Giáo án Lớp 3B1 Tuần thứ 16

1. Kiến thức: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

 - Hiểu ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn

và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn; Kể lại được từng đoạn chuyện theo gợi ý.

2. Kĩ năng: Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật, kể lại từng đoạn của câu chuyện

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý những người biết giúp đỡ bạn bè và người khác.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần thứ 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ …nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 4. Củng cố (1p) GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò(1p) Luyện viết lại bài Luyện từ và câu Tiết 14 TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY. ( trang 135) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ nói về thành thị, nông thôn. Đặt dấu phẩy đúng vào chỗ thích hợp. 2.Kỹ năng: Nhận biết từ ngữ về thành thị, nông thôn; cách dùng dấu phẩy. 3.Thái độ : HS biết sử dụng kiến thức bài học vào thực tế II. Đồ dùng dạy và học : - GV: bảng phụ( bài 3, bài 2) III. Các hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức(1p) 2. Kiểm tra bài cũ(3p) Kể tên 1 số dân tộc ở miền Nam, miền Bắc, miền Trung 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung .Hoạt động 1:Giới thiệu bài .Hoạtđộng 2:Hướng dẫn làm bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập, trao đổi theo cặp, trả lời trước lớp. - GV chốt ý đúng. - HS kể tên: - GV nhận xét, kết luận. - HS nêu yêu cầu bài tập; trao đổi theo nhóm; phát biểu ý kiến - GV nhận xét, đưa ra bảng phụ viết lời giải đúng.; Kết luận - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV mở bảng phụ ghi nội dung bài; giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - HS làm bài, đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (1p) 28p) Bài 1. Kể tên 1 số thành phố ở nước ta, một vùng quê mà em biết: - Thành phố tương đương với một tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ - Thành phố thuộc tỉnh: Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định,… - Một vùng quê em biết ( làng, xã, quận, huyện) Bài 2. Kể tên các sự vật và công việc: * Thường thấy ở thành thị: - Sự vật : đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiếc, .... - Công việc : kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, ... * Thường thấy ở nông thôn: - Sự vật : nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn,. - Công việc : cấy lúa, cày bừa, gặt hái... Bài 3. Đặt dấu phẩy như sau: Nhân dân…. Tày, Mường hay Dao, Gia- rai hay Ê - đê, ……..Việt Nam, …… có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. 4. Củng cố(1p) GV hệ thống nội dung bài; Nhận xét tiết học 5. Dặn dò(1p) Ôn lại bài * Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2009 Toán Tiết 80 LUYỆN TẬP (trang 81) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia. 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức 3.Thái độ : Yêu môn học II.Đồ dùng dạy và học: - GV: bảng phụ( bài 4) III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức(1p) Hát, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ(2p) HS thực hiện: 30 x 8 + 50 = 240 + 50 69 + 20 x 4 = 69 + 80 = 290 = 149 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung .Hoạt động 1:Giới thiệu bài .Hoạt động 2: Giải các bài tập - HS nêu cách thực hiện một biểu thức, sau làm trên bảng con - GV nhận xét, sửa kết quả sai. - HS làm bài vào vở. - GV đánh giá, nhận xét. - HS làm vào bảng con. - GV nhận xét, sửa kết quả sai. (1p) (34p) Bài 1. Tính giá trị của biểu thức: a. 125 – 85 + 80 = 40 + 80 = 120 21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 168 b. 68 + 32 – 10 = 100 – 10 = 90 147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126 Bài 2. Tính giá trị của biểu thức 375 – 10 x 3 = 375 – 30 = 345 64 : 8 + 30 = 8 + 30 = 38 306 + 93 : 3 = 306 + 31 = 337 5 x 11 – 20 = 55 - 20 = 35 Bài 3. Tính giá trị của biểu thức a. 81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19 20 x 9 : 2 = 180 : 2 = 90 b. 11 x 8 – 60 = 88 – 60 = 28 12 + 7 x 9 = 12 + 63 = 75 Bài 4. Nối biểu thức với giá trị tương ứng: 80 : 2 x 3 120 50 + 20 x 4 130 70 + 60 : 3 90 11 x 3 + 6 39 81 - 20 + 7 68 4. Củng cố (1p) GV hệ thống bài; nhận xét tiết học 5. Dặn dò (1p) Ôn bảng nhân, chia đã học Tập làm văn Tiết 14 NGHE KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN. NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN (trang 138) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Nghe và kể lại được câu chuyện; Bước đầu biết kể về thành thị , nông thôn theo gợi ý. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng dùng từ. 3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu mến thành thị và nông thôn II. Đồ dùng dạy và học - GV: Bảng phụ(gợi ý bài tập 2) III. Các hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ(3p) HS đọc lại bài kể về tổ em. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung .Hoạt động 1:Giới thiệu bài .Hoạt động 2:HD làm bài tập -HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - GV kể chuyện lần 1 - CH: Truyện có những nhân vật nào? Khi thấy cây lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? - Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ? - Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ? - Vì sao lúa nhà chàng ngốc héo rũ ? - GV kể chuyện lần 2; HS giỏi kể lại - HS tập kể theo cặp - Thi kể - CH: Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ? - GV cùng HS nhận xét bổ sung. - HS nêu yêu cầu bài tập 2 - GV mở bảng phụ viết gợi ý( giúp HS hiểu: có thể kể qua chuyến đi thăm quê, qua xem truyền hình…) - HS làm mẫu, kể trước lớp; trình bày bài nói. - GV cùng lớp bình chọn. (1p) (33p) Bài 1. Nghe, kể lại câu chuyện - Chàng ngốc và vợ - Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh. - Chàng ta khoe đã kéo lúa lên cao hơn lúa ở ruộng bên cạnh; - Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ. - Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ nên héo rũ. - Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn. Bài 2. Kể những điều em biết về nông thôn( hoặc thành thị) VD: Tuần trước em được xem truyền hình về một bác nông dân làm kinh tế giỏi. Vườn vải của bác rộng ngút tầm mắt, quả trĩu cành. Đàn gà có đến hàng nghìn con, chen chúc nhau ăn… 4. Củng cố(1p) GV khắc sâu nội dung bài; nhận xét tiết học 5. Dặn dò(1p) Ôn lại bài Đạo đức Tiết 16 BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (T1) (trang 66 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước. - Quan tâm giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ bằng những việc làm cụ thể. 2. Kỹ năng: Nhận biết, có hành vi đúng thể hiện biết ơn thương binh, liệt sĩ. 3.Thái độ : HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh minh họa (Vở bài tập Đạo đức 3) III. Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p) Nêu hành vi thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung .Hoạt động 1 :Giới thiệu bài .Hoạt động2 : Phân tích truyện Kể chuyện Một chuyến đi bổ ích - GV kể chuyện. - HS theo dõi, đàm thoại theo ND: - CH: Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/ 7 ? .Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? .Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh liệt sĩ ? - GV kết luận: .Hoạt động 3: Thảo luận nhóm . - GV nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm; đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm bổ sung. - GV kết luận: - HS tự liên hệ bản thân. (1p) (15p) (9p) Bài tập 1. - Đi thăm các cô, chú ở trại điều dưỡng thương binh binh nặng - Là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. - Chúng ta cần có thái độ kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ. * Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do….Chúng ta cần thể hiện sự kính trọng và biết ơn. Bài tập 2. Phân biệt 1 số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, gia đình liệt sĩ và những việc không lên làm. * Kết luận: - Các việc a, b, c, là những việc nên làm. Việc d là những việc không nên làm 4. Củng cố (1p) GV nhắc lại nội dung bài; nhận xét tiết học 5. Dặn dò (1p) Sưu tầm các bài thơ, bài hát về gương chiến đấu hi sinh của các TBLS Mĩ thuật Tiết 16 VẼ TRANG TRÍ. VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN ( trang 121 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam; Biết chọn màu, tô màu phù hợp 2.Kỹ năng: Tô màu vào hình có sẵn, màu sắc phù hợp 3.Thái độ: Yêu thích nghệ thuật dân tộc II. Đồ dùng dạy và học: - GV: Tranh dan gian có đề tài khác nhau( Đông Hồ, Hàng Trống) - HS: Màu vẽ các loại III.Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức (1p) Hát 2. Kiểm tra bài cũ (3p) Bài tập nặn tuần 15. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung . Hoạt động 1: GT tranh dân gian - GV giới thiệu một số tranh và tóm tắt để HS nhận biết: - HS nêu tranh dân gian được biết. .Hoạt động 2: Cách vẽ màu - GV hướng dẫn HS xem: - HS nhận ra: . Tìm màu theo ý thích để vẽ: - GV hướng dẫn cách: . Hoạt động 3:Thực hành - HS tự vẽ màu theo ý thích. - GV gợi ý vẽ màu phù hợp . Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - HS trình bày bài vẽ - GV cùng HS nhận xet, đánh giá (5p) ( 5p) (14p) (5p) - Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo…do nhiều nghệ nhân sáng tác, có nhiều đề tài khác nhau… - Tranh Đấu vật - Các hình vẽ ở tranh, các dáng người, các thế vật - Người, khố, đai, thắt lơng, tràng pháo, màu nền… - Vẽ màu nền trước, vẽ màu các hình người sau hoặc ngược lại . 4. Củng cố(1p) GV nhắc lại nội dung bài; nhận xét tiết học 5. Dặn dò (1p) Làm bài trong vở bài tập Sinh hoạt NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM TRONG TUẦN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TUẦN SAU * Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuần 16.doc
Giáo án liên quan