Giáo án Lớp 3B Tuần 22

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ND : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện âm nhạc Giáo viên bộ môn soạn giảng ________________________ Luyện Tiếng Việt LĐ - KC: Nhà bác học và bà cụ I- Mục tiêu: Luyện cho học sinh đọc và kể lại câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ. Nắm ý nghĩa câu chuyện. II- Hoạt động dạy học: 1. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu lần một. - Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp (Giáo viên lưu ý sửa sai cho học sinh yếu). - Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi. - Giáo viên đi kiểm tra nhắc nhở. - Gọi học sinh đọc trước lớp - Học sinh nhận xét bạn đọc. - Giáo viên hỏi: ? Hãy nói những điều em biét về Ê - đi - xơn ? Theo em khoa học đem lại những lợi ích gì cho con người. 3. Luyện kể chuyện: - Học sinh kể lại từng đoạn câuc huyển theo nhóm đôi. - 5 học sinh kể nối tiếp 5 đoạn trước lớp. - Học sinh luyện kể cả câu chuyển theo nhóm. - Học sinh luyện kể trước lớp - Giáo viên và các bạn bổ sung, nhận xét. - Học sinh xung phong kể - Giáo viên ghi điểm. III- Củng cố, dặn dò: - HS nêu nội dung bài. - Nhận xét giờ học. ________________________ Thứ 3 ngày 09 tháng 02 năm 2011 Thể dục Ôn nhảy dây. Trò chơi “Lò cò tiếp sức” I/ Mục tiêu: - Biết nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quaydây. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Lò cò tiếp sức”. II/ Địa điểm- Phương tiện : Dây nhảy III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Phần mở đầu : - GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học - Tập bài thể dục phát triển chung : 1 lần - Chơi trò chơi : Chim bay, cò bay. 2/ Phần cơ bản : - Ôn nhảy dây cá nhân chụm 2 chân : + Các tổ tập theo khu vực đã qui định. GV đi đến từng tổ nhắc nhở, sửa sai. + Lu ý : Sai : so dây dài quá hoặc ngắn quá hoặc quay dây không đều, không phối hợp. + Cách sửa : Khi tập nhảy dây, cho HS tập nhảy không có dây một số lần để làm quen, sau đó cho quay dây chậm để nhảy, động tác bật nhảy nên nhẹ nhàng. * Thi xem ai nhảy đợc nhiều lần nhất. - Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức Chia số HS trong lớp thành 4 đội, từng cặp 2 em thi đấu 1 lần. Sau đó lấy 2 đội nhất thi chung kết để chọn vô địch. 3/ Phần kết thúc : - Tập 1 số động tác hồi tĩnh - GV cìng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học. _______________________ Luyện toán Luyện:phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 000 I- Mục tiêu: Củng cố cho học sinh cộng, trừ các số trong phạm vi 10.000. II- Hoạt động dạy học: 1. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Giáo viên ghi đề lên bảng - Học sinh làm bài và chữa bài. Bài 1: Tính: Bài 2: Tìm x: x - 2361 = 4794 x + 6203 = 8752 Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 4784 kg gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 1936 kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo? - 2 học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên nêu câu hỏi - Bài tập cho biết gì ? Bài tập hỏi gì ? - Học sinh làm vào vở. - 1 học sinh lên bảng chữa bài. Bài giải: Buổi chiều bán được số gạo là: 4784 - 1936 = 2848 (kg) Cả hai buổi bán được số gạo là: 4784 + 2848 = 7632 (kg) Đáp số: 7632 kg IV- Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài. - Giáo viên nhận xét giờ học. __________________________ Buổi chiều Luyện toán Luyện tập (vbt) I/ Mục tiêu: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). II/ Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở bài tập toán trang 26 chấm và chữa bài. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài. Tự làm rồi chữa bài. a, 3217 + 3217 = 3217 x 2 = 6434 b, 1082 + 1082 + 1082 = 1082 x3 = 3246 c, 1109 + 1109 + 1109 + 1109 = 1109 x 4 = 4436 Bài 2: HS nêu quy tắc tìm số bị chia. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - GV và HS nhận xét bài ở bảng. Bài 3: 1 HS đọc bài toán – GV hướng dẫn làm rồi chữa bài. Bài giải Số l xăng 3 xe chở được là: 1125 x 3 = 3375 (l) Số l xăng còn lại là: 3375 – 1280 = 2095 (l) Đáp số: 2095 l xăng. Bài 4: HS nêu yêu cầu . GV hướng dẫn mẫu. HS làm rồi chữa bài. Số đã cho 123 1023 1203 1230 Thêm 4 đơn vị 127 1027 1207 1234 Gấp 4 lần 492 4092 4812 4920 3. Dặn dò: GV nhận xét giờ học. ___________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện: nói,Viết về người lao động trí óc I- Mục tiêu: - Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK - Viết những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu). II- Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh viết bài. - Giáo viên ghi đề lên bảng 2 em đọc yêu cầu. - 3 em kể về nghề lao động trí óc. - Học sinh khá giỏi kể mẫu trước lớp. - Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đọc bài làm. - Giáo viên và học sinh nhận xét. Giáo viên nhắc học sinh cách trình bày. III- Củng cố, dặn dò: Chấm bài và tuyên dương những bài viết tốt. ___________________________ Tự học Luyện tnxh: Rễ cây I- Mục tiêu: Học sinh nắm các kiến thức về rễ cây. Làm một số bài tập. II- Hoạt động dạy học: Giáo viên cho học sinh làm bài tập trong vở bài tập trang 59, 60 và chữa bài. Bài 1: 2 học sinh đọc yêu cầu. Học sinh quan sát 4 hình và điền dấu X và ý đúng. Nêu kết quả - Giáo viên và cả lớp nhận xét. Bài 2: 2 học sinh đọc yêu cầu. - 1 vài em nêu miệng các ví dụ. a) Rễ cọc: Mít. b) Rễ chùm: Cây lúa. c) Rễ phụ: Cây trầu. d) Rễ củ: Cà rốt, củ cải. - Học sinh làm bài vào vở. - Đọc bài làm - Giáo viên và cả lớp bổ sung. Bài 3: 2 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh vẽ vào vở bài tập. Giáo viên đi kiểm tra - Nhận xét. Học sinh có thể vẽ cây su hào hoặc cây khoai sắn. III- Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học học. Tự học (luyện thể dục) Ôn đội hình đội ngũ: Trò chơi "Lò cò tiếp sức" I- Mục tiêu: Học sinh ôn đội hình, đội ngũ, trò chơi lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi. II- Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi. III- Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: Giáo viên phổ biến nội dung bài học. Khởi động. Chạy một vòng. 2. Phần cơ bản: - Ôn đội hình, đội ngũ. - Học sinh ôn theo tổ - Tổ trưởng điều khiển. Lớp trưởng quan sát các tổ, giáo viên điều khiển chung. - Cho học sinh thi đua giữa 3 tổ. - Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách chơi và cho học sinh chơi. 3. Phần kết thúc. Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. Nhận xét giờ học. __________________________ Buổi chiều _______________________________ Tự học (Luyện chữ) Chiếc máy bơm I- Mục tiêu: - Học sinh viết đúng, đẹp đoạn 1 của bài: Chiếc máy bơm. - Viết đúng tốc độ. II- Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu câu. 2. Hướng dẫn học sinh luyện viết. Giáo viên đọc đoạn bài viết - 2 học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên nêu một số câu hỏi: ? Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào ? - Học sinh luyện viết chữ khó vào bảng con: ác - si - mét - Giáo viên cho học sinh viết bài. - Giáo viên thu bài, nhận xét. - Tuyên dương học sinh viết đúng, đẹp. III- Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. ________________________________________________ ____________________________ Buổi chiều: Luyện Tiếng việt Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phây, dấu chấm, dấu chấm hỏi I/ Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về sáng tạo. - Ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. II- Hoạt động dạy học: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở bài tập Tiếng việt trang 18 và chữa bài. Bài 1: 2 học sinh đọc yêu cầu. Học sinh tự làm vào vở. - Học sinh đọc bài làm trước lớp. Giáo viên goi học sinh nhận xét - bổ sung. + Chỉ trí thức: Giáo viên, kỹ sư + Chỉ hoạt động của trí thư: Giảng dạy, nghiên cứu. Bài 2: 2 học sinh đọc yêu cầu. Học sinh nêu miệng bài làm. Giáo viên nhận xét. Học sinh làm bài vào vở bài tập. a) ở nhà. b) Trong lớp. c) Hai bên bờ sông. d) Trên cánh rừng mới trồng. Bài 3: 2 học sinh đọc yêu cầu. Học sinh tự sửa lại dấu. Giáo viên thu vở chấm bài. III- Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. _______________________ Luyện toán Luyện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số I- Mục tiêu: Giúp học sinh: Biế thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ một lần. Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán. II- HOạt động dạy học: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở bài tập toán trang 25 chấm và chữa bài. Bài 1: Tính. Học sinh tự làm vào vở - Giáo viên và học sinh chữa bài. Bài 2: 2 em đọc yêu cầu. Học sinh tự đặt tính và tình vào vơ. 2 em lên bảng làm - Giáo viên và học sinh chấm bài. Bài 3: 2 học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Học sinh tự giải vào vở - 1 em lên bảng làm Bài giải Lát nền 8 pôhngf học như thế hết số gạch là: 1210 x 8 = 9680 (viên) Đáp số: 9680 viên gạch Bài 4: Tính nhẩm: Học sinh nhẩm và nêu kết quả - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. Học sinh khá giỏi làm thêm. 5. Một số nhân với 5, được bao nhiêu trừ đi 10, rồi lấy kết quả cộng với 15 thì được 45. Tìm số đã cho lúc đầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải và chữa bài. III- Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. ___________________________ Tự học LĐ: Chiếc máy bơm I- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. II- Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bìa. - Học sinh luyện đọc câu. - Đọc đoạn nối tiếp trong nhóm. - Đọc đoạn trước lớp. - Học sinh đọc cả bài (Giáo viên chú ý sửa sai). Giáo viên nêu một số câu hỏi ở sách giáo khoa để học sinh trả lời. III- Củng cố, dăn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. ____________________________ Hoạt động tập thể Múa hát tập thể I- Mục tiêu: Học sinh múa hát tậpt hể các bài đã học. Chú ý tự giác ôn đều, hát đúng và múa đẹp. II- Hoạt động dạy học: 1. Giới thiêu bài. 1 học sinh nêu lại các bài hát, múa tập thể đã học. 2. Hướng dẫn ôn lại: Giáo viên hướng dẫn lớp phó văn nghệ điều khiển cả lớp ôn các bài hát, múa. Lớp ôn các bài hát múa theo thứ tự. Chia tổ và ôn tập. Thi diễn giữa các tổ, giáo viên nhận xét - đánh giá. III- Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. _______________________________________

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 22 lop 3.doc
Giáo án liên quan