Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Bài tập tiếng việt - Số 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tiếng Việt - số 10
Thứ 5 ngày 18 - 6 - 2009
1- Đọc bài văn sau:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
2 - Qua câu mở bài và kết bài , tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
Ii - Luyện từ và câu
Bài 1. Mỗi câu sau đây dùng để làm gì ? Cuối mỗi câu có dấu câu gì ? Trong câu những từ chưa , không , ư , sao , hay gọi là những từ gì ?
a/ - Cậu đã làm bài tập về nhà chưa ?
b/ - Có ai trong lớp ta chưa làm bài tập về nhà không ?
c/ - Cháu đã về đấy ư ?
d/ - Sao cậu không đi xem xiếc ?
e/ - Mẹ ở nhà hay con ở nhà ?
Bài 2. Đặt 4 câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan trong câu sau :
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Bài 3 . Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch dưới trong mỗi
câu sau:
a/ Tết Trung thu, cu Chắt được món quà.
b/ Trước giờ học, chúng em thường tổ chức truy bài
c/ Chúng em đang chơi đá cầu trên sân trường.
d/ Vì bị ốm, nó không đến trường được.
Bài 4. Các câu hỏi sau dùng để làm gì ?
a/ - Cậu đóng giúp tớ cái cửa lại, được không ?
b/ - Sao cậu làm cho mẹ cậu buồn thế ?
c/ - Cậu nói thế mà nghe được à ?
d/ - Cậu tập bao giờ mà múa đẹp thế ?
Bài 5. Em thấy câu các bạn hỏi cụ già có thích hợp không ? Vì sao?
Các em lại gần chỗ ông cụ. Em có mái tóc vàng lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp cụ được gì không ạ ?
Bài 6. Khi hỏi chuyện người khác , em cần giữ phép lịch sự thế nào ?
- Cần thưa gửi thế nào ?
- Cần tránh những câu hỏi thế nào ?
Ii - Tập làm văn : tả đồ vật
Đề : Tả chiếc đồng hồ của gia đình em.
Trả lời các câu hỏi sau để viết thành bài :
- Nhà em có chiếc đồng hồ đó khi nào và nhân dịp nào ? Nó là đồng hồ hiện số hay đồng hồ chạy kim ?
- Bề ngoài , chiếc đồng hồ có hình dạng thế nào, bao quanh có màu gì, làm bằng chất liệu gì ?
- Mặt sau có những chi tiết gì và dùng để làm gì ?
- Mặt trước có màu gì , các chữ số thế nào ? Có mấy kim ? Mỗi kim có hình dáng, màu sắc thế nào ?
- Hoạt động của các kim đồng hồ (hoặc csac số) thế nào ? Kim nào tinh nghịch, kim nào chậm chạp, Khi báo giờ, chuông kêu thế nào ?
- Chiếc đồng hồ có ích lợi gì đối với em.
- Tình cảm của em với chiếc đồng hồ này thế nào ?
Bài văn miêu tả đồ vật có xen kẽ kể chuyện về chiếc đồng hồ.
Bài tập tiếng Việt - số 11
Thứ 6 ngày 19 - 6 - 2009
Bài 1 . a) Đọc thành tiếng đoạn thơ sau:
Tuổi Ngựa
- Mẹ ơi, con tuổi gì ?
- Tuổi con là tuổi Ngựa.
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi.
Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền.
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Loá màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
(Xuân Quỳnh)
b) Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì ?
Bài 2. Những câu sau dùng để làm gì ? Cuối mỗi câu đó có dấu gì ?
Bé treo nón, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Bé đưa mắt nhìn đám học trò. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo.
Bài 3. a) 5 câu trong bài tập 2 gọi là câu kể. Em hãy cho biết :
Câu kể dùng để làm gì ?
b) Em nhận biết câu kể bằng những dấu hiệu nào ?
c) Có mấy loại câu kể ? Đó là những loại nào ?
Bài 4. Các câu trong đoạn văn ở bài 2 gọi là câu kể Ai-làm gì ?
Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? gọi là chủ ngữ của câu.
Bộ phận câu trả lời câu hỏi Làm gì ? gọi là vị ngữ của câu.
Bài 5. a) Câu kể Ai - làm gì ? là câu kể thế nào ?
b) Chủ ngữ trong câu kể Ai - làm gì ? nêu ý gì ?
c) Vị ngữ trong câu kể Ai - làm gì ? nêu ý gì ?
d) Những từ loại nào làm chủ ngữ trong câu kể Ai - làm gì ?
e) Những từ loại nào làm vị ngữ trong câu kể Ai - làm gì ?
Bài 6. Trong số 10 câu trong đoạn văn sau, câu nào là câu kể ?
Câu nào là câu kể Ai - làm gì ?
(1) Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.(2) Một hôm, Sẻ nhận được quà của bà ngoại gửi đến. (3) Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. (4) Sẻ không hề nói với bạn về điều ấy. (5) Sẻ thầm nghĩ: (6) “ Nếu cho cả Chích nữa thì còn lại chẳng là bao !”. (7) Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. (8) Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. (9) Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. (10) Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ non xanh dưới một gốc cây xa lạ.
File đính kèm:
- TV4- Hè -Số 10, 11.doc