I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK. Đạo đức 4
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Bài 10. Lịch sự với mọi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
BÀI 10. LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
Tiết: 1
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
SGK. Đạo đức 4
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. KTBC:
- Hãy kể lại một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất.
- Biểu dương HS.
3. Bài mới
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
Hoạt động 1: (Làm việc nhóm 4)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: đọc truyện “Chuyện ở tiệm may” và thảo luận 2 câu hỏi trong SGK.
- GV đi kèm cặp và giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện nhóm HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người,
+ Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, kính mến.
- Rút ra ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm đôi)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc yêu cầu BT1 và thảo luận với nhau xem việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận: (b), (d): đúng; còn lại là sai.
Hoạt động 3: (Làm việc nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho HS: đọc yêu cầu BT3, sau đó thảo luận và ghi ra bảng phụ của nhóm.
- Mời 1, 2 đại diện nhóm lên đính bảng phụ trên bảng và đọc to lên.
- GV giúp đỡ cho HS phân loại các biểu hiện và tổng kết chung: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:
+ Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn.
+ Biết lắng nghe khi người khác nói.
+ Chào hỏi khi gặp gỡ.
+ Cảm ơn khi được giúp đỡ.
+ Xin lỗi khi làm phiền người khác.
+ Biết dùng lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
+ Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác.
+ Ăn uống từ tốn, không rơi vãi; không vừa ăn vừa nói.
Hoạt động tiếp nối:
- Nêu ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè, mọi người.
- Nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- HS hát
- HS kể
- HS làm việc theo hướng dẫn.
- HS khác bổ sung.
- HS đọc lại.
- HS khác bổ sung.
- HS làm việc.
- HS khác bổ sung.
- HS nêu, HS khác bổ sung.
Tuần 22
Bài 10. LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
Tiết: 2
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
SGK Đạo đức 4.
Hai tấm bìa: xanh, đỏ.
Một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi “đóng vai”.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. KTBC:
- Kiểm tra việc sưu tầm ca dao, tục ngữ, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè, mọi người.
- GV khen ngợi HS có việc làm tốt.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- HS đọc yêu cầu và các tình huống của BT2. Sau đó, phát biểu ý kiến của mình bằng cách giơ bìa màu (theo quy ước là bìa xanh: đồng ý và bìa đỏ: không đồng ý).
- GV nêu từng tình huống.
- GV kết luận: (c) và (d): đúng; còn lại là sai.
*Hoạt động 2: (Đóng vai)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Xác định yêu cầu bài tập 4, sau đó trao đổi và đóng vai theo các tình huống.
- GV đi kèm cặp và giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện nhóm HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- GV nhận xét chung.
*Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- Mời HS đọc yêu cầu bài tập 5 (câu ca dao khuyên chúng ta điều gì?
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.)
- GV KL: GV đọc lại câu ca dao, bổ sung ý nghĩa và lời khuyên.
Hoạt động tiếp nối:
- Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
-HS nhắc lại.
- HS làm việc.
- HS giơ bìa màu.
- HS khác bổ sung.
- Vài HS đọc và mời HS phát biểu ý kiến; Số HS khác bổ sung.
- Cả lớp thực hiện.
File đính kèm:
- Gan DD 4 Tuan 2122 co CKTKNGDMTKNS.doc