Giáo án Lớp 3A Tuần thứ 13 chuẩn kiến thức

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Bok Pa, lũ làng, lòng suối, đất nước, lên kể chuyện, làng Kông Hoa, Bok Hồ, lụa, huân chương, nửa đêm.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu thể hiện được thái độ của từng nhân vật .

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ : Bok, càn quét, sao Rua, mạnh hung, người thượng.

 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống Thực dân Pháp

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần thứ 13 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung 3. Học sinh viết bài - Giáo viên yêu cầu - Thu bài 3 - 4 em chấm bài - Học sinh viết bài D. Củng cố - dặn dò: - Cho học sinh đọc bài mẫu hay - Nghe đọc - Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài . - Dặn chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 65: gam I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam. - Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. 2. Kỹ năng: Thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. - Giải toán có lời văn với số đo khối lượng. 3. Giáo dục: cẩn thận, tự giác khi làm bài. II. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: 1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ. - Học sinh: Vở ghi toán, sách Toán ... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ: hai học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 9. - 2 học sinh làm bài về nhà - 2 học sinh lên bảng thực hiện. - Học sinh làm bài tiết trước. - Nhận xét và cho điểm học sinh C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu: Ghi đầu bài 2. Giới thiệu gam và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam. - Chúng ta đã học đơn vị đo khối lượng nào? - Ki - lô - gam. - Lấy 1 cân đĩa, 1 gói đường và 1 quả cân nặng 1 kg * Giáo viên cân gói đường - Học sinh quan sát. - Gói đường như thế nào đối với 1kg? - Gói đường nhẹ hơn 1 kg. - Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa? - Chưa * Giáo viên: Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg hay nặng không chẵn số lần của kg, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg đó là gam * Giáo viên ghi: gam (viết tắt là g) đọc là gam. - Giới thiệu: 1000g = 1kg - Giáo viên yêu cầu: - Cân gói đường trên cân đĩa . - Đọc kết quả cân nặng của gói đường - Giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g. - Giới thiệu cân đồng hồ: Giáo viên chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên đồng hồ. 3. Luyện tập thực hành: Bài 1: Lấy 1 số vật nhẹ hơn 1kg (hoặc yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ để đọc số cân từng vật. - Học sinh đọc số cân từng vật. - Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam? - Hộp đường cân nặng 200g - 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam? - 3 quả táo cân nặng 700g. - Vì sao con biết 3 quả táo cân nặng 700g? - Vì 3 quả táo cân nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g. 500 + 200 = 700g. Vậy 3 quả táo nặng 700g. - Thực hiện tương tự với các vật khác. Bài 2: - Cho học sinh quan sát hình vẽ hoặc dùng cân đồng hồ để làm bài - Học sinh thực hiện. Bài 3: - Giáo viên ghi bảng: 22g + 47g = - Yêu cầu học sinh tính. - Học sinh tính: 22g + 47g = 69g - Con đã tính thế nào để tìm ra 69g? - Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69. * Vậy khi thực hành tính các số đo khối lượng ta làm như thế nào? - Học sinh nêu. - Học sinh làm tương tự với các phần còn lại. Bài 4: - Gọi học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam? - Cả hộp sữa cân nặng 455g. * Giáo viên: cân nặng của hộp sữa là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa trong hộp - Muốn tính số cân nặng của sữa trong hộp ta làm thế nào? - Học sinh nêu. - Học sinh làm bài. Bài 5: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì? - Học sinh nêu. - Học sinh tóm tắt rồi giải. - Nhận xét,chốt nội dung bài. D. Củng cố - dặn dò: - Hôm nay học bài gì? - Học sinh nêu. - 1kg bằng bao nhiêu gam? - 1kg bằng 1000 gam - Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài . - Dặn chuẩn bị bài sau. Chính tả ( nghe viết ) Vàm cỏ đông I. Mục tiêu + Nghe và viết lại chính xác hai khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông. + Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt it /uyt; d/r/gi hoặc thanh hỏi, thanh ngã. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh lên bảng viết từ giáo viên đọc. - Học sinh viết: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn chính tả: a. Trao đổi về nội dung bài viết: - Giáo viên đọc bài viết. - 2 học sinh đọc lại. - Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào? - Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết. b. Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu học sinh tìm từ khó. - Dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, soi - Y/c hs đọc và viết các từ tìm được. - 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết nháp. c. Hướng dẫn cách trình bày - Trong bài viết có những chữ nào phải viết hoa, vì sao? - Học sinh nêu và giải thích. d. Viết chính tả: e. Soát lỗi - Đọc lại bài - Học sinh soát lỗi. g. Chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc. - 3 học sinh làm bảng, lớp làm nháp. - Nhận xét, chốt ý đúng. Bài 3a: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc. - Giáo viên hướng dẫn. - HS làm bài theo nhóm ra bảng phoóc. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt ý đúng. C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học Đạo đức Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I I. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức qua các bài Đạo đức đã học. - Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài tập cụ thể. - Giáo dục: Có ý thức rèn luyện qua các chuẩn mực Đạo đức đã học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi - Học sinh ôn luyện các bài đã học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ - Hát - Kết hợp cùng bài ôn C. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu, ghi tên đầu bài. - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn luyện tập - Chúng ta đã học các bài đạo đức nào? - Học sinh nêu. a. Nêu biểu hiện về việc thực hiện các chuẩn mục Đạo đức - Học sinh lần lượt nêu biểu hiện về: + Biết giữ lời hứa +Tự Làm lấy việc của mình. + Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. b. Lợi ích và lý do của việc thực hiện theo các chuẩn mực Đạo đức đã học - Giáo viên yêu cầu - Thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Vì sao cần phải giữ lời hứa? + Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? + Nêu lợi ích của việc biết làm lấy việc của mình? c. Liên hệ thực tế: - Đưa ra các yêu cầu - Học sinh thảo luận nhóm đôi rồi trả lời. + Kể 1 lần biết giữ lời hứa với bạn bè hoặc người khác. + Kể 2 việc tự làm lấy phù hợp với khả năng của mình. + Kể 2 việc đã làm về quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em D. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. Thể dục động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu: - Ôn các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung .Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi: “ Chim vể tổ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động. II. Địa điểm , phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi : “Chim vể tổ”. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Phần Nội dung Đ. Lượng Phương pháp Số lần Thời gian Mở đầu - Giáo viên giúp cán bộ lớp tập hợp lớp. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc theo địa hình tự nhiên: 40- 50 m. - Đứng tại chỗ khởi động các khớp 1 1 1 1 1’ 1’ 1’ 1’ - Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. - Theo 1 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. Cơ bản * - Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung * Giáo viên hướng dẫn: - Giáo viên đi từng tổ sửa chữa cho học sinh. * Học động tác nhảy của bài TD phát triển chung * Chơi TC: “ Chim vể tổ” - GV nêu tên trò chơi - Giáo viên bổ sung. 3 4-6 3-4 2-3 5-7’ 5-9’ 5-10’ 1-2’ - Giáo viên hướng dẫn, hs thực hiện theo 4 hàng ngang. - Tập luyện theo tổ. - Các tổ thi đua tập. - Học sinh nêu lại cách tập. - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. - Nhắc lại cách chơi. - Học sinh chơi. Kết thúc - Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - Đi chậm theo vòng tròn kết hợp vỗ tay theo nhịp và hát. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. - Về nhà: Ôn động tác đi đều và đi kiễng gót. 1 1 1 1’ 1’ 1’ 1’ - Theo 4 hàng ngang. - Theo 1 vòng tròn. - Theo 4 hàng ngang. - Ôn luyện ở nhà. Lịch sử địa phương Giang Văn Minh I. Mục tiêu: - Học sinh làm quen với một nhân vật lịch sử của địa phương Hà Tây, đó là Giang Văn Minh - Hiểu được tài đối đáp và lòng yêu nước của ông. - Giáo dục: Ham hiểu biết, tôn trọng nhân tài. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Câu chuyện lịch sử: Giang Văn Minh; Hệ thống câu hỏi, bài tập. - Học sinh: Phô tô bài học cho học sinh( 2 em 1 bài) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. ổn định tổ chức B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu của bài, ghi bảng. - Nghe giới thiệu. 2. Dạy học bài mới: a. Giáo viên đọc câu chuyện Giang Văn Minh - Nghe. - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc câu chuyện - Học sinh 1: Từ đầu đến ... vẫn còn đỏ. - Học sinh 2: Tiếp đến ...tuổi 57. - Học sinh 3: Còn lại. b. Tìm hiểu: - Ông Giang Văn Minh là người ở đâu? - Ông Giang Văn Minh là người ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm. - Ông đỗ Thám Hoa khi nào? - Ông đỗ Thám Hoa, khoá thi Mậu Thìn , đời Lê Nhân Tông, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) - Con hiểu thế nào là Thám Hoa? - Học sinh nêu. - Năm 1637 ông được nhà vua cử đi đâu? - Năm 1637 ông được nhà vua cử đi sứ Trung Hoa. - Chuyện gì xảy ra khi ông vào yết kiến vua Minh? - Học sinh nêu. - Vua Minh ra vế đối và Giang Thám Hoa đối đáp như thế nào? - Học sinh đọc 2 vế của câu đối. - Hãy cho biết cảm xúc của em khi vua Minh giết hại Giang Thám Hoa? - Học sinh nêu. - Chuyện gì xảy ra sau cái chết của ông? - Học sinh nêu. D. Củng cố - dặn dò: - Chúng ta vừa tìm hiểu về nhân vật lịch sử nào? - Ông Giang Văn Minh - Ông là người như thế nào? - Học sinh nêu. - Về kể lại cho người thân nghe.

File đính kèm:

  • docTuan13.doc
Giáo án liên quan