I. YÊU CẦU :
1. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 1 Trường Tiểu học Số 1 Nam Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66
304 333 411
- Trả lời cá nhân, làm bài bảng con:
x – 322 = 415
x = 415 + 322
x = 737
204 + x = 355
x = 355 – 204
x = 151
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
Số học sinh khối lớp Hai là:
468 – 260 = 208 (Học sinh)
Đáp số: 208 học sinh
* HS giỏi
Tuần 1
Tiết 1
Luyện từ và Câu:
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH
NS : 18 – 8 – 2012
NG : 22 – 8 - 2012
I. YÊU CẦU :
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. (BT1)
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Viết sẵn khổ thơ nêu trong bài tập 1
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
- HD làm bài.
* Các từ chỉ sự vật: tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai
* Khắc sâu: Người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
Bài tập 2: Tìm các từ chỉ sự vật được so sánh với nhau:
- Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
a) Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ? Vì sao “hai bàn tay em” được SS với “hoa đầu cành” ?
b) Vì sao nói “ Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ?
c) Vì sao cánh diều được so sánh với dấu “á”
d) Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ ?
- GV kết luận: Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
Bài tập 3:
- Em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2 ?
3/Củng cố: BTTN : Chọn chữ cái trước câu có hình ảnh so sánh
A. Ban đêm đèn điện sáng rực hai bên đường.
B. Ban đêm đèn điện sáng như sao sa.
4. Dặn dò: Về tìm thêm các hình ảnh so sánh
- HS để SGK + vở BT lên bàn
- 2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm theo.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm VBT
+ 2 HS đọc YC của bài, Cả lớp đọc thầm
- 1 HS làm mẫu: ... hoa đầu cành
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 Học sinh lên bảng làm
... 2 bàn tay của bé nhỏ, xinh như 1 bông hoa.
... Đều phẳng, êm và đẹp. Xanh biếc, sáng trong.
Vì cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệ một dấu “á”
- 1 Học sinh lên bảng vẽ 1 dấu “á”.
- Vì dấu hỏi cong cong nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần giống vành tai.
- Thảo luận nhóm 2, nêu kết quả thảo luận.
Tuần 1
Tiết 2
Tự nhiên và xã hội :
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?
NS : 18 – 8 – 2012
NG : 22 – 8 - 2012
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK - Trang 6, 7
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì ? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nên thở như thế nào ?
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
a) HD HS quan sát lỗ mũi của bạn: Em nhìn thấy gì trong mũi ? Khi bị sổ mũi có gì chảy ra ? Dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?
* Khắc sâu: Trong mũi có lông mũi cản bụi ... mạch máu sưởi ấm ... Nên thở bằng mũi là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGk.
a) HD quan sát các hình, 3, 4, 5 trang 7 SGK và thảo luận.
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành ? ... có nhiều khói bụi ? Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?
- HD trả lời câu hỏi :
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ? Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì ?
* GV kết luận: Không khí trong lành cung cấp đầy đủ ô xi cho máu đi nuôi cơ thể ... có nhiều khí các - bô - níc có hại.
- Liên hệ: Nơi em ở có không khí trong lành hay có nhiều khói bụi ? Làm thế nào để ngăn cản khói, bụi và có không khí trong lành ?
3. Củng cố: Nêu ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng ?
- Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi họng ?
A. Cần lau sạch mũi
B. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các loại nước sát trùng khác
C. Cả hai ý trên
4. Dặn dò: Về thực hiện tập thể dục buổi sáng
- Học sinh trả lời
- Nhận xét
- Học sinh mở SGK
- Thảo luận nhóm 4, Nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
.....bụi đen, dịch nhầy
- Thảo luận nhóm 2, nêu kết quả thảo luận:
... ngột ngạt, khó chịu.
... khoan khoái, dễ chịu.
- HS nhắc lại
- Liên hệ
- Nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường.
Tuần 1
Tiết 1
Học hát : Bài Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
NS : 18 – 8 – 2012
NG : 22 – 8 - 2012
I/ Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và lời 1
Có ý thức nghiêm trang khi Chào cờ
Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao
II/ Chuẩn bị:
Hát chuẩn xác bài Quốc ca với tính chất hào hùng, giải thích một số từ ngữ trong lời ca.
- Từ khó:”Đường vinh quang xây xác quân thù”: cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của kẻ thù.
- “Sa trường”:(từ cổ): Chiến trường.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ổn đ ịnh
2/ BM
Hoạt động 1 :Dạy hát Quốc ca Việt Nam (Lời 1)
- Giới thiệu: Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát và cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng về phía Quốc kì.
- Giới thiệu hình ảnh lá Quốc kì và lễ chào cờ.
- Hát Quốc ca.
- Giải thích từ “Đường vinh quang xây xác quân thù”, “Sa trường”.
- Hướng dẫn hát nối tiếp từng câu.
- Lưu ý học sinh 2 câu hát để hát đúng cao độ
“ Đường vinh quang xây xác quân thù.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng”.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1.Bài Quốc ca được hát khi nào?
2.Ai là tác giả bài Quốc ca?
3.Khi chào cờ hát Quốc ca chúng ta phải có thái độ như thế nào?
3/ Dặn dò nhận xét tiết học.
Chuẩn bị dụng cụ, ổn định.
Khởi động giọng.
- Nghe Quốc ca.
- Tập hát nối tiếp từng câu chú ý các tiếng ngân đủ 3 phách và nghỉ đến phách 3 (Xa, nước, ca, khu, lên).
- Các nhóm luyện hát.
Trả lời:
1.Chào cờ.
2. Văn Cao.
3.Đứng trang nghiêm và hướng về phía Quốc kì.
Tuần 1
Tiết 1
Tập làm văn
NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
NS : 18 – 8 – 2012
NG : 24 – 8 - 2012
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1)- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC :
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn HS thực hành:
a) Bài tập 1: Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền Phong HCM
* Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5 đến 9 tuổi sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng) lẫn thiếu niên (9 đến 14 tuổi sinh hoạt trong các đội TNTP.
- HD Tìm hiểu:
+ Đội thành lập ngày nào ? Ở đâu ?
+ Những đội viên đầu tiên của đội là ai ?
+ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ?
b) Bài tập 2:
- HD Học sinh nêu hình thức của mẫu đơn:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn.
+ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường .
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên và chữ ký của người làm đơn.
4/Củng cố: Thi hát các bài hát, kể chuyện về Đội
5. Dặn dò: Về hoàn chỉnh bài viết, tìm hiểu thêm về Đội
- HS để SGK + VBT trên bàn
- HS mở SGK
- Thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
...15/5/1941, tại Pắc Bó-Cao Bằng.
- Lúc đầu chỉ có 5 đội viên đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông văn Thành (Bí danh Cao Sơn); Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh; Lý Thị Mì (bí danh Thuỷ Tiên), Lý Thị Xậu (Bí danh Thanh Thuỷ)
+ Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc (15/5/1941), Đội thiếu nhi tháng 8 (15/5/1951), ĐTNTP (2/1956), ĐTNTP HCM (30/1/1970)
- Học sinh có thể nói thêm về huy hiệu Đội... Bài hát của Đội là Đội ca..
Khăn quàng màu đỏ, huy hiệu là bút măng non trên nền Tổ quốc ...
+ 1 HS đọc yêu cầu đề bài . Cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- 2 HS đọc lại bài, cả lớp nhận xét.
Tuần 1
Tiết 5
Toán
LUYỆN TẬP
NS : 18 – 8 – 2012
NG : 24 – 8 - 2012
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết thực hiện phép các cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Học sinh : Vở, bảng con.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
3/ Bài mới :
* Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Tính
* Lưu ý: bài 85 + 36; Tổng hai số có 2 chữ số là số có 3 chữ số.
- GV chấm bài trên bảng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
* Chú ý đặt tính cho thẳng cột
Bài 3:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai buổi có bao nhiêu lít xăng ta làm như thế nào ?
Bài 4: Tính nhẩm
* Chú ý nhẩm cho chính xác, nhớ các hàng.
* Với hai số 5 và 8, ta có thể viết các số khác nhau mỗi số có ba chữ số:
HD: Hàng trăm là 5: 558, 585, 588
Hàng trăm là 8: 855, 885, 858
3. Củng cố: Nêu lại cách đặt tính
4. Dặn dò: Về làm bài tập 2, 3 trang 6 SGK.
- 2 em làm bài 2, 4 trang 5 SGK.
- Cả lớp làm bảng con:
947 866 149 121 253
- Đặt tính rồi tính vào vở BT, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài trên bảng, đối chiếu với bài làm của mình.
852 556 181 184
- Thảo luận đặt đề toán, nêu cách giải
Số lít cả hai thùng xăng là:
315 + 458 = 773 (Lít)
Đáp số: 773 lít
- Từng em đứng lên nhẩm, các em khác nhận xét bổ sung:
810 + 50 = 860 600 + 60 = 660
350 + 250 = 600 105 + 15 = 120
550 – 500 = 50 245 – 45 = 200
200 – 100 = 100 250 – 50 = 200
333 – 222 = 111
- HSG làm:
SINH HOẠT LỚP
- Kiểm tra bộ vở của 1 số HS
- Kiểm tra đồ d ùng học tập những em còn thiếu
- Phân công HS làm nhiệm vụ tưới cây cảnh, tắc quạt điện, đóng cửa
- HS biết cách bảo vệ cây xanh trong lớp, quét dọn lớp và khu vực phân công sạch sẽ
- Sắp xếp lại chỗ ngồi cho HS.
- Cho HS chơi một số trò chơi tại chỗ trong lớp học: hát về các con vật, tìm phong bì
- Nhắc nhở ba mẹ nộp tiền bảo hiểm thân thể.
- Học bài và làm bài đầy đủ, đem đầy đủ dụng cụ học tập.
File đính kèm:
- Giao an tuan 11213.doc