Giáo án lớp 4 Chính tả ( nghe viết ): dế mèn bênh vực kẻ yếu - phân biệt l/n, an/ang

1. Học sinh nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

2. Học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu (l / n) hoặc vần (an / ang) dễ lẫn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung Bài tập 2 a hoặc Bài tập 2 b.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc44 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Chính tả ( nghe viết ): dế mèn bênh vực kẻ yếu - phân biệt l/n, an/ang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tô cứu hoả, búp bê... - Một vài tờ giấy kẻ bảng để HS các nhóm thi làm bài tập. Một tờ giấy khổ to viết lời giải bài tập 2 a hoặc 2 b. III. Các hoạt động dạy học chủ yêú: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp 5-6 tính từ chứa tiếng bắt đầu s / x (chứa tiếng có vần ât hoặc âc) theo yêu cầu của bài tập 3 tiết chính tả trước. - Nhận xét cho điểm HS. - HS viết. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: bài hôm nay chúng ta viết đúng chính tả và trình bày đúng 1 đoạn trong bài "Cánh diều tuổi thơ". Luyện viết đúng tên các bài thơ đồ chơi có tiếng chứa bắt đầu: tr / ch. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả: a) Tìm hiểu nội dung bài viết: - GV (hoặc 1 HS) đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài"Cánh diều tuổi thơ". - Cả lớp theo dõi SGK. Hỏi: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? - Cánh diều mềm mại như cánh bướm. - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? -Những chữ đầu câu phải viết hoa. b) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. PB: Nâng, vui sướng, dại, lông ngỗng -PN: Trầm bổng, xuống, sao sớm. - 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - GV chỉnh, sửa chữa lỗi chính tả cho HS c) Viết chính tả: - GV đọc, HS nghe - viết đoạn văn. d) Soát lỗi: Từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. e) GV chấm bài: Chấm từ 7-10 bài chữa lỗi cho HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2: ( lựa chọn) - GV gọi HS nêu yêu cầu: - HS Nêu yêu cầu: Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác. - Cho HS thảo luận nhóm. - HS thảo luận. - Tổ chức lớp thành 4 nhóm thi làm bài tiếp sức (GV phổ biến luậnt chơi). + HS lần lượt nối đôi nhau lên viết tên các đố chơi và trò chơi. + HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả. - HS chơi dưới sự điều chỉnh của GV. - Cả lớp và GV nhận xét tính điểm. - Kết luận lời giải đúng. Bài tập 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài: - HS nêu yêu cầu bài tập 3. - GV cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi. - HS thảo luận trả lời câu hỏi: a) + Trò chơi bạn trai ưa thích: Thả diều, trốn tìm, chơi điện tử, kéo co... + Trò chơi bạn gái ưa thích: Nhảy dây, thả diều, xếp hàng, trồng nụ trồng hoa... b) Trò chơi có ích:.............. vì:............. c) Trò chơi có hại:.............. vì:............. - GV nhận xét sửa chữa cho đúng. Bài tập 4: - Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu: Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái đọ của con người khi tham gia các trò chơi. - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi, gọi 1 vài nhóm nêu kết quả. - HS làm việc nhóm đôi. - Lời giải: Say sưa, miệt mài, phấn khởi phấn khích, nhiệt tình..... 4. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về làm lại vào vở bài tập 2. Giáo viên: Hà Thị Thủy Trường tiểu học Nguyễn Trãi Chính tả Kéo co I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả đoạn từ Hội làng Hữu Trấp đén chuyển bại thành thắng. - Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn như r, d, gi và ât, âc. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ hoặc một số tờ giấy A 4 để ghi bài tập 2 a, 2 b. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS tìm và đọc 5, 6 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch, tr hoặc có thanh hỏi, thanh ngã. - 1 HS tìm và đọc từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch / tr, hoặc hỏi, ngã. - 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào nháp. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - Tiết chính tả này các em sẽ viết đoạn từ “Hội làng Hữu Trấp đến chuyển bại thành thắng” trong bài kéo co và tìm các tiếng chứa âm đầu là r, d, gi, vần ât, âc - HS nghe. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc đoạn cần viết 1 lượt - HS nghe. - Yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn cần viết - 2 HS đọc đoạn viết, cả lớp theo dõi bạn đọc. - Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có điểm gì khác với cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. - ở làng Hữu Trấp tổ chức kéo co giữa nam và nữ, * Hướng dẫn cách trình bày và viết từ khó. - Khi viết đoạn văn ta cần lưu ý viết hoa từ ngữ nào ? - HS trả lờ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. - Yêu cầu HS tìm từ khó, viết dễ sai. - HS tìm: ganh đua, khuyến khích, trai tráng. - Yêu cầu HS viết lại từ vừa tìm vào vở nháp. - HS viết vào vở nháp. - Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra. - Đổi vở nháp kiểm tra của nhau. - GV đọc từng cụm cho HS viết, mỗi bộ phận câu đọc 2, 3 lượt. - HS nghe và viết bài. - GV đọc toàn bộ bài 1 lượt. - HS soát lại bài. - Yêu cầu HS đổi vở cho nhau soát lại bài 1 lần nữa rồi ghi số lỗi ở lề vở. - Đổi vở cho nhau để kiểm tra và ghi số lỗi vào lễ vở. - GV chấm, chữa từ 7 đến 10 bài. - HS sửa lỗi viét xuống dưới bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập 2 a hoặc 2 b (tuỳ từng địa phương) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và chọn làm bài 2 a hoặc 2 b - 1 HS đọc yêu cầu bài, còn HS khác đọc thầm yêu cầu bài và chọn bài để làm. - GV phát phiếu học tập để ghi lời giải. Chú ý cần gửi bí mật lời giải. HS nào làm xong cầm lời giải lên bảng. - HS ghi lời giải vào phiếu và cầm lời giải lên bảng. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả). - HS nối tiếp nhau đọc kết quả. - Yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét. - Yêu cầu cả lớp viết từ ngữ tìm được vào vở hoặc vở bài tập theo lời giải đúng. - Cả lớp viết bài vào vở: a/ - Nhảy dây b/ - Đấu vật - Múa rối - Nhấc - Giao bóng - Lật đật 4. Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập còn lại (2 a hoặc 2 b). - HS ghi bài về nhà. Giáo viên: Hà Thị Thủy Trường tiểu học Nguyễn Trãi Chính tả Mùa đông trên rẻo cao I. Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Mùa đông trên rẻo cao. 2. Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n và ăt / ât. II. Đồ dùng dạy học: - Một vài tờ phiếu (hoặc bảng phụ) ghi nội dung bài tập 2 a hoặc 2 b và bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng dưới lớp viết vào giấy nháp các tiếng có âm đầu :l /n hoặc các tiếng có vần ất / ấc. - GV cho HS trao đổi theo nhóm đôi để kiểm tra bài viết của nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn có viết đúng và đẹp không. - GV nhận xét, đánh giá cho điểm. - HS viết: + Ra vào, gia đình, da thịt, giặt giũ, rung rinh, dào dạt, giẻ lau... + Quả gấc, mặt đất, giờ giấc, tất cả, vất vả, bậc thang... B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay chúng ta sẽ luyện viết đúng chính tả và trình bày đúng bài văn Mùa đông trên rẻo cao và luyện viết đúng các chữ có âm đầu và vần dễ lẫn là: l / n hoặc ấc / ất. - GV ghi tên đầu bài lên bảng. - HS lắng nghe , mở SGK theo dõi và mở vở chuẩn bị viết bài . 2. Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả: a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết: - GV hoặc HS đọc to bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao. - HS theo dõi và đọc thầm theo dõi trong SGK. - Khi mùa đông về trên rẻo cao cảnh vật thay đổi như thế nào? - Hoa rau cải hương ẩn hiện trong sương, con suối thôi ồn ào thu mình lại. Trên những ngọn cơi già nua những chiếc lá vàng còn sót lại khua lao xao. b) Hướng dẫn viết từ khó: - Các em hãy phát hiện trong bài những tiếng, từ có âm đầu l / n hoặc các tiếng từ khác có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng phát âm địa phương . - GV cho HS viết lại những từ HS vừa nêu. - HS đọc thầm để tìm và trả lời: + Mái lá, sườn núi, lớn, lại, lá vàng, lao xao . + Hoặc các tiếng khác do GV lựa chọn. - 2HS lên bảng viết bài ở dưới lớp HS viết vào giấy nháp. - GV gọi HS nhận xét bài trên bảng xem các bạn viết có đúng và đẹp không. - GV nhận xét bài viết của HS và lưu ý về nghĩa hoặc quy tắc ngữ pháp khi viết các từ đó. - HS nhận xét bài trên bảng. c) Đọc cho HS viết chính tả: + GV nhắc nhở tư thế học sinh ngồi viết rồi đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết, mỗi câu (bộ phận ngắn) đọc 2 lần. - HS gấp SGK nghe và viết bài. + Khi viết xong GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt - HS soát lại bài gạch dưới chân những lỗi viết sai. d) Soát lỗi và chấm chữa: - GV chấm chữa khoảng 7 - 10 bài trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi nhau. - HS đổi vở, đối chiếu với SGK và tự sửa những chữ viết sai bằng chì bên lề trang vở. - GV nêu nhận xét chung về: chữ viết, những lỗi HS hay mắc trong bài . 3) Hướng dẫn HS làm bài tập. a) Bài tập 2 a hoặc 2 b: Do GV lựa chọn - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm hiểu nội dung đoạn văn. - Cho HS làm bài tập giấy nháp, phát phiếu học tập khổ to cho 4 học sinh làm. - 1HS nêu yêu cầu: a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu l hay n. b) Điền vào ô trống tiếng có vần ât hay âc. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Học sinh làm bài vào phiếu học tập. - Yêu cầu học sinh làm xong 4 học sinh (làm trong phiếu khổ to) dán bài lên bảng. - Yêu cầu HS nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng. - GV kiểm tra một vài bài làm dưới lớp của học sinh. - 4 học sinh dán bài lên bảng. - Nhận xét bài trên bảng . Đọc to bài đã hoàn chỉnh. a. Loại nhạc cụ - lễ hội - nổi tiếng. b. Giấc ngủ - đất trời - vất vả. - HS đổi bài kiểm tra chéo. b) Bài tập 3: - Hỏi HS bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì? - Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn trong đoạn truyện. - GV phát phiếu và bút dạ đã chuẩn bị sẵn cho 3 HS để các em gạch các từ sai để lại từ đúng. Các em khác làm bài bằng cách viết lại các từ các em cho là đúng vào giấy nháp. - Hs làm bài. - HS làm xong yêu cầu những HS làm bài vào phiếu khổ to dán bài lên bảng. - GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng, chốt lại lời giải đúng và lưu ý cách viết đúng cho HS. - HS nhận xét bài trên bảng. sssss - Lời giải đúng: Giấc mộng - làm người - xuất hiện - che nửa mặt - lấc láo - cất tiếng - lên tiếng - nhấc - đất - lảo đảo - thật dài - nắm tay. - GV cho HS đọc lại bài một lượt và hỏi: Hiệp sĩ gỗ đã hoá thành người như thế nào? - Hiệp sĩ gỗ đã hoá thành người là do một bà già có phép cầm quạt phẩy nhẹ ba cái. 4. Củng cố - dặn dò: - cho HS thi tiếp sức tìm các tiếng, từ có chứa âm l / n hoặc vần ât / â . - GV nhận xét giờ học. ` Giáo viên: Hà Thị Thủy Trường tiểu học Nguyễn Trãi

File đính kèm:

  • docgiao an 4 chuan.doc
Giáo án liên quan