Giáo án Lớp 3B Tuần 22 Năm học: 2013 - 2014

 1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đấm lưng thùm thụp, đi nơi này đến nơi khác, .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp.

 2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ: Nhà bác học, cười móm mém.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: “Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn, ông là người luôn quan tâm đến mọi người, mong muốn khoa học phục vụ con người”.

- Đối với HSKK đọc và nắm được nội dung bài một cách đơn giản hơn.

 

doc142 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 22 Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 5 - 3 - 2014 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2014 Tập làm văn Tiết 25: KỂ VỀ LỄ HỘI. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Dựa vào kết quả quan sát hai bức tranh, ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK, học sinh chọn kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hành động của những người tham gia lễ hội trong ảnh. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nói. 3. Thái độ: - GD các em có ý thức khi được tham gia lễ hội . II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Tư duy sáng tạo. - Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu. - Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực III. CHUẨN BỊ: - GV : Bảng phụ. - HS : Vở ghi, sgk, VBT III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’ - Lớp 3b sĩ số: 33 vắng:...................... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện: “Người bán quạt may mắn” và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. - Nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1’) Kể về lễ hội b. Nội dung: - Gọi học sinh nêu yêu cầu? * Tranh 1: Quan sát một lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội: + Quan sát kĩ mái đình, cây đu và đoán xem đây là cảnh gì? diễn ra ở đâu? vào thời gian nào? + Trước cổng đình có treo gì? Có băng - Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới. - Là băng chữ đỏ “ Chúc mừng năm mới chữ gì? ” và lá cờ ngũ sắc. + Mọi người đến xem, chơi đu có đông không? Họ xem như thế nào? - Mọi người kéo đén xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu. + Cây đu dược làm bằng gì? Có cao không? - Làm bằng tre và rất cao. + Hãy tả hành động và tư thế của hai người chơi? + 2 người nắm chắc tay đu và đu rất bổng. * Tranh 2 : + Ảnh chụp hội gì? Diễn ra ở đâu? - Hội đua thuyền, diễn ra trên sông. + Trên sông có nhiều thuyền không? Thuyền ngắn hay dài? Mỗi thuyền có bao nhiêu người? Trông họ ra sao? - Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền được làm khá dài. Trên thuyền có gần 2 chục tay đua, họ là những chàng trai rất trẻ, khoẻ, rắn rỏi. + Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền? - Các tay đua đều nắm chắc tay chèo. Họ gò lưng dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. + Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào? - Đông nghịt người đứng xem. - GV chia 2 dãy, mỗi dãy thảo luận 1 - Các nhóm thảo luận tả lại quang cảnh và tranh theo nhóm bàn + Bức ảnh 1 hoạt động của những người tham gia lễ hội. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Ảnh 1: Đây là cảnh sân đình ở làng quê, người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ: “Chúc mừng năm mới” treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu, họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm, mọi người chăm chú, vui vẻ ngước nhìn hai thanh niên vẻ tán thưởng. + Bức ảnh 2? - Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được treo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, ai nấy đều cầm chắc tay chèo, gò lưng dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút… 4. Củng cố kiến thức: 3’ - Kể 1 số lễ hội mà em đã được xem? - GV hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét chung và tuyên dương những HS nói tốt. 5. Chuẩn bị cho bài sau: 1’ - Về viết lại những điều vừa nói thành một đoạn văn kể về lễ hội . - Chuẩn bị bài sau: Kể về 1 ngày hội IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Toán Tiết 125: TIỀN VIỆT NAM. I. MỤC TIÊU: *Sau bài häc, häc sinh biÕt: 1. Kiến thức: - Nhận biết được các tờ giấy bạc 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng. - Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10.000 đồng). 2. Kỹ năng: - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam. 3. Thái độ: - Biết yêu quý đồng tiền và biết được giá trị của đồng tiền, ... II CHUẨN BỊ: - Các loại tiền giấy Việt Nam có mệnh giá (2.000đ, 5.000đ, 10.000đ). - Các đồng tiền xu có mệnh giá (200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ). III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ôn định tổ chức lớp: 1’ - Lớp 3b sĩ số: 33 vắng:..................... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi học sinh lên bảng làm bài: Giải bài toán theo tóm tắt sau: 7 cái: 4900 đồng 3 cái: ... đồng? - Học sinh lên bảng làm bài: Bài giải Mỗi cái nhãn vở mua hết số tiền là: 4900 : 7 = 700 (đồng) 3 cái nhãn vở mua hết số tiền là: 700 x 3 = 2100(đồng) Đáp số: 2100 đồng + Bài toán trên thuộc dạng toán gì? - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị gồm mấy bước? Đó là những bước nào? - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. + 2 bước: - Tìm giá trị 1 phần. - Tìm giá trị nhiều phần. - Nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Tiền Việt Nam. b. Nội dung: a, Giới thiệu bài Tiền Việt Nam (Lớp 2) * Giới thiệu các tờ giấy bạc: 100đ; 200đ; 500đ; 1000đ. + Người ta sử dụng tiền để làm gì? - Người ta sử dụng tiền để mua bán. + Trước đây ta được làm quen với những loại tờ giấy bạc nào? + 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000đồng =>GV cho HS quan sát tờ giấy bạc 100đ, 200đ (SGK) ( Hai tờ giấy bạc này hiện nay không được lưu hành) - Học sinh quan sát hai loại tờ giấy bạc trên và đọc giá trị của từng tờ. - Một tờ giấy bạc loại 200đ thì đổi được mấy tờ giấy bạc 100đ ? - Đổi được 2 tờ 100 đồng và ngược lại. =>GV cho HS quan sát tờ giấy bạc 500đ và 1000đ (vật thật) - Học sinh quan sát 2 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ. - Trên tờ giấy bạc in những dòng chữ nào? - Năm trăm đồng và Một nghìn đồng. - Ngoài dòng chữ ra còn in những gì? - Có số 500 đồng và một tờ 1000 đồng. - Cách trang trí như thế nào? - Màu sắc và đường nét hài hòa rất đẹp - Một tờ giấy bạc 1000đ đổi được mấy tờ giấy bạc loại 500đ ? - Đổi được hai tờ 500đ. b, Giới thiệu bài Tiền Việt Nam ( Lớp 3) - Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000đ; 5000đ; 10000đ. + Màu sắc của các tờ giấy bạc này như - Màu xanh, đỏ. thế nào? + Trên các tờ giấy in những dòng chữ - Hai nghìn đồng, mười nghìn đồng, năm nào? nghìn đồng. + Ngoài chữ ra còn được ghi những gì? - Có số 2000, 5000, 10 000. + Đổi một tờ giấy bạc loại 5 nghìn đồng thì được mấy tờ giấy bạc loại 2000 và 1000? - Đổi được 2 tờ giấy bạc loại 2000đ và một tờ giấy loại 1000đ. * Luỵên tập Bài 1: 7’ + Bài yêu cầu gì? Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền? - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền? - Chú lợn a có 6.200đ. Em tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ = 6.200đ. b. Chú lợn b có 8.400đ. c. Chú lợn c có 4000đ. + Làm thế nào để biết chú lợn b có 8400đồng ? - Chú lợn b có 8.400đ vì 1000đ + 1000đ + 1000đ + 5000đ + 200đ + 200đ = 8400đ Bài 2: 7’ - Gọi học sinh nêu yêu cầu. Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải? + Có mấy tờ giấy bạc loại 1000 đồng? +4 tờ giấy bạc loại 1000đồng. + Để có 2000đồng ta phải lấy mấy tờ 1000đồng? - Lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000đồng. - Tương tự học sinh làm bài. + Có mấy tờ giấy bạc loại 5000đồng ? + 5 tờ + Để có 10 000đồng ta phải lấy mấy tờ 5000đồng ? b.Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000đ thì được 10.000đ. c. Lấy 5 tờ giấy bạc loại 2000đ thì được 10.000đ. d. Lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000đ và 1 tờ giấy bạc loại 1000đ thì được 5000đ. Vì 2000đ + 2000đ + 1000đ = 5000đ Bài 3: 7’ + Bài yêu cầu gì? * Xem tranh rồi trả lời câu hỏi sau : - Yêu cầu HS xem từng tranh và nêu giá của từng đồ vật. - Lọ hoa giá 8700đ, lược 4000đ, bút chì 1.500đ, truyện 5800đ, bóng bay 1000. +| Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào có giá tiền ít nhất? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất? - Đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay, giá 1000đ. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa giá 8700đ. + Mua 1 quả bóng và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền? + Làm thế nào ? - Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết 2500đ - Em lấy 1000đ + 1500đ = 2500đ + Giá tiền của 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu? 4. Củng cố kiến thức: 3’ - GV tóm tắt nội dung. Nhận xét giờ học. - Giá tiền của 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là: 8700 - 4000 = 4700đ 5. Chuẩn bị cho bài sau: 1’ - Hoàn thành bài. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ HỌC: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt giáo án ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . Ngày 3 tháng 3 năm 2014 Đăng Thu H ương

File đính kèm:

  • docGioa an 3 tuan 22232425.doc
Giáo án liên quan