1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ : kiêu căng, hối hận, can đảm. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu nội dung: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư sử không tốt với bạn.
Dựa váo trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời kể của mình.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy cả bài, biết nghỉ hơi sau dấu câu , biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.Phối hợp lời người kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: Luôn yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 2 - Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2005
Tập làm văn
Viết đơn
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Dựa vào mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết được một lá đơn xin vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Trình bày đúng theo mẫu đơn.
3. Thái độ: Có ý thức viết đơn
II) Đồ dùng dạy học
- GV: Lá đơn mẫu
- HS : Giấy viết đơn.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở bài tập về cách viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. Dạy bài mới
Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài
- 1HS đọc đề bài.
- GV chép đề bài lên bảng
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của đề bài: cần viết đơn vào Đội, theo mẫu đơn đã học trong tiết Tập đọc, nhưng có nội dung viết như mẫu.
- HS quan sát đơn mẫu
- GV nêu câu hỏi : Phần nào trong đơn viết như mẫu ?
Phần nào trong đơn không viết hoàn toàn như mẫu?
- HS trả lời câu hỏi GV nêu.
- GV chốt lại cách trình bày một lá đơn và cho HS xem một lá đơn mẫu.
- HS viết đơn vào giấy đã chuẩn bị.
- GVtheo dõi , hướng dẫn HS cách viết đơn.
- HS trình bày lá đơn trước lớp.
- GVnhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhấn mạnh cho HS về cách viết đơn và cho HS biết có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
- Hãy ghi nhớ cách viết đơn.
Đạo Đức
Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (tiếp)
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố lại hành vi thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. Kĩ năng: Rèn thói quen luôn ghi nhớ theo: 5 điều Bác Hồ dạy.
3. Thái độ: Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II) Đồ dùng dạy học
- HS: Vở bài tập đạo đức, sưu tầm các câu chuyện , bài hát về Bác.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- HS( 2em) trả lời.
- GV nhận xét đánh giá
2.Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
Câc hoạt động
* HĐ1: HS tự liên hệ
+) Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
+) Cách tiến hành;
- GV hướng dẫn HS trao đổi với nhau bài 4(4)
- HS liên hệ thảo luận theo cặp rồi trình bày trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương HS.
* HĐ2: Thi hát, kể chuyện về Bác.
+) Mục tiêu: Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi
+) Cách tiến hành: HS, nhóm thi hát, kể chuyện về Bác
- GV tuyên dương HS
* HĐ3: Trò chơi: Phóng viên
+) Mục tiêu: Củng cố lại bài học
+) Cách tiến hành: HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ theo câu hỏi bài tập 5
- GV nhận xét giúp đỡ HS.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thóng lại nôi dung bài học và liên hệ
- Nhắc nhở HS luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Toán
Tiết 10: Luyện tập
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có liên quan đến phép nhân, chia biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng xếp hình đơn giản.
3. Thái độ : Giáo dục HS đức tính cần cù, chăm chỉ học tập.
II) Đồ dùng dạy học
HS : Cắt 4 hình tam giác( bằng nhau)
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bảng chia 2,3,4,5.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b..Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (10)
- HS làm bảng lớp, bảng con
- GV lưu ý HS cách trình bày bài viết.
Bài 2 (10)
- GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ.
- HS trình bày miệng.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3(10)
- 1HS đọc đề toán, lớp theo dõi SGK.
- GV đặt câu hỏi phân tích đề toán.
- HS giải bài vào vở.
Bài 4(10)
- HS mở các hình tam giác đã chuẩn bị , thi xếp cái mũ xem ai xếp nhanh
- GV nhận xét, nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò
- HS thi đọc thuộc các bảng nhân, chia đã học.
Tự nhiên và xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. Nêu được nguyên và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
2. Kĩ năng: Phân biệt được các bệnh đường hô hấp.
3. Thái độ: Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Muốn giữ gìn cơ quan hô hấp , hằng ngày phải làm gì?
- HS( 2em) trả lời
- GV nhận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1
* Mục tiêu: Kể tên được một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
* Cách tiến hành: HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp và một số bệnh đường hô hấp.
* GV kết luận: Tất cả các bộ phận cơ quan hô hấp có thể bị bệnh đó là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
c.Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp
Từng cặp cùng quan sát và trao đổi với nhau về nội dung các hình vẽ.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày trước lớp.
- GV nêu câu hỏi SGK(11)
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV liên hệ HS đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.
* GV kết luận về các bệnh dường hô hấp, nguyên nhân gây bệnh và cách đề phòng.
d. Hoạt động 3: Chơi trò chơi bác sĩ
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về phòng bệnh đường hô hấp.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi
- HS thực hiện chơi.
3. Củng cố dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài học, nhắc HS giữ gìn cơ quan hô hấp
- Dặn chuẩn bị bài : Bệnh lao phổi.
tập viết
Ôn chữ hoa Ă, Â
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố cách viết các chữ hoa Ă, Â.
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, đều nét và nối đúng quy định.
3. Thái độ: Có ý thức viết chữ đẹp.
II) Đồ dùng dạy học
- GV: chữ mẫu Ă, Â; từ ứng dụng, phấn màu.
- HS: vở tập viết, bảng con.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở viết ở nhà của HS
- HS nhắc lại tên từ và câu ứng dụng, viết bảng con: Vừ A Dính.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn viết trên bảng con
* HĐ1: Luyện viết chữ hoa
- GV đưa ra chữ mẫu Ă, Â và yêu cầu HS so sánh cácchữ này với chữ A đã học.
- HS so sánh điểm giống và khác giữa các chữ này.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết
- HS quan sát GV viết mẫu, sau đó viết bảng con
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV hướng dẫn viết chữ L và viết mẫu.
* HĐ2:Viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng duụng
- GV giảng từ ứng dụng: Âu Lạc.
- HS tìm các chữ hoa có trong từ ứng dụng,
- GV viết mẫu trên bảng lớp
- HS viết bảng con.
* HĐ3: Viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- GV giảng câu ứng dụng
- GV hướng dẫn HS cách viết
- HS viết ở bảng con: Ăn khoai
c. Hướng dẫn viết vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu từng phần cần viết, nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- HS viết bài vào vở.
d. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 – 7 bài , nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại cách viết các chữ vừa học.
- Dặn về nhà viết phần bài ở nhà.
thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói (tiết 2)
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: HS biết gấp tàu thuỷ hai ống khói.
2. Kĩ năng: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật
3. Thái độ: HS yêu thích gấp hình
II) Đồ dùng dạy học
- GV: mẫu tàu thuỷ hai ống khói, giấy màu ,kéo
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
HS nhắc lại bọc vở
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b Hoat động1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói.
- HS quan sát mẫu
- GV nêu câu hỏi nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ mẫu.
- HS trả lời câu hỏi GV nêu
- GV hướng dẫn cách gấp tàu thuỷ
- HS mở tàu thuỷ gấp mẫu(3 em)
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
- GV thao tác gấp mẫu trên giấy màu qua các bước:
B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
B2: Gấp lấy điểm giữavà hai đương dấu gấp giữa hình vuông.
B3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.
- HS thao dõi các thao tác gáp mẫu, sau đó lên bảng thực hiện
- GV theo dõi , nhận xét HS gấp
3. Củng cố dặn dò
- HS nêu lại các bước gấp tàu thuỷ hai óng khói.
- Dặn về nhà tập gấp theo mẫu trên.
Thể dục
Ôn đi đều. Trò chơi: Kết bạn
I) mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Ôn tập đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông. Chơi trò chơi: Kết bạn.
2. Kĩ năng: Thực hiện động tác cơ bản đúng và theo nhịp. tham gia trò chơi chủ động.
3. Thái độ: Biết đoàn kết trong học tập
II) Đồ dùng dạy học
GV: Còi
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Phần cơ bản
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp, sau đó chạy nhẹ nhàng theo hàng dọ trên địa hình tự nhiên ở sân trường
2. Phần cơ bản
+) Tập đi đều theo 1- 4 hàng dọc
GV cho lớp đi thường theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô 1- 2, 1- 2,…
HS tập theo GV hô
GV chú ý HS động tác phối hợp giữa tay và chân, tránh tình trạng HS đi cùng chân, cùng tay.
+) Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông
GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa nêu tóm tắt lại động tác và cho GV tập
HS tập theo nhịp GV hô
GV lưư ý HS cách chống hai tay vào hông hoặc hai tay dang ngang thăng bằng khi lớp động tác đi kiễng gót khi tay dang ngang
+) Chơi trò chơi: Kết bạn
GV nhắc lại cách chơi
HS chơi theo tổ, nhóm
GV theo dõi , nhận xét
3. Phần củng cố
HS đi chậm xung quanh vòng vỗ tay hát
GV hệ thóng lại nội dung bài
Về nhà ôn lại động tác đi đều và đi kiễng gót hai tay chống hông.
Sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp trong tuần 1
I) Lớp vui văn nghệ
II) Nội dung sinh hoạt
Bình bầu cán sự lớp
GV yêu cầu HS trong lớp bình bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ cờ đỏ, các tổ trưởng.
GV nêu tiêu chuẩn của các cán sự lớp
HS bình bầu cá nhân, cả lớp nhất trí và thống nhất
GV giao nhiệm vụ cho từng thânh viên
Quy định một số nề nếp
Đi học đúng giờ
Vệ sinh sạch sẽ
Mặc đồng phục vào thứ 2,4,6
Học và làm bài đày đủ trước khi đến lớp…….
Nhận xét ưư khuyết điểm trong tuần 1
Đi học đúng giờ. có đầy đủ sách vở
Song: Nhiều em còn chưa làm bài tập trước khi dến lớp: Hoà. Biển, Loan…
Còn thiếu đồ dùng học tập: Đức Anh, Thảo, Hoa…
III) Phương hướng tuần sau
Phát động tháng an toàn giao thông
Giáo dục HS theo chủ điểm: Người học sinh ngoan
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 3 TUAN 2(3).doc