A. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu, trẩy quân, rìu búa, đầu tiên.
- Giọng đọc phải phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
B. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Đọc thầm nhanh hơn học kì A.
- Hiểu nghĩa từ: giặc ngoại xâm, đô hộ, luy lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 19 Năm học: 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt.
7005 đọc là bảy nghìn không trăm linh năm.
+ 3HS lên làm, lớp nhận xét.
a)67 73; 6774; 6775; 6776; 6777; 6778; 6779.
b) 4512; 4513; 4514; 4515; 4516; 4517; 4518.
c)76 59; 7658; 7657; 7656; 7655; 7654; 7653.
+ 1HS lên làm, lớp nhận xét
8357, 8375. 8537. 8573, 8735, 8753.
Bài giải
Trường Nguyễn Trãi có số học sinh là:
867 + 52 = 919 (học sinh)
Cả hai trường có số học sinh là:
867+ 919 = 1786(học sinh)
Đáp số: 1786 học sinh
+ 1HS lên làm, lớp nhận xét
1111, 2222, 3333, 4444, 5555, 6666, 7777, 8888, 9999.
-------------------------------
Luyện viết
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Nghe-viết chính xác bài "Bộ đội về làng".
- Điền đúng vào chỗ trống các tiếng bắt đầu bằng iêt/iêc.
- Tìm được các tiếng bắt đằu bằng vần iêt/ iêc.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết bài tập.
III.Các HĐ dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GTB
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1 bài thơ: Bộ đội về làng
Hỏi: Những hình ảnh nào nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng với bộ đội?
Trong bài cần viết hoa những chữ nào?
b. GV đọc cho HS chép bài vào vở:
- GV đọc lần 2.
Quan sát giúp HS viết đúng, đẹp.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc lần 3.
- GV chấm (8 bài), nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT
Bài1: Điền vào chỗ trống:
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Chấm 1 số bài, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen HS học tốt.
- Về viết lại lỗi chính tả sai, đọc lại các bài tập, ghi nhớ chính tả.
- 1 HS đọc lại. Lớp theo dõi trong SGK.
Mẹ già bịn rịn- nhà lá đơn sơ- tấm lòng rộng mở-bộ đội và dân làng ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Cần viết hoa các chữ cái đầu câu.
+ Đọc thầm lại bài thơ. Viết ra giấy nháp những từ dễ sai.
- Chép bài vào vở.
- Soát bài, viết lỗi sai xuống cuối bài viết.
- 2HS nêu yêu cầu bài a, b.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 2HS lên bảng thi điền nhanh.
a. long lanh, liên lạc, năm hoc.
b. công việc, hiểu biết, tập viết.
----------------------------------
Chiều thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Luỵện Toán
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết đề bài
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ : GV viết số 5413.
- HS lên viết thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- GV và HS nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: GTB.
GV ghi bảng đề bài
Bài 1:(Bài 8) Viết các số thành tổng.
Bài 2:(Bài 9) Viết các số thành tổng.
GV. Củng cố về các số tròn trăm.
Bài 3: (Bài 10) Số?
GV. Củng cố về các số tròn chục.
Bài 4:(Bài 11) Số?
Chấm bài, nhận xét.
HS làm bài.Một số em lên bảng chữa.
+ 4HS lên làm, lớp nhận xét.
a) 8897 = 8000+ 800+90+7
7653= 7000+600+50+3
9469= 9000+400+60+9
5555= 5000+500+50+5
b)7608 =7000+600 + 8
3970= 3000+900 +70
2004=2000+4
6600=6000+600
+ 2 HS lên làm, lớp nhận xét.
9000 + 800 + 50 + 5= 9855
7000 + 600 + 50 + 4 = 7654
4000 + 700 + 70 + 7 = 4777
5000 + 800 + 5 = 5805
8000 + 400 =8400;
3000 +3 = 3003;
+3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét. a)9991, 9992, 9993, 9994, 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10 000.
b)1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000, 10 000.
c)5006, 5007, 5008, 5009, 5010, 5011, 5012, 5013, 5014, 5015.
+ 1HS lên làm, lớp nhận xét
4068, 4086, 8046, 8064, 6048, 6048
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về ôn lại cách đọc, viết số có 4 chữ số và số 10 000.
---------------------------------
Luyện Tập làm văn
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu truyện, kể lại đúng, tự nhiên.
B. Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết gợi ý.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GTB.
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện
+HS nghe - kể chuyện:
- Nêu yêu cầu của BT. Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão.
- GV kể chuyện 2,3 lần.
- GV kể lần 2 và hỏi:
Vì sao bị quân lính đâm giáo vào đùi mà chàng trai Phù ủng vẫn không hề hay biết?
Chi tiết cho biết Phạm Ngũ Lão có đức tính đáng quí là chi tiết nào?
Đức tính này đối với tình cảnh đất nước có cần không? Tại sao?
- GV kể lần3.
+ HS tập kể:
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- GV và HS nhận xét cách kể của bạn.
HĐ2: HS viết bài:
- GV nhắc HS trả lời rõ ràng, đầy đủ, thành câu.
- Chấm bài, nhận xét.
- 2HS đọc yêu cầu của bài và 3 câu hỏi gợi ý. Lớp quan sát tranh minh hoạ.
- Lắng nghe.
+ Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến.
+ Phạm Ngũ Lão giàu lòng yêu nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
Đức tính này đối với tình cảnh đất nướchiện tại rất cần. Vì nó giúp cho người tướng lập được nhiều chiến công.
- Theo dõi.
- Từng tốp 3HS tập kể.
- Các nhóm, mỗi nhóm 2HS thi kể.
- Từng tốp, mỗi tốp 3HS kể phân vai cả câu chuyện.
- Nêu yêu cầu: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi 2 hoặc 3.
- Lớp làm bài cá nhân.
- Một số HS đọc bài viết.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------
Tập đọc
bộ đội về làng
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: rộn ràng, bịn rịn, kể chuyện, nấu dở.
- Đọc câu trôi chảy, rõ ràng, bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, tình cảm.
B. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ : bịn rịn, đơn sơ,...
- Hiểu nội dung bài: nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Hai Bà Trưng
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: GTB.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài: Giọng rõ ràng, vui vẻ, tình cảm, đọc vắt dòng ở các câu thơ 1 và 2, 3 và 4, 5 và 6, 8 và 9, 10 và 11
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+Đọc từng câu.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng, sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV giúp HS hiểu 1 số từ ngữ khó: Ngày 22-1B.
+ Đọc từng khổ trước lớp:
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
HĐ2(15'): Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về?
Những hình ảnh nào nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng với bộ đội?
Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy?
HĐ3: Luyện đọc lại
GV và HS nhận xét bình chọn bạn đọc đúng, hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về đọc lại bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- Đọc nối tiếp từng câu (2 lượt).
- 4 HS đọc bài. Đọc nối tiếp từng khổ
- Đọc theo cặp, góp ý cho nhau.
-Đọc đồng thanh cả bài.
+ Lớp đọc thầm .
Các anh về – mái ấm nhà vui- Tiếng hát câu cười - rộn ràng xóm nhỏ- Tưng bừng trước ngõ- Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau.
Mẹ già bịn rịn- nhà lá đơn sơ- tấm lòng rộng mở-bộ đội và dân làng ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Vì bộ đội đã không ngại khó khăn, gian khổ để chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân/Vì bộ đội là con em của nhân dân.
- HS thi đọc toàn bài.
---------------------------------
Thể dục:
bài 37
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
Ôn các bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác.
Học trò chơi thỏ nhảy. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm ,phương tiện :
-Sân trường, kẻ sân, dụng cụ cho trò chơi bịt mắt bắt dê.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
A.Phần mở đầu (6’)
-T nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
-Khởi động Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
+Chơi trò chơi: Bịt, mắt bắt dê.
+Xoay khớp khuỷu tay, chân...
phương pháp
Theo đội hình 4 hàng ngang .CS điều khiển
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x
B. Phần cơ bản (24’)
Ôn các động tác RLTTCB.
+Ôn các động tác đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông, đi kiểng gót, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải trái.
Làm quen với trò chơi thỏ nhảy.
-Nêu tên trò chơi, cho HS nêu cách nhảy của thỏ.
-Cho HS chơi thử, Thầy nhận xét.
-Cho HS chơi, T chỉ dẫn kịp thời để HS nắm bắt được cách chơi.
-Theo đội hình 2 hàng dọc em nọ cách em kia 2 m
-Theo dõi
-Chơi theo tổ khi có hiệu lệnh bắt đầu nhảy.
C. Phần kết thúc (6’)
Đứng tại chỗ vỗ tay hát .
Hệ thống bài học, nhận xét tiết học
Nhận xét thái độ tinh thần học tập của học sinh.
Giao bài tập về nhà
-Theo đội hình vòng tròn
-Ôn lại nội dung vừa học
-----------------------------
Thể dục:
ôn đội hình đội ngũ, trò chơI: thỏ nhảy
I.Mục tiêu:
-Ôn tập hang ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện thành thục.
-Học trò chơi “thỏ nhảy”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện : Sân trường, kẻ sân cho bài LTTCB và trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
A.Phần mở đầu (6’)
-T nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
-Khởi động Chạy chậm theo 1 hàng dọc.
+Chơi trò chơi : “Chui qua hầm”
+Xoay khớp khuỷu tay, chân...
phương pháp
Theo đội hình 4 hàng ngang .CS điều khiển
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x
B. Phần cơ bản(24’)
+Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
-Cả lớp cùng thực hiện
-Tập theo tổ các khu vực được phân công,
-Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên
+Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”
-Khởi động các khớp.
-Nêu tên trò chơi, tóm tắt cách chơi.
-Cả lớp cùng chơi theo hiệu lệnh của thầy.
-Theo đội hình 2 hàng dọc em nọ cách em kia 2 m
-Mỗi động tác 2 – 3 lần.
-HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. T đến các tổ sửa sai cho học sinh .
-Thầy điều khiển (1 đến 2 lần)
-Chơi theo tổ khi có hiệu lệnh bắt đầu nhảy.
C. Phần kết thúc (6’)
-Hít thở sâu, vừa đi vừa thả lỏng.
Hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
Nhận xét thái độ tinh thần học tập của học sinh.
Giao bài tập về nhà
-Theo đội hình vòng tròn
-Ôn các động tác RLTTCB
-----------------------------
File đính kèm:
- TUAN 19.doc