Giáo án Lớp 3B Tuần 27 - Lê Thị Hà

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. (HS khá giỏi đọc tưng đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/ phút.)

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.

*Kể được toàn bộ câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.

 - 6 tranh minh hoạ truyện kể SGK.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 27 - Lê Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7105 Tám mươi bảy nghìn không trăm linh một 87001 Tám mươi bảy nghìn năm trăm 87500 Tám mươi bảy nghìn 87000 + 1HS lên làm, lớp nhận xét, nêu cách nối. Vạch C ứng với số 12000. Vạch D ứng với số 13000. Vạch E ứng với số 14000. Vạch G ứng với số 15000. Vạch H ứng với số 16000. Vạch I ứng với số 17000. Vạch K ứng với số 18000. +2HS lên làm bài, HS khác nêu bài của mình, lớp nhận xét, nêu cách nhẩm. 4000 + 500 = 4500 6500 - 500 = 6000 300+ 2000 x 2 = 4300 1000+ 6000:2=4000 4000 - (2000 - 1000)=3000 8000 - 4000 x2 = 0 (8000 - 4000)x 2=8000 ------------------------------ Tự nhiên và xã hội Thú I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loại thú. * Biết những động vật có lông mao đẻ con , nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng. II. Đồ dùng dạy học : Các hình SGK T104, 105. Sưu tầm tranh, ảnh về các loài thú nhà. III. Các hđ dạy học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Bài cũ: H: Vì sao chúng ta không nên săn, bắt tổ chim? 2. Bài mới: GTB. HĐ1: Quan sát và thảo luận: + Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. + Cách tiến hành: B1. Làm việc theo nhóm: - GV gợi ý cho các nhóm thảo luận. *Kể tên các con thú mà bạn biết? * Trong số các con thú nhà đó: Con nào có mõm dài, tai vễnh, mắt híp? Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm? Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao? Những con thú nào đẻ con? Thú mẹ nuôi con mới sinh bằng gì? Những con vật này có đặc điểm gì chung? B2. Làm việc cả lớp: + Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. HĐ2: Thảo luận cả lớp: + Mục tiêu: Nêu được ích lợi của loài thú nhà. + Cách tiến hành: H: Nêu được ích lợi của việc nuôi các thú nhà như: lợn, trâu, bò, mèo,... THMT: Gia đình em có nuôi một vài con thú nhà, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em cho chúng ăn gì? Trong chăn nuôi chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? + Kết luận: Lợn là con vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho người. Phân lợn dùng để bón ruộng. Trâu, bò để kéo cày. Bò lấy sữa,... HĐ3: Làm việc cá nhân: + Mục tiêu: Biết vẽ một con vật mà em ưa thích và tô màu. + Cách tiến hành: B1. GV nêu yêu cầu cho HS vẽ. B2. Trình bày: - GV và HS nhận xét, đánh giá bức tranh. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết của trò. - Chuẩn bị tiết sau bài"Thú" tiếp theo, quan sát thú rừng. - HS trả lời, các em khác nhận xét. - Mỗi bàn HS là một nhóm, quan sát hình SGK T104, 105 và các hình ảnh sưu tầm được. - Thảo luận theo gợi ý của GV. - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu đặc điểm chung của thú. - HS nêu ích lợi từng con. - HS nêu. - Nuôi nhốt trong chuồng, xử lí phân đúng cách ... - HS vẽ vào giấy hoặc vở BT. Ghi chú tên con vật và các bộ phận của các con vật trên hình vẽ, - Cá nhân HS dán bài trước lớp, giới thiệu về bức tranh của mình. Tiếng Việt Ôn tâp : Tiết 6 I. Mục đích, yêu cầu: - HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. (HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/ phút.) - Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài. - 2 phiếu viết nội dung BT2. III. Các hđ dạy học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Bài cũ. 2. Bài mới: HĐ1: Ôn tập đọc: - Yêu cầu HS lên bốc thăm và thực hiện phần thăm của mình. - GV nêu câu hỏi để tìm hiểu đoạn hoặc bài đọc. - GV nhận xét, cho điểm. HĐ2: Làm BT chính tả: Bài tập2: - GV dán 2 tờ phiếu lên bảng. Nêu yêu cầu của trò chơi tiếp sức. - Chọn HS của 2 nhóm tham gia thi - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Thứ tự các từ cần điền: rét, buốt, ngất, lá, trước, nào, lại, chưng, biết, làng, tay. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết của trò. - Về tiếp tục luyện đọc thuộc lòng. - Lần lượt số HS trong lớp lên bốc thăm, xem lại bài trong 2 phút. - Đọc theo yêu cầu của phiếu. - Trả lời câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét. - 1HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thầm đoạn văn và làm vào vở. - 2 nhóm HS, mỗi nhóm 3 em thi tiếp sức (chọn chữ thích hợp để điền, chữ không thích hợp gạch bỏ). Mỗi lần 1HS điền 1 chữ sau đó truyền bút cho HS khác (làm trong 3 phút). - HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. ------------------------------- Mĩ thuật Vẽ lọ hoa và quả I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả. - Biết cách vẽ lọ hoa và quả. - Vẽ được hình lọ hoa và quả. - Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị: GV: Lọ hoa có màu sắc, hình dáng khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ. HS: Vở vẽ, bút chì, màu vẽ. III. Các hđ dạy học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới: HĐ1: Quan sát, nhận xét - GV bày mẫu một số lọ hoa, HD để HS quan sát. - GV lưu ý HS quan sát và trình bày sao cho có bố cục hợp lí. HĐ2: Cách vẽ hình lọ và quả: - GV vẽ mẫu, HD cách vẽ. + Phác khung hình lọ, quả vừa giấy. + Phác nét tỉ lệ lọ và quả. + Vẽ chi tiết cho giống mẫu. + Vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. HĐ3: Thực hành: - GV gợi ý cho HS nhớ đến tỉ lệ giữa lọ và quả. Tỉ lệ các bộ phận: miệng, cổ, thân lọ... HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét 1 số bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật. - Quan sát và thấy được hình dáng của các lọ hoa, vị trí của lọ hoa và quả. Độ đậm nhạt của mẫu. - Quan sát GV vẽ mẫu - Vẽ vào vở. - Trưng bày bài. Nhận xét bài của bạn. ------------------------------ Thứ sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2010 Toán Số 100 000 - Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết số 100 000. - Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số. - Biết được số liền sau 99 999 là số 100 000. (HS đại trà: bài 1;2;3(dòng 1,2,3);4. HS khá giỏi làm hết) II. Đồ dùng dạy học : 10 mảnh bìa, mỗi mảnh có ghi số 10 000. III. Các hđ dạy học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò 1.Bài cũ: GV đọc cho HS viết số và đọc lại. 2. Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu cho HS số 100 000. - GV gắn 8 mảnh bìa có ghi số10 000 H: Có mấy chục nghìn? - GV ghi số 80 000 ở phía dưới. - GV gắn thêm một mảnh bìa có ghi số 10 000 ở dòng trên mảnh bìa gắn trước. H: Có mấy chục nghìn? - Ghi số 90 000 bên phải số 80 000 để có dãy số 80 000, 90 000. - Gắn tiếp 1 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên trên. H: Bây giờ có mấy chục nghìn? - GV nêu: Vì 10 chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn. - GV ghi số 100 000 bên phải số 90 000 Số một trăm nghìn gồm những số nào? HĐ2: Thực hành: - Giúp HS làm bài. Bài1: Số? Bài2: Viết tiếp số thích hợp vào mỗi vạch: - GV nhận xét. Bài3: Số? - GV củng cố số liền trước , số liền sau các số. Bài 4: Dành cho HS giỏi Bài 3 dòng 4,5 (Đáp án như ở trên) + Chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nắm vững cấu tạo số 100 000. - HS viết theo GV đọc rồi đọc lại. - Có tám chục nghìn. - Có chín chục nghìn. - Có 10 chục nghìn. - Đọc số: Một trăm nghìn. - Đọc dãy số: 80 000,..., 100 000. - HS nêu, nhận biết cấu tạo số 100 000. - Tự đọc yêu cầu, làm bài vào vở và chữa bài. + 4HS lên điền số, 1 số HS đọc bài, lớp nhận xét. a.10 000, 20 000, ... , 50 000, 60 000, 70 000, 80 000, 90 000, 100 000. b. 10 000, ... , 17.000, 18 000, 19 000, 20 000. c. 18 000, 18 100, 18 200, ..., 18 800, 18 900, 20 000. d.18 235, 18 236, ... 18 240. - HS nhận xét về dãy số. + 1HS lên làm, lớp nhận xét về các số liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. Các số cần điền : 50 000, 60 000, 70 000, 80000, 90 000 + 3HS lên làm bài, lớp nhận xét. Số liền trước Số đã cho Số liền sau 12 533 12 534 12 535 43 904 43 905 43 906 62 369 62 370 62 371 39 998 39 999 40 000 99 998 99 999 100 000 - 1HS lên bảng làm bài Bài giải Số chỗ chưa có người ngồi là: 7000 - 5000 = 2000 (chỗ) Đáp số: 2000 chỗ -------------------------------------- Tiếng việt Kiểm tra: tiết 7 I. Mục đích, yêu cầu: - Kiểm tra đọc theo mức độ : HS đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. (HS khá giỏi đọc tưng đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/ phút.) II. Các hđ dạy học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò Bài mới: HĐ1: Kiểm tra đọc: - GV nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu nội dung bài. - GV và HS nhận xét, cho điểm. HĐ2: Giải ô chữ: - GV hướng dẫn HS dựa vào gợi ý để làm bài. - GV và HS nhận xét, kết luận từ ngữ nào đúng. + Chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết của trò. - Chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra. - HS lần lượt lên bốc thăm, chuẩn bị bài trong 2 phút và thức hiện theo yêu cầu của thăm. - Trả lời câu hỏi của GV. + 2HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thầm SGK, quan sát ô chữ và điền mẫu: Phá cỗ. - HS làm bài vào vở. - Một số HS nêu từ đã được điền ở tám ô chữ, dãy ô chữ in màu: Dòng1: Phá cỗ Dòng5: Tham quan Dòng2: Nhạc sĩ Dòng6: Chơi đàn Dòng3: Pháo hoa Dòng7: Tiến sĩ Dòng4: Mặt trăng Dòng8: Bé nhỏ Từ ô in màu: Phát minh -------------------------------- Tiếng việt Kiểm tra: tiết 8 I. Mục đích, yêu cầu : - Kiểm tra viết theo yêu cầu: + Nhớ viết đúng bài chính tả (65chữ/ phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (bài văn xuôi) + Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học. Ii. các hđ dạy học chủ yếu: HS chuẩn bị giấy kiểm tra. III. Đề bài: 1. Chính tả: Em hãy nhớ và viết lại bài: Em vẽ Bác Hồ (từ đầu đến Khăn quàng đỏ thắm). 2. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết. IV. Đáp án: - HS viết bài chính tả thẳng dòng, trình bày đẹp, ít sai lỗi chính tả (4 điểm). - Nêu đầy đủ các ý, câu văn rõ ràng (6 điểm). --------------------------------

File đính kèm:

  • docTuÇn 27.doc
Giáo án liên quan