1- KTBC: Gọi 2 hs lên bảng làm bài
2- Bài mới :Ôn tập :
Bài 1:
a)C.cố cách tính độ dài đường gấp khúc
?:muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm t.n?
b)C.cố cách tính chu vi hình tam giác
?: Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm t.n ?
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A1 Tuần thứ 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TIẾT 3: CHÍNH TẢ(Tập - chép )
§ 6: CHỊ EM
A/ Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng vần dễ ăc / oăc BT 2,BT 3.
- Giáo dục HS rèn chữ viết đẹp biết giữ vở sạch.
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài thơ “ Chị em", Bảng lớp viết nội dung bài tập 2 .
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Mời 3 học sinh lên bảng .
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS chép bài:
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc bài bài thơ trên bảng phụ.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu nội dung bài thơ.
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì ?
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát ntn?
+ Các chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu các tiếng khó và viết vào bảng con
* Yêu cầu HS nhìn vào SGK chép bài vào vở
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bµi 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- Tổ chức cho HS thi làm bài trên bảng lớp.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 3b:
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 3b.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
- Gọi HS chữa bài trên bảng lớp.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về học và làm bài xem trước bài mới .
- 3em lên bảng viết các từ : thước kẻ, học vẽ ,vẻ đẹp, thi đỗ .
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2 HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi .
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài
- Chị trải chiếu, buông màn, quạt cho em ngủ, quét thềm, đuổi gà, ngủ cùng em ...
- Viết theo thể thơ lục bát.(dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ),
- Chữ đầu của dòng thơ 6 chữ viết lùi vào cách lề 2 ô , dòng 8 cách lề 1ô.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: hát ru, ngoan...
- Cả lớp nhìn SGK và chép bài thơ vào vở.
.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào VBT
- 3 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm vào VBT.
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
TIẾT 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
§ 5: BỆNH LAO PHỔI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được nguyên nhân lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
- Nắm được việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ của bác sĩ khi bị bệnh
II. Đồ dùng :
VBT, Hình vẽ trang 10 ,11 SGK
III. Các hoạt động dạy học
* KT (3-5') Nêu 1 số biện pháp phòn bệnh đường hô hấp .
1. Hoạt động 1 (10-12') Động não
- MT: Nêu nguyên nhân lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
- Cách tiến hành
+ Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?
+ Nêu biểu hiện của bệnh?
+ Tác hại của bệnh?
+ Bệnh lây qua con đường nào?
- Làm việc cả lớp
= > KT: Do vi khuẩn lao gây ra làm cho người mệt mỏi , kém ăn gầy đi và sốt nhẹ về chiều...
2. Hoạt động 2(8-9'): Thảo luận nhóm
- MT : Nắm được việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi
Cách tiến hành
+ Bước 1: Gv chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận
. Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh?
. Đề phòng bệnh ta nên lầm gì ?
+ Bước 2 :Làm việc cả lớp
- KL: Các việc nên làm :tiêm phòng cho trẻ em ,giữ gìn vệ sinh nhà cửa...
+ Các việc không nên làm: hút thuốc lá trong nhà , nhà cửa tối tăm...
3 . Hoạt động 3( 7-8' ) Đóng vai
MT : Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ của bác sĩ khi bị bệnh
- Cách tiến hành
+ Gv đưa ra các tình huống
Gv kết luận , nhắc nhở
- HS làm việc theo nhóm đôi theo gợi ý
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Lớp nx và bổ sung
- HS Quan sát tranh trong SGK
- HS thảo luận
- Các nhóm trình bày ý kiến
- Lớp nx và bổ sung
- HS đóng vai
- HS đại diện lên trình diễn
- Lớp nx và bổ sung
IV. Củng cố - Dặn dò (1-2')
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà thực hiện phòng chống bệnh lao phổi
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
TIẾT 1: TOÁN
§ 15: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Củng cố cách xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Củng cố phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể).
- Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị của hai biểu thức đơn giản, giả
toán có lời văn,...
II. Đồ dùng dạy học:
Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ ( 2-3'): Chữa bài 4 SGK tr 16
- Gv nhận xét và cho điểm
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài(1')
b) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (7-8'): Xem đồng hồ
Dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ
để HS tập đọc giờ tại lớp
Bài 2 (9-10'): Giải bài toán theo tóm tắt
* Lưu ý : ý nghĩa phép nhân
. Bài toán cho biết gì ?
. Bài toán hỏi gì ?
- Gv chấm chữa
Bài 3 (7-8')
a) Khoanh vào 1 số quả cam
3
b) Khoanh vào 1 số quả cam
2
Bài 4 (7-8'): Điền dấu >, <, =?
Yêu cầu HS tính kết quả rồi mới điền dấu.
- Gv chấm chữa
- HS đọc yêu cầu bài
HS chữa miệng.
- HS đọc yêu cầu bài
HS chữa miệng.
- HS đọc thầm phần tóm tắt, phân tích bài toán.
HS làm vở
Bài giải
Tất cả có số người lên thuyền là;
5 x 4 = 20 (người)
Đ/S 20 người
- HS đọc yêu cầu bài
HS làm VBT và đổi chéo vở chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm vở
4 x 7 > 4 x 6, 4 x 5 = 5 . 4
3.Củng cố-Dặn dò(1-2')
-Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về xem đồng hồ, về các bảng nhân chia đã học.
- Nhận xét tiết học
*Dự kiến sai lầm: Bài 2 HS còn nhầm là đưa số thuyền lên trước để tính
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
§ 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH – ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói : Kể đuợc một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen
- Rèn kĩ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu
II. Đồ dùng
HS : VBT
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ(3-5')
- Đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Gv nhận xét cho điểm
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài (1)
b) HD HS làm BT
* Bài tập 1 (12-13)
+ Kể về gia đình em với một người bạn en mới quen
+ HD kể từ 5-7 câu về gia đình em
. Gia đình em gồm có những ai?
. Nghề nghiệp của mỗi người là gì?
.Tình cảm của mọi trong gia đình ntn?
- GV nhận xét và sửa câu , từ cho HS
* Bài tập 2(17-18')
+ Dựa vào mẫu, viết một lá đơn xin nghỉ học
- GV chấm một số bài , nhận xét
- 2, 3 HS đọc
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS kể về gia đình theo nhóm đôi
- Đại diện mỗi nhóm thi kể
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Một HS đọc mẫu đơn, nói về trình tự của lá đơn
- 2, 3 HS làm miệng bài tập
- HS viết đơn vào VBT
IV. Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần
TIẾT 3: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
§ 6: MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
A. MỤC TIÊU:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.
B. ĐDDH:
- Các hình trong SGK/14,15.
- Tiết lợn hoặc tiết gà,vịt đã chống đông, để lắng trong ống thủy tinh.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY_ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi?
2. Nên và không nên làm gì để đề phòng bệnh lao phổi?
II.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
a. Mục tiêu:Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
-Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
b. Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv y/c các nhóm quan sát các hình 1,2,3/14 SGK ,quan sát ống máu đã được chống đông và thảo luận
- Gv nêu câu hỏi như SGK.
- Máu mới bị chảy lỏng hay đặc?.
- Q/s hình 2:
- Máu được chia làm mấy phần? Đó là
những phần nào?
- Huyết cầu đỏ có hình dạng ntn? Có chức năng gì?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên gọi là gì?
*) Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv sửa chữa uốn nắn khi các đại diện nhóm báo cáo .
Kết luận: SGK.
** Ngoài huyết cầu đỏ còn có huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, chống lại bệnh.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
a. Mục tiêu: Kể dược tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
* Bước 1: Làm việc theo cặp. Gv cho HS quan sát hình 4/15/sgk.
- Đâu là tim, mạch máu?
- Mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
- Vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
Gv: Cơ quan tuần hoàn có tim và các mạch máu.
3. Hoạt động 3: Chơi tiếp sức.
a. Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan trong cơ thể.
*Bước 1: Nêu tên trò chơi, HD cách chơi:
- Nêu luật chơi, học cách chơi.
- Gv làm trọng tài
*Bước 2: Học sinh chơi, kết thúc trò chơi - NX đội thắng, thua.
*Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ôxi để hoạt động.Đồng thời máu cũng có chức năng chuyên chở khí CO2 và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi, thận.
ÞThải ra ngoài.
4. Củng cố- dặn dò:
Y/c HS làm bài 1, 2 /9/VBT.Chuẩn bị bài 7.
-Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn gây ra.
NÊN-Tiêm phòng, làm việc và nghỉ ngơi điều độ,vừa sức. Nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, luôn có ánh sáng
KHÔNG NÊN- Khạc nhổ bừa bãi....
- Hs làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm quan sát và thảo luận.
- Nhóm trưởng ghi ý kiến của nhóm mình .
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ xung
- Hs nhắc nối tiếp.
- Trả lời theo cặp.
-Chia làm 2 đội.
-Đứng thành 2 hàng dọc.
- Hs còn lại là cổ động viên.
- HS thực hiện
TIẾT 4: SINH HOẠT
§ 3: NHẬN XÉT TRONG TUẦN
I. Mục tiêu
+ HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua
+ Khắc phục những tồn tại
+ Đề ra phương hướng tuần sau
II Tiến hành
a) Gv nhận xét ưu điểm
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Có ý thức học tập
b )Tồn tại
- Còn nhiều hiện tượng nói chuyện trong giờ học: .............................
- Đọc còn chậm: .......................................
- Trong lớp chưa chú ý nghe giảng: .....................
- Chữ viết còn xấu và sai lỗi chính tả: .............................
- Thực hiện tốt nội quy ở lớp
- Thi đua học tập tốt , làm bài và học bài ở nhà
- Chấm dứt hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
III Kết thúc
- GV cho HS vui văn nghệ
File đính kèm:
- Tuần 3.doc