I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
- HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng phút).
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
- HS : SGK, VBT.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần thứ 9 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này vào phía bên trái của cột mét
+ Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần ?
Giáo viên : viết đề – ca – mét vào phía bên trái của cột mét và viết 1 dam = 10 m xuống dòng dưới
Giáo viên ghi : 1 dam = 10 m.
+ Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 100 lần ?
Giáo viên : viết héc-tô-mét và kí hiệu hm vào bảng, viết 1 hm = 100 m xuống dòng dưới
Giáo viên ghi : 1 hm = 100 m
+ 1hm bằng bao nhiêu dam ?
Viết 1 hm = 10 dam xuống dòng dưới
Giáo viên ghi : 1 hm = 10 dam
Tiến hàng tương tự với các đơn vị còn lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài
Yêu cầu học sinh đọc các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và từ bé đến lớn
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1 : Điền số :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên viết lên bảng bài mẫu : 1 km = … m
Giáo viên hỏi :
+ 1 ki-lô-mét bằng bao nhiêu mét ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Bài 2 : Viết số.
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên viết lên bảng bài mẫu : 5dam =…m
Giáo viên hỏi :
+ 1 dam bằng bao nhiêu mét ?
+ 5 dam gấp mấy lần so với 1 dam ?
Giáo viên : vậy muốn biết 5 dam dài bằng bao nhiêu mét ta lấy 10m x 5 = 50m.
Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Bài 3 : Tính ( theo mẫu ).
GV gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS lên bảng viết lại kí hiệu dam, hm.
- GV nhận xét tiết học.
-Về làm lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
Học sinh nêu tên các đơn vị đo độ dài không theo thứ tự.
+ Lớn hơn mét có những đơn vị đo ki-lô- mét, đề-ca-mét, héc-tô-mét.
+ Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị đề–ca–mét gấp mét 10 lần.
2 học sinh đọc.
+ Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị héc-tô-mét gấp mét 100 lần.
2 học sinh đọc.
+ 1hm bằng 10 dam
Học sinh đọc
Cá nhân
( HS làm dòng 1, 2, 3 )
HS đọc.
+ 1 km = 1000m.
HS làm bài.
Cá nhân.
Lớp nhận xét
( HS làm dòng 1, 2, 3 )
Học sinh đọc.
+ 1 dam = 10 m.
+ 5 dam gấp 5 lần so với 1 dam
HS làm bài.
Cá nhân.
Lớp nhận xét.
( HS làm dòng 1, 2 )
Học sinh đọc.
Học sinh làm bài và sửa bài.
Lớp nhận xét.
- 2 HS lên bảng viết lại KH dam, hm.
Chính taû
Kieåm tra giöõa kyø 1 - Kieåm tra ñoïc
Ôn Tập 3 Bài Hát:
BÀI CA ĐI HỌC, ĐẾM SAO, GÀ GÁY
I. Mục tiêu :
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 3 bài hát.
- Biết gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hát thuần thục ba bài hát: bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy. Ôn lại các động tác vận động phụ hoạ.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ôn tập bài hát: Bài ca đi học
1. Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày
2. Hát kết hợp vận động:
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm 3 – 4 HS.
Ôn tập bài hát: Đếm sao
1. Trình bày bài bằng cách hát đối đáp:
- Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp cả hai lời.
- GV cho hai tổ hát đối đáp với nhau.
2. Trình bày bằng cách hát nối tiếp.
- Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu. Hát cả bài hai lần.
- Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu bằng một nguyên âm A – U - Ư - A.
3. Hát kết hợp vận động:
- Cả lớp đứng tại chổ trình bày bài hát, kết hợp bước chân theo nhịp 3. Động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm dẻo.
- GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhóm 3 – 4 HS.
Ôn tập bài hát: Gà gáy
1. Hát kết hợp gõ đệm:
- Hát kết hợp gõ theo phách:
Cả lớp thực hiện rồi giáo viên chỉ định từng tổ trình bày.
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
Cả lớp thực hiện rồi GV chỉ định một vài HS trình bày.
2. Hát kết hợp vận động:
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV chỉ định hai nhóm lên trình bày trước lớp, mỗi nhúm 3-4 HS
- GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục tập 3 bài hỏt cho thành thục
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS thực hiện.
- HS tham gia.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS hát và gõ đệm.
- Từng tổ trình bày.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS hát và vận động.
- HS trình bày.
- HS ghi nhớ.
Thứ sáu
Taäp laøm vaên
Kieåm tra giöõa kyø 1 - Kieåm tra vieát
(Chính taû, Taäp laøm vaên)
Toán
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Bảng lớp bài tập 1, 2, 3.
- HS : SGK, tập toán.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định : Kiểm tra ĐDHT của HS
2. Kiểm tra bài cũ :
Bài : Bảng đơn vị đo độ dài
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
- Nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Luyện tập.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Làm quen với việc đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo ( nhỏ hơn đơn vị đo còn lại ) .
Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài
Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Bài 1b : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên viết bài mẫu : 4m 5cm = cm
Giáo viên : muốn đổi 4m 5cm thành cm ta thực hiện như sau :
+ 4m bằng bao nhiêu cm ?
Giáo viên : vậy 4m 5cm = 400cm + 5 cm = 405 cm
Giáo viên chốt : vậy khi muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
Cho HS làm bài và sửa bài
GV Nhận xét
Bài 2 : Tính
GV gọi HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 3 :
GV gọi HS đọc đề bài.
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- GV nhận xét tiết học.
- Về làm lại các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài sau : Thực hành đo độ dài.
- Hát + Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 học sinh lên bảng làm miệng bài tập.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
( HS làm dòng 1, 2, 3 )
- HS đọc YC.
- 4m bằng 400 cm
HS làm bài
HS nêu
Học sinh làm bài và sửa bài
HS nêu
Lớp nhận xét.
( HS làm cột 1 )
Học sinh đọc.
+ Ba bạn An, Bình, Cường thi ném bóng. An ném xa 4m 52cm, Bình ném xa 450cm, Cường ném xa 4m 6dm.
+ Hỏi ai ném xa nhất ? Cường ném được xa hơn An bao nhiêu xăng – ti – mét ?
1 HS làm bài ở bảng phụ.
Cả lớp làm vào vở.
Lớp nhận xét
- HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài
Tự nhiên xã hội
Bài : Ôn tập và kiểm tra: con người
và sức khỏe (tt )
I. Mục tiêu :
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Giáo viên : Tranh SGK.
- Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
Bài: Ôn tập và kiểm tra ; con người và SK.
Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không nên làm gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khỏe ( TT)
- GV ghi tựa bài lên bảng.
3.2 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Vẽ tranh
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động
Mỗi đội có 10 phút để vẽ, sau đó lên trình bày. Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
4. Củng cố, dặn dò :
- Thực hiện tốt điều vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau :
Các thế hệ trong một gia đình.
Học sinh trả lời.
- Vài HS nhắc lại tựa bài học.
- HS quan sát chủ đề và vẽ
Không hút thuốc lá, rượu bia.
Không sử dụng ma túy.
Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí.
Giữ vệ sinh môi trường.
Chủ đề lựa chọn.
Sinh hoat lớp tuần 9
Lớp :3/2
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Phương hướng hoạt động tuần tới.
B. Tiến trình sinh hoạt
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ:
2. Nội dung sinh hoạt:
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
- Lớp phó học tập báo cáo hoạt động của lớp.
- Các tổ sinh hoạt theo tổ.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm:
- Tuần qua không có bạn nào vi phạm đạo đức.
- Các em đều đi học đúng giờ, có học bài và làm bài tập ở nhà.
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
- Biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
- Có tinh thần chuẩn bị tốt cho thi giữa HKI.
b. Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe giảng bài, chưa xung phong phát biểu còn làm việc riêng.
- Một số em còn thiếu vở, dụng cụ học tập.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, tiến bộ:
- Tổ : Tổ 1.
- Cá nhân xuất sắc: Văn Lợi, Đăng Khoa, Ngọc Thạch.
- Cá nhân tiến bộ: Thanh Tuấn, Quốc Cường, Vũ Khanh.
- Bầu tổ trưởng trong tuần 10 cho các tổ.
+ Tổ 1: Thúy Hường.
+ Tổ 2 : Vân Anh.
+ Tổ 3 : Đăng Khoa.
+ Tổ 4 : Thúy Huỳnh.
5. Kế hoạch tuần tới:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học khi thật cần thiết, phải xin phép.
- Học bài và làm bài ở nhà, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Giữ vệ sinh trường, lớp học sạch sẽ.
- Nhận xét tiết sinh hoạt: Có hoạt động sôi nổi, nhận ra khuyết điểm bản thân và sửa chữa.
File đính kèm:
- giao an 3 tuan 9.doc