Giáo án lớp 4 Bài tập tiếng việt - Số 12

Bài 1 . a) Đọc thành tiếng đoạn thơ sau:

 Tuổi Ngựa

- Mẹ ơi, con tuổi gì ?

- Tuổi con là tuổi Ngựa.

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi.

Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền.

 Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Loá màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngạt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

 (Xuân Quỳnh)

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Bài tập tiếng việt - Số 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tiếng Việt 4 - số 12 Thứ 2 ngày 22 - 6 - 2009 Bài 1 . a) Đọc thành tiếng đoạn thơ sau: Tuổi Ngựa - Mẹ ơi, con tuổi gì ? - Tuổi con là tuổi Ngựa. Ngựa không yên một chỗ Tuổi con là tuổi đi. Mẹ ơi, con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió Gió xanh miền trung du Gió hồng vùng đất đỏ Gió đen hút đại ngàn Mấp mô triền núi đá Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền. Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa Loá màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Con làm sao ôm hết Mùi hoa huệ ngạt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại Tuổi con là tuổi Ngựa Nhưng mẹ ơi, đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường. (Xuân Quỳnh) b) Trong khổ thơ cuối, Ngựa con muốn nhắn nhủ mẹ điều gì ? Bài 2. - Những câu sau dùng để làm gì ? - Cuối mỗi câu đó có dấu gì ? Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Bài 3. a) 5 câu trong bài tập 2 gọi là câu kể. Em hãy cho biết : Câu kể dùng để làm gì ? b) Em nhận biết câu kể bằng những dấu hiệu nào ? Bài 4. Các câu trong đoạn văn ở bài 2 gọi là câu kể Ai-làm gì ? Em hãy cho biết : Câu kể Ai - làm gì ? là câu kể có mấy bộ phận, mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào ? Bài 5. Trong số 10 câu trong đoạn văn sau, câu nào là câu kể ? - Câu nào là câu kể Ai - làm gì ? (1) Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.(2) Một hôm, Sẻ nhận được quà của bà ngoại gửi đến. (3) Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. (4) Sẻ không hề nói với bạn về điều ấy. (5) Sẻ thầm nghĩ: (6) “ Nếu cho cả Chích nữa thì còn lại chẳng là bao !”. (7) Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. (8) Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. (9) Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. (10) Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ non xanh dưới một gốc cây xa lạ. - Kẻ bảng và ghi các bộ phận của câu kể Ai - làm gì ?theo bảng sau : Câu Bộ phận Ai ? Bộ phận Làm gì ? (1) II - Tập làm văn : tả đồ vật Đề : Hãy tả một đồ chơi của em mà em rất thích nó. Gợi ý : 1 - Lựa chọn một đồ chơi trong số đồ chơi của em mà em thích (đồ chơi đó tên là gì, ai mua, mua ở đâu, mua bao giờ ?) 2 - Tả hình dáng, màu sắc của các bộ phận của đồ chơi bên ngoài : đầu, mình, đuôi, có hình gì, màu sắc thế nào, 3 - Tả bên trong của đồ chơi (nếu nhìn thấy) 4 - Tả hoạt động của đồ chơi nếu có 5 - Kể em thường chơi đồ chơi đó khi nào, em làm những gì ? 6 - Kể em đã giữ gìn đồ chơi đó thế nào ? Vì sao ? Bài tập tiếng Việt 4 - số 13 Thứ 3 ngày 23 - 6 - 2009 Bài 1 . a) Đọc đoạn thơ sau: Tre Việt Nam Tre xanh Xanh tự bao giờ ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi ? ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ? Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều. Rễ siêng không chịu đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) b) Câu thơ nào nói lên phẩm chất cần cù của cây tre ? c) Câu thơ "Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều" gợi lên phẩm chất tốt đẹp gì của cây tre Việt Nam ? Bài 2. Đọc ghi nhớ sau: 1- Trong câu kể Ai - làm gì ? , bộ phận trả lời câu hỏi Ai? chỉ người hoặc vật được nhân hoá được nói đến trong câu. Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? gọi là chủ ngữ của câu. 2- Trong câu kể Ai - làm gì ? , bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? chỉ hoạt động của người (hoặc vật được nhân hoá) được nói đến trong câu. Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì ? gọi là vị ngữ của câu Từ hiểu biết đó, em hãy tìm những câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau rồi tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu rồi ghi vào bảng ở dưới: (1) Mẹ bưng hai đĩa bánh đúc tròn xoe còn bốc khói thơm ngậy. (2)Bé bày hai đĩa bánh trước cái bục gỗ. (3) Bé cuốn giấy xanh đỏ vằn vèo vào bốn chiếc cọc như những chiếc gậy ngũ sắc. (4) Bé gò gẫm lấy dao tiện những khẩu mía thành con nghé ngọ, con vịt, con chó. (5) Bé bày la liệt như thể các con ấy đương chạy nhung nhăng quanh quả bưởi. Câu Chủ ngữ Vị ngữ (1) Bài 3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể sau rồi ghi vào bảng ở dưới: (1) Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. (2) Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. (3) Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. (4) Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. (5) Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. (6) Người ăn xin vẫn đợi tôi. Câu Chủ ngữ Vị ngữ (1) Bài 4 : Tìm chủ ngữ trong mỗi câu sau và cho biết những câu đó có phải là câu kể Ai làm gì hay không ? Vì sao ? a/ Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa. b/ Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh. c/ Ông trời nổi lửa đằng đông. d) Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. Bài 5. Tập làm văn - Tả đồ vật a) Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu phần b Cái bàn em ngồi học ở nhà Mở bài : . . . Thân bài : Cái bàn cao tới gần ngực em, đứng tựa vào tường cạnh cửa sổ thoáng mát. Chỗ ấy rất thuận tiện cho em học bài. Mặt bàn hơi nghiêng về phía em ngồi. Phía trên, bố em cẩn thận đóng một thanh gỗ dài để hộp bút, thước khỏi lăn xuống đất. Bàn làm bằng gỗ thường, được phủ một lớp sơn màu nâu. Cái bàn của em có ngăn cất cặp sách giống như kiểu bàn ngồi học ở lớp. Chỉ khác là cái bàn của em ngắn hơn nhiều. Hằng ngày cứ đến 7 giờ tối là em ngồi học bài . Bàn cao vừa tầm giúp em ngồi thẳng người, không bị gù lưng, chữ viết thật đẹp. Kết bài : . . . b) Em hãy viết đoạn mở bài và đoạn kết bài vào chỗ . . .

File đính kèm:

  • docTV4-Hè-số 12, 13.doc
Giáo án liên quan