- Đọc đúng : bập bùng, tua giấy, mâm cỗ.Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết trung thu, các em thêm yêu quí và gắn bó với nhau.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
45 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3C Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt
Đi hội chùa hương
I- Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và kỹ năng đọc hiểu cho học sinh.
Hiểu ý nghĩa của bài: Tả hội chùa Hương, người đi tẩy hội không chỉ đi lễ phật mà còn để ngắm cảnh đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu bài.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, bất hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc từng dòng thơ.
- Luyện đọc từng khổ thơ.
- Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Lớp đọc ĐT cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
? Những câu nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?
(Cảnh chùa Hương... đã đến).
? Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội ?
(Nơ núi cũ....
..... gặp gỡ)
4. Luyện đọc lại:
Học sinh luyện đọc bài.
Học thuộc lòng bài thơ.
III- Củng cố dặn dò:
2 em nêu nội dung bài
Giáo viên nhận xét giờ học.
____________________________
Luyện thủ công
Làm lọ hoa gắn tường
I- Mục tiêu:
Học sinh làm lọ hoa gắn tường theo quy trình kỹ thuật.
Hướng thú với giờ học.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa.
Giáo viên nhắc lại cách làm.
Bước 1: Gấp phần giấy làm ddees và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp.
Giáo viên đi từng bàn theo dõi và hướng dẫn.
Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm.
III- Nhận xét, dặn dò:
Giáo viên tuyên dương về ý thức, tinh thần chuẩn bị của học sinh.
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị cho tiết học sau.
Dặn học sinh đưa vật liệu, keo để làm lọ hoa.
____________________________
Luyện tự nhiên xã hội
Tôm, cua
I- Mục tiêu:
Học sinh nắm được đặc điểm của tôn, cua và ích lợi của chúng.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.
Giáo viên nêu câu hỏi: Học sinh thảo luận nhóm và trả lời - Giáo viên và cả lớp nhận xét.
1a) Cơ thể tôm có gì đặc biệt ?
b) Cơ thể cua có gì đặc biệt ?
c) Tôm, cua thường được sử dụng để làm gì ?
III- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
____________________________
______________________________________
_________________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Từ ngữ về lễ hôi. Dấu phẩy
I- Mục tiêu:
Mở rộng cho học sinh vốn từ thuộc chủ điểm lễ hội... Ôn luyện cho học sinh về dấu phẩy.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 2 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh tự làm vào vở bài tập.
1 em lên bảng làm.
Giáo viên và cả lớp chữa bài.
A
B
Lễ
Hoạt động
Hội
Cuộc vui
Lễ hội
Các nghi thức
Bài 2: 2 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh tự làm vào vở bài tập
Học sinh đọc bài làm trước lớp - Giáo viên và cả lớp nhận xét.
- Tên một số lễ hội: Chùa Hương, Bà Chúa Kho...
- Tên một số hộc: hội Lim, hộivật, hội kéo co, hội nấu cơm...
- Tên một số hoạt động trong lễ và hội: vật, kéo co, nấu cơm...
III- Củng cố, dặn dò:
Chấm, chữa bài
Nhận xét giờ học
_________________________________
Luyện toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh đọc, phân tích và xử lý số liệu của một dãy và bảng số liệu.
II- Hoạt động dạy học:
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh tự làm bài.
Đọc bài làm, giáo viên và các bạn nhận xét.
Bài 2: 2 học sinh đọc yêu cầu.
Giáo viên kẻ ở bảng lớp
Nêu câu hỏi để nội dung học sinh làm.
Môn
Giải
Bơi
Đá câu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
2
0
Học sinh lên bảng điền, giáo viên chữa bài.
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tương tự bài 2.
Nêu câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm số học sinh nữ, nam chưa biế bằng cách lấy tổng, 40 em mà trừ đi số học sinh nữ hoặc nam.
Học sinh khá giỏi làm thêm bài:
Có 84 quyển sách để thanh 2 chồng, nếu đem số sách ở chồng thứ nhất chia làm 3 phần bằng nhau thì chồng thứ hai có 4 phần như thế. Hỏi mỗi chồng có bao nhiêu quyển sách.
Bài giải
Theo bài ra ta có sơ đồ:
84 quyển
Chồng thứ nhất:
Chồng thứ hai:
Số quyển sách ở chồng thứ nhất
84 : (3 + 4) x 3 = 36 (quyển)
Số quyển sách ở chồng thứ hai
84 - 36 = 48 (quyển)
Đáp số: 36 quyển, 48 quyển
III- Củng cố, dặn dò:
Chấm, chữa bài và nhận xét giờ học.
_________________________________
Tự học (LTD)
Nhảy dây. Trò chơi: Ném trúng đích
I- Mục tiêu:
Học sinh chơi nhảy dây và chơi trò chơi: Ném trúng đích.
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường, bóng, dây.
III- Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
Giáo viên phổ biến nội dung bài học.
Khởi động.
Chạy một vòng.
2. Phần cơ bản:
- Cho học sinh chơi nhảy dây.
- Học sinh ôn theo tổ - Tổ trưởng điều khiển.
Lớp trưởng quan sát các tổ, giáo viên điều khiển chung.
- Cho học sinh thi đua giữa 3 tổ.
- Cho học sinh chơi trò chơi: Ném trúng đích.
Giáo viên cổ vũ cho học sinh chơi.
3. Phần kết thúc.
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
Nhận xét giờ học.
_________________________________
Hoạt động tập thể
Chơi các trò chơi đã học
I- Mục tiêu:
Học sinh chơi các trò chơi đã học, yêu cầu nắm vững cách chơi và chơi chủ động.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Chơi trò chơi:
- 1 học sinh nhắc lại các trò chơi đã học, các bạn bổ sung.
Tiến hành cho học sinh chơi.
Giáo viên làm trọng tài.
Thi đua giữa các tổ.
III- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
_________________________________
____________________________
Thủ công :
Gấp lọ hoa gắn tường (T2).
I/ Mục tiêu:
- HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt dán để làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu lọ hoa gắn tường.
- Giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán.
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 3: HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí:
- GV nêu yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường và cách gấp giấy.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lạicác bước làm lọ hoa gắn tường.
+ Bước 1: Gấp phần giấy để làm lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- GV tổ chức HS thực hành theo nhóm.
- Trong quá trình thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng.
IV-Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị cho hoàn thành sản phẩm ở T3.
_______________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Kể về một ngày hội
I- Mục tiêu:
Học sinh biết kể về một ngày hội và viết thành một bài văn.
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn học sinh kể.
Giáo viên nêu yêu cầu, 2 học sinh nhắc lại.
1 học sinh kể mẫu. Giáo viên và cả lớp nhận xét.
Học sinh kể theo nhóm.
Các nhóm thi kể trước lớp.
Học sinh viết bài vào vở bài tập.
Giáo viên đi từng bàn, kiểm tra, nhắc nhnở cách trình bày.
Giáo viên thu bài chấm - nhận xét.
Học sinh khá đọc bài trước lớp.
III- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
____________________________
Toán:
Ôn các bài toán giải đã học
I- Mục tiêu:
Cho học sinh ôn lại các bài toán giải đã học.
II- Hoạt động dạy học.
Giáo viên cho học sinh làm một số bài toán giải.
Chấm và chữa bài.
Giáo viên ghi đề lên bảng.
Bài 1: Có 54 quả cam xếp đều vào 6 đĩa. Hỏi có 36 quả cam thì xếp được mấy đĩa như thế ?
Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 268kg đường. Buổi chiều bán được bằng buổi sáng. Hỏi 2 buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg đường ?
Bài 3: Đội 1 trồng được 768 cây. Đội 2 trồng được số cây gấp 3 đội 1. Hỏi cả hai đội trồng được bao nhiêu cây.
Học sinh đọc bài toán, giáo viên nêu câu hỏi gợi ý dạng toán gì ?
Cho học sinh nêu tóm tắt, hướng dẫn học sinh làm.
3 em lên bảng chữa bài.
Giáo viên và cả lớp nhận xét.
Bài 2:
Bài giải:
Buổi chiều bán được số đường là:
268 : 2 = 134 (kg)
Cả hai buổi bán được số đường là:
268 + 134 = 402 (kg)
Đáp số: 402 kg
Học sinh khá giỏi làm thêm bài:
Một giá sách có 96 quyển sách được chia làm 2 ngăn. Biết số sách ở ngăn thứ nhất bằng số sách ở ngăn thứ hai. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách ?
III- Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học.
____________________________
Chiều
Thể dục:
Nhảy dây. bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. Trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác tiếp đất nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi Hoàng Anh, Hoàng Yến
II/ Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: dây nhảy, kẻ sân trò chơi; mỗi HS một bông hoa đeo ở ngón tay (hoặc cờ).
III/Hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu: 5p
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Trò chơi: Tìm những con vật bay được.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2/ Phần cơ bản: 20p
* Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân:
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, các em lần lượt nhảy và đếm số lần cho bạn, chú ý tăng dần tốc độ nhảy.
- Mỗi tổ chọn 1 bạn thi nhảy trước lớp.
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ:
- Triển khai đội hình đồng diễn thể dục. GV thực hiệ trước một số động tác với hoa và cờ để HS nắm được cách thực hiện các động tác.
- Sau đó cho HS tập 8 động tác 1- 2 lần, mỗi lần 2 x 8.
+ Lần 1: GV chỉ huy.
+ Lần 2: Cán sự hô nhịp.
- GV giúp đỡ, sửa sai cho HS.
* Làm quen trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yến:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần.
- Khi hô tên hàng, GV kéo dài giọng để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.
- Khi chơi yêu cầu HS phải tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng mau lẹ và chạy hoặc đuổi thật nhanh.
- Để đảm bảo an toàn GV nên nhắc các em phải chạy thẳng, không được chạy chéo dễ va chạm.
3/ Phần kết thúc: 5p
- Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục và nhảy dây liểu chụm hai chân.
File đính kèm:
- lop3 tuan 26.doc