Giáo án lớp 4 - Chu Thị Anh Đào – Năm học: 2013 - 2014

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

- Học sinh khá, giỏi nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo

GD KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Chu Thị Anh Đào – Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miệng các câu hỏi ( Vở BT)- Gv bổ sung. b. HS làm bài tập vào vở BT- Gv theo dõi. c. Kiểm tra - chữa bài. - Gọi lần lượt từng HS nêu kết quả từng bài. - Gv nhận xét - Bổ sung, kết luận. Câu 1 : Đánh vào ý c. Câu 2 : Đánh vào ý b. Câu 3 : Đánh vào ý a. Câu 4 : Đánh vào ý c. Câu 5 : Đánh vào ý c. Câu 6 : Đánh vào ý c Câu 7 : Đánh vào ý c Câu 8: Đánh vào ý b GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán : “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Bài tập cần làm: bài 1,3 – Khá, giỏi hoàn thành tất cả bài tập sgk. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học 1.Bài cũ: (5p) - Gọi HS chữa BT1, 2 của tiết trướ GV nhận xét, ghi điểm. 2.Luyện tập: (28p) Bài 1: Một HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi trong SGK. - Yêu cầu HS nêu các bước giải. - HS tự làm bài. (một HS làm trên bảng phụ). - GV cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét. Giải: Đoạn thứ nhất dài là: 28 : (3 + 1) x 3 = 21 (m) Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 (m) Đáp số: 21m; 7m. Bài 2: Dành cho HS khá giỏi. - GV cho HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm bài. - GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. Giải: Số phần bằng nhau là: 2 + 1 = 3 (phần) Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn) Số bạn gái là: 12 – 4 = 8 (bạn) Đáp số: 4 bạn trai; 8 bạn gái. Bài 3: GV cho HS tự làm bài vào vở rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau. Các bước giải: Xác định tỉ số; Vẽ sơ đồ; Tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm hai số. Kết quả: Số lớn: 12; Số bé: 60. Bài 4: Dành cho HS khá giỏi. Gọi HS nêu yêu cầu. - Mỗi HS tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó (Một HS làm trên bảng phụ). - HS tự làm bài, GV theo dõi chung và nhận xét. Giải: Số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Thùng thứ nhất đựng: 180 : 5 = 45 (lít) Thùng thứ hai đựng: 180 – 45 = 135 (lít) Đáp số: 45 lít; 135 lít. 3.Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. GV nhận xét tiết học. Địa lí Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung: + Hoạt động du lịch ở ĐB DHMT rất phát triển. + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở ĐB DHMT: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. HS khá giỏi: + Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở ĐB DHMT: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển. + Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá. SDNLTK&HQ : Sử dụng năng lượng tiết kiêm trong quá trình sản xuất. GDTNMT Biển - đảo : Học sinh biết các nguồn tài nguyên từ biển ; những hoạt động gắn với việc khai thác nguồn tài nguyên biển : làm muối, đánh bắt, nuôi trồng .... Các hoạt động khai thác biển như trên cũng gây ô nhiễm môi trường biển. Mỗi học sinh cần có ý thức bảo vệ môi trường biển. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh, ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB DHMT, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân ở miền Trung; mẫu vật: đường mía. III. Hoạt động dạy và học 1.Bài cũ: (5p) - Gọi 2 HS lên bảng: Kể tên một số nghề sản xuất chính ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: (28p) Hoạt động du lịch. * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp - Yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 9 và cho biết: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? GV dùng bản đồ Việt nam gợi ý tên các thành phố, thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời. - GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này. Phát triển công nghiệp. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.. - Yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển. - GV khẳng định: Các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn. - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 11 để nói cho nhau biết về công việc sản xuất đường; liên hệ kiến thức từ bài trước về hoạt động trồng mía, các nhà máy đường hiện đại như trong ảnh của bài. - GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Lễ hội * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội ở miền Trung cho HS biết. - Yêu cầu HS đọc trong SGK, quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà. 3.Củng cố, dặn dò: (2p) 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV nhận xét tiết học. Đạo đức Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1) I. Mục tiêu - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS) - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. * HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông. KNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông. II. Đồ dùng dạy học Tranh, ảnh III. Hoạt động dạy và học 1.Bài cũ : (5p) - Tại sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? - Hai HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung. 2.Bài mới: (28p) * Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm ( Thông tin trang 40, SGK) - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. - HS thảo luận. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ; nhóm khác, bổ sung, chất vấn. - GV kết luận: Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả; Tai nạn giao thông xẩy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do con người; mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông. * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp (bài tập 1, SGK) - Yêu cầu các nhóm xem xét tranh để tìm hiểu : Nội dung bức tranh? Những việc làm đó đã đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày; Cả lớp trao đổi, chất vấn. GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2, SGK) - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, mỗi nhóm một tình huống. - Các nhóm thảo luận, dự đoán kết quả từng tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung, trao đổi, chất vấn. - GV kết luận. Kết luận chung: GV mời hai HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK. 3.Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Hoạt động tiếp nối: Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của từng biển báo. Các nhóm chuẩn bị bài tập 4, SGK. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 28. - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 29. II. Hoạt động dạy - học * Hoạt động 1: Nhận xét tuần 28 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. GV nhận xét bổ sung. + Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sá ch vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài .... + Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản .... + Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. + GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp. * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 29: - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: + Về học tập. + Về lao động. + Về hoạt động khác. - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. Buổi chiều Tiếng Anh Thầy Hòa dạy Khoa học Ôn tập vật chất và năng lượng (tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: Ôn tập về: + Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. + Các kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học Sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước,âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. III. Hoạt động dạy - học 1.Bài cũ: (5p) - Nhờ đâu ta nhìn thấy các vật? Lấy ví dụ minh hoạ. - HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. 2.Ôn tập: (28p) a) Hoạt động 3: Trò chơi đố bạn chứng minh được - GV chuẩn bị sẵn một số phiếu yêu cầu. Đại diện nhóm lên bốc thăm. - Các nhóm chuẩn bị sau đó lên trình bày. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. b) Hoạt động 3 : Triển lãm - Bước 1: GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học. - Bước 2: Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm. - Bước 3: GV thống nhất với ban giám khảo về tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm. (mỗi nhóm một bạn tham gia làm giám khảo). - Bước 4: Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong từng nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi. - Bước 5: Ban giám khảo đánh giá. HS trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình sau khi nghe đánh giá. - GV là người nhận xét, đánh giá cuối cùng. - Tổng hợp chung. 3.Củng cố, dặn dò: (2p) GV tổng kết bài học. GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị cho bài sau. Tiếng Việt Kiểm tra ( tiết 8 ) I. Mục tiêu - Nghe viết đúng bài chính tả - HS thực hành viết một bài văn hoàn chỉnh tả về một đồ vật em thích II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học A. Chính tả - Nhớ viết : Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ đầu) - Học sinh đọc 3 khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá - Giáo viên lưu ý học sinh các từ viết dễ sai - Học sinh gấp sgk, nhớ viết B. Tập làm văn - Giáo viên nêu yêu cầu đề bài: Tả một đồ vật em thích Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả - Hướng dẫn HS nhớ lại dàn ý của một bài văn tả đồ vật - Gợi ý: Trong các đồ vật gần gũi với em- em thích đồ vật nào nhất?. Hãy giới thiệu và tả lại đồ vật ấy ( chú ý mở bài theo cách gián tiếp ) HĐ3: Thu bài - chấm bài một số em. - Nêu và chữa một số lỗi mà HS mắc phải trong bài viết

File đính kèm:

  • doctuan 28.doc
Giáo án liên quan