I. Mục tiêu :
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân thông qua ví dụ cụ thể .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học toán có các chấm tròn.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 7 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng làm BT2 và 3 tiết trước.
- KT vở HS dưới lớp.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
- H/dẫn HS Lập bảng chia 7
- Gọi 3HS đọc bảng nhân 7, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Dựa vào bảng nhân 7 hình thành bảng chia 7
- Mời đại diện từng nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV ghi bảng:
7 : 7 = 1 ; 14 : 7 = 2 ; ... 70 : 7 = 10
- Cho HS học thuộc lòng bảng chia 7.
trong bảng chia 7 .
Luyện tập:
-Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
- Mời 3 học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài toán.
- H/dẫn HS tóm tắt bài toán.
7 hàng: 56 HS
1 hàng: ... HS?
- Yêu cầu HS giải vào vở nháp.
- Mời 1 học sinh lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét,
Bài 4 Tương tự bài 3
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc lại bảng chia 7.
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 3HS đọc bảng nhân 7.
- Các nhóm làm việc: Lập bảng chia 7.
- Đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả làm việc trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cả lớp HTL bảng chia 7.
- Một em nêu yêu cầu của bài 1 .
- Cả lớp tự làm bài (Dựa vào bảng chia 7 vừa học điền kết quả vào các phép tính).
- Lần lượt từng em nêu miệng kết quả.
28 : 7= 4 ; 49 : 7 = 7 ; 56 : 7 = 8
14 : 7 = 2 ; 70 : 7 = 10 ; 35 : 7 = 5.................
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
7 x 5 = 35 ; 7 x 6 = 42 ; 7 x 2 = 14
35 : 7 = 5 ; 42 : 7 = 6 ; 14 : 7 = 2
35 : 5 = 7 ; 42 : 6 = 7 ; 14 : 2 = 7
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp làm vào nháp.
- 2HS lên bảng thi giải bài. Lớp bổ sung.
Giải :
Số học sinh mỗi hàng là :
56 : 7 = 8 ( học sinh )
Đ/ S : 8 học sinh
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
Giải :
Số hàng lớp xếp được là :
56 : 7 = 8 (hàng)
Đ/ S : 8 hàng
- Vài học sinh đọc bảng chia 7.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tự nhiên và xã hội
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
- HSG: Nêu 1 số VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
* GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích so sánh, phán đoán hánh vi có lợi và có hại.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.
- Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình liên quan bài học trang 30 và 31 SGK, hình cơ quan thần kinh phóng to.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ về phản xạ thường gặp?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1: làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1SGK trang 30 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi bất ngờ dẫm phải đinh bạn Nam có phản ứng như thế nào? Hoạt động này là do não hay tủy sống trực tiếp điều khiển ?
+ Sau khi rút đinh ra khỏi dép Nam vứt đinh vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ?
+Theo bạn não hay tủy sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
* Giáo viên kết luận: SGV.
Hoạt động 2 Thảo luận
Bước 1 : Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc VD ở hình 2 trang 31 SGK.
- Yêu cầu tìm một ví dụ khác tự phân tích để thấy vai trò của não.
Bước 2: Làm việc theo cặp .
-Yêu cầu học sinh quay mặt lại nói với nhau về kết quả vừa làm việc cá nhân và góp ý cho nhau.
Bước 3: Làm việc cả lớp :
- Cho HS xung phong trình bày trước lớp VD của cá nhân. Sau đó TLCH:
+ Theo em bộ phận nào trong cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
*Giáo viên kết luận: sách giáo viên.
Hoạt động 3: Chơi TC “Thử trí nhớ”
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ
- Lớp theo dõi bạn trả lời nhận xét .
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên
+ Khi dẫm phải đinh thì bạn Nam đã lập tức rụt chân lại. Hoạt động này là do tủy sống điều khiển giúp cho Nam rụt chân lại.
+ Nam đã rút đinh và bỏ vào sọt rác.
+ Họat động suy nghĩ không vứt đinh ra đường của Nam là do não điều khiển.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- HS đọc VD ,suy nghĩ và tìm ra ví dụ để chứng tỏ về vai trò của não là điều khiển mọi hoạt động của cơ quan thần kinh trong cơ thể.
- Lần lượt từng cặp quay mặt lại với nhau và nói với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
- HS xung phong nêu VD của mình trước lớp
+ Bộ phận não trong cơ quan TK giúp ta học và ghi nhớ những điều đã học.
+ Điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- Lớp theo dõi nhận xét ý kiến của bạn .
- HS đọc bài học SGK
- HS tham gia chơi TC.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
BUỔI CHIỀU
Tập làm văn
NGHE - KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN
I. Mục tiêu:
- HS nghe - kể lại được câu chuyện "Không nỡ nhìn"
* GDKNS:
-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
- Viết 4 gợi ý kể chuyện của bài tập 1 và trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi ba học sinh đọc bài viết: Kể lại buổi đầu đi học của em.
2.Bài mới: Giới thiệu bài :
Nêu yêu cầu tiết học và ghi đầu bài.
Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 :- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- GV kể câu chuyện lần một.
-Yêu cầu cả lớp đọc 4 câu hỏi gợi ý.
-- Trả lời câu hỏi:
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+Anh trả lời thế nào?
- GV kể chuyện lần 2
- Gọi HS kể chuyện
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe.
- Yêu cầu HS dựa vào các gợi ý thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Cùng với HS bình chọn em kể hay nhất.
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
+ Câu chuyện có gì buồn cười?
*Giáo viên chốt ý như sách giáo viên .
Liên hệ: Khi tham gia sinh hoạt những nơi công cộng, các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chổ, nhường đường cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,...........
Bài tập 2 ( giảm tải)
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 3 em Kể lớp theo dõi bổ sung.
- Học sinh lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp lắng nghe GV kể.
-Hai học sinh đọc câu hỏi.
+ Anh thanh niên ngồi hai tay ôm mặt.
+ Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
+ Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Nghe kể chuyện.
- 2 HS giỏi kể lại chuyện, lớp theo dõi.
-Học sinh ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe
- 3 HS thi kể lại câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- Nêu theo ý của bản thân (Anh TN rất ngốc, không hiểu rằng mình phải đứng lên nhường chỗ cho người khác...).
HS tự liên hệ bản thân.
- Về nhà xem lại và nhớ cách tổ chức cuộc họp. Chuẩn bị ND cho tiết sau (TLV tuần 8)
Tiếng việt
ÔN LUYỆN
Toán
ÔN LUYỆN
Nha học đường
TẠI SAO KHI NÀO PHẢI CHẢI RĂNG ?
I. Mục tiêu :
Giúp hs hiểu đực tác dụng của việc đánh răng và phải đánh răng lúc nào ?
Biết thực hành đánh răng
HS ham thích vệ sinh răng miệng
II.Đồ dùng:
GV : kêm đánh răng. Bàn chải đánh răng
HS : kêm đánh răng . bàn chải đánh răng
III. Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1: kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
nhắc nhở chung vệ sinh cá nhân .
2: bài mới . giới thiệu bài
- cho hs thảo luận nhóm đôi
- vì sao phải dánh răng ?
- nên đánh răng vào lúc nào là thích hợp nhất?
- Khi đánh răng ta cần chải những mặt nào của răng?
- hs thực hành cách đánh răng
Lưu ý chải mặt trong mặt soắn ốc , súc miệng bằng nước sạch
3 : củng cố - dặn dò:
- Mổi em cần phải có 1 bàn chải riêng cho mình không dung chung với người lớn.
- một ngày đánh răng mấy lần ?
Dặn về nhà – liên hệ - nhận xét .
- Nghe
- Thảo luận theo y/c của gv
+ Đánh răng để khỏi sâu răng bảo vệ hàm răng cho đẹp hơi thở thơm tho
+ Đánh răng trước lúc ngủ vào buổi tối và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
+ Chải mặt trong , mặt ngoài, mặt nhai.
- hs thực hành gv theo dõi
- CN trả lời
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 7
Đánh giá các hoạt động trong tuần 7:
- Các tổ trưởng tổng kết tình hình của tổ.
-.Lớp trưởng báo cáo tổng kết :
-GV nhận xét
+ Đa số các bạn trong lớp tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực
+ Một số bạn đi học chưa đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo TKB
+Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
+ Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
+ Đi học muộn có khắc phục
+ Có một số bạn còn nói chuyện trong giờ học.
+ Vệ sinh cá nhân tốt
+ Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
+ Tổ trực vệ sinh tuần thực hiện tốt .
2. Công việc tuần 8:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Tham gia luyện tập thể dục giữa giờ theo hướng dẫn GV chuyên trách thể dục .
Giáo dục Học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Học tập thực hiện các nề nếp nội qui nhà trường .
Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất;
Đến trường không ăn quà vặt .
Lễ phép chào hỏi, dạ vâng, với người lớn tuổi, Ông bà, cha mẹ, thầy cô và anh chị, những người xung quanh hàng ngày khi giao tiếp .
Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm đầy đủ trước khi đến lớp ,bài mang đầy đủ sách vở theo thời khoá biểu hàng ngày .
Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt.
File đính kèm:
- Giao an lop 3 T UAN 7 THAI HONG.doc