những thuận lợi tôi đã có 5) Những khó khăn tôi có thể gặp phải .. 6) Những biện pháp tôi cần phải làm. 7) Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ tôi - Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung thêm. - Rút ra ghi nhớ ở SGK trang 40, gọi HS đọc to trước lớp. *HĐ 3: Củng cố, dặn dò: - Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ? - Để mục tiêu đặt ra có khả thi em cần phải làm gì ? - Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.

File đính kèm:

  • docGiao duc ki nang song lop 4.doc
Giáo án liên quan