1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, sắp nhỏ, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt ,.
- Biết đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt, .
63 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 12 Năm học: 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy họ
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
2’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nói về quê hương mình
* Vấn đáp
- HS khá kể
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
15’
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
Mang tới lớp tranh, ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, … tranh ảnh cắt từ báo chí). Nói những điều em biết về cảnh đẹp đất nước theo gợi ý dưới đây.
a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ?
b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào ?
c) Cảnh trong ảnh (tranh) có gì đẹp ?
d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì ?
- Tranh (ảnh) các con sưu tầm được vẽ (chụp) cảnh gì?
+ Huế, Vịnh Hạ Long, Quốc Tử Giám, Sa Pa, Chùa một cột …
- Nói về cảnh đẹp trong tranh của mình.
Bài nói mẫu: Nói về cảnh đẹp Phan Thiết
+ Tấm ảnh chụp một một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
+ Bao chùm lên bức tranh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của một bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô trên biển.
+ Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp.
+ Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào về đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế.
- Kể trong nhóm
- HS nói trước lớp
Yêu cầu: nói đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước …
* Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý
- Nhiều HS lần lượt trả lời từng câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS giới thiệu tranh của mình cho bạn bên cạnh
- HS khá kể mẫu – GV giúp đỡ
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS kể theo nhóm đôi
- HS thi kể
- HS khác nhận xét.
- GV và HS bình chọn người kể hay nhất
15’
Bài 2: Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
- Lưu ý : về câu, chính tả, từ ngữ ,...
- Gợi ý :
+ HS có thể nói về cảnh đẹp đất nước hoặc cảnh đẹp ở chính quê hương mình để liên hệ kĩ hơn
+ Bộc lộ niềm tự hào
+ Nói về cảnh đẹp theo không gian từ xa đến gần, hoặc theo thời gian , ...
* Trực quan, vấn đáp, luyện tập
- HS yêu cầu
- HS viết bài, GV quan sát, giúp đỡ
- HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò :
Viết lại đoạn văn cho hay hơn
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
----------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS: Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu ,VBT.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Ghi chú
5'
A. Kiểm tra bài cũ
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Đọc thuộc bảng chia 8.
- HS đọc thuộc lòng.
2HS
- HS đố nhau thuộc bảng chia 8 không theo thứ tự các phép tính.
2HS
- GV nhận xét, cho điểm.
1'
B. Bài mới
* Phương pháp vào bài trực tiếp
1. Giới thiệu bài: chúng ta vận dụng bảng chia 8 đã học vào tính toán qua các bài tập ở tiết 58 - luyện tập.
- GV nêu yêu cầu bài học và ghi tên bài lên bảng bằng phấn màu.
- HS mở VBT (trang 68)
30'
2. Thực hành:
* Phương pháp luyện tập, thực hành.
* Bài 1: Tính nhẩm
- Cả lớp tự làm rồi đọc chữa.
4HS
8 x 2 = 16
16 : 8 = 2
8 x 6 = 48
48 : 8 = 6
8 x 3 = 24
24 : 8 =3
8 x 7 = 56
56 : 8 = 7
- GV nhận xét.
8 x 4 = 32
32 : 8 = 4
8 x 7 = 56
65 : 8 = 7
8 x 5 = 40
40 : 8 = 5
8 x 9 = 72
72 : 8 = 9
- GV củng cố một số quan hệ giữa phép nhân và phép chia cho HS bằng câu hỏi gợi ý.
- HS tự làm bài rồi đọc chữa như ở BT1, cả lớp và GV nhận xét.
1HS
* Bài 3:
Một người có 58 kg gạo. Sau khi bán 18 kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào 8 túi. Hỏi mỗi túi đựng mấy ki-lô-gam gạo?
- HS đọc đề bài. GV ghi tóm tắt nhanh lên bảng.
Bài giải
- HS lên bảng làm bài.
Số gạo còn lại là:
- Cả lớp tự làm rồi nhận xét.
58 - 18 = 40 (kg)
Mỗi túi đựng số ki-lô-gam gạo là:
40 : 8 = 5(kg)
ĐS: 5 kg gạo.
* Bài 4: Tô màu số ô vuông trong mỗi hình.
- HS đọc yêu cầu bài.
1HS
- Đếm số ô vuông ở mỗi hình .
- HS nêu cách làm.
- Chia nhẩm số ô vuông cho 8.
- Tô màu vào số ô vuông vừa tìm.
Kết quả: Tô màu vào:
- Cả lớp tự làm rồi đổi vở để kiểm tra chéo.
Hình 1: 2 ô vuông
- GV nhận xét chung.
Hình 2: 3 ô vuông
Hình 4: 4 ô vuông
2'
C. Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại bảng chia 8.
1HS
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về học thuộc bảng chia 8
-------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị : HS tự tham quan trường trong giờ ra chơi
Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
1’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Hằng ngày, chúng ta đến trường và được tham gia rất nhiều những hoạt động của trường, hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các hoạt động đó.
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
8’
2. Hoạt động 1: : Quan sát theo cặp
* Mục tiêu:
- Biết được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học.
- Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
ã Cách tiến hành:
Bước 1:
- HS quan sát hình và hỏi và trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau:
+ Kể ra một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+ Trong từng hoạt động đó, HS làm gì? GV làm gì?
Bước 2: Một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận.
Bước 3: GV và HS thảo luận một số câu hỏi giúp HS liên hệ thực tế bản thân.
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm không?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
Kết luận:
ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn, ... Tất cả các hoạt động đó giúp các em học tập có hiệu quả hơn.
* Trực quan, thảo luận
- GV giói thiệu hoạt động
- HS đọc câu hỏi trong SGK
- HS trao đổi theo cặp, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS khác trả lời
- HS khác bổ sung
- GV nhận xét, hỏi thêm
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
2 ý đầu
10’
3. Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập:
* Mục tiêu:
- Biết kể tên những môn học ở trường.
- Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
- Biết hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ.
ã Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo gợi ý sau:
- ở trường, công việc chính của học sinh là gì?
- Kể tên các môn học bạn được học ở trường.
- Nói tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm chưa tốt.
- Nói tên môn học mà mình thích.
- Kể tên những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn trong học tập.
Bước 2: Đại diện các tổ lên báo cáo.
* GV liên hệ tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngợi những HS chăm ngoan, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở động viên những HS còn học chưa tích cực.
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận
- GV nêu yêu cầu và gợi ý
- HS làm việc theo tổ
- GV quan sát, giúp đỡ
- HS báo cáo
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, nói thêm
3’
B. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò : học bài tìm hiểu, tham gia vào các hoạt động của trường mình trong thời gian này.
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Tuần 12
I- Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình của lớp trong tuần,nhận xét ưu khuyết điểm của lớp.Tuyên dương những học sinh có tiến bộ nhắc nhở những học sinh còn yếu,thực hiện vệ sinh cá nhân.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy và học cơ bản:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7p
27p
6p
I- ổn định tổ chức:
- Sinh hoạt văn nghệ
II- Nhận xét
- Lớp trưởng lên điều khiển lớp
1- Bốn tổ trưởng lên nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình.
2- Lớp trưởng nhận xét chung ưu khuyết điểm của lớp.
a, Ưu điểm:
- Lớp đi học đủ, đúng giờ 100%, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc, hát đầu giờ đều, thực hiện suy bài đầu giờ nghiêm túc.
- Không khí học tập sôi nổi rõ rệt. Các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Số HS quên vở đã hạn chế, sách vở bọc đầy đủ. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
- Trong lớp hăng hái giơ tay phát biểu như:
- Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ sôi nổi.Nghiêm túc khi tập thể dục.
- HS đóng góp quỹ đầu năm đầy đủ.
b- Nhược điểm:
- Bên cạnh đó vẫn còn HS đi học muộn .
- Duy trì 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc.
- Một số bạn chưa nghiêm túc trong khi hoạt động ngoài giờ.
- Trong lớp còn 1 số bạn nói chuyện riêng.
c, ý kiến của HS.
3- Xếp loại và phương hướng.
Tổ 1: 2
Tổ 2: 2
Tổ 3: 1
Tổ 4: 3
- Đi học chuyên cần,chuẩn bị bài trước khi đi học.
- Không được ăn quà vặt
- Vệ sinh sạch sẽ.
Cả lớp hát.
HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 12lop 3.doc