I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại bài Hai Bà Trưng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta .
- Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta luôn tôn kính Hai Bà Trưng ?
3/ Luyện đọc lại :
- GV chọn1 đoạn để đọc diễn cảm.
- Một vài HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS đọc lại bài văn.
B/ Kể chuyện :15’
1/ GV nêu nhiệm vụ :
2/ Hướng dẫn HS kể từng đoạn của truyện theo tranh :
+ Để kể được ý chính mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp nhớ cốt truyện.
+ Kể chuyện sáng tạo .
- HS lần lượt quan sát từng bức tranh trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của truyện theo tranh
- Cả lớp và GV theo dõi và nhận xét
VI/Củng cố, dặn dò: 2’
- Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?.
----------------------------------------------------------
Luyện toán :
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc , viết các số có 4 chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0).
Biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong dãy số .
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2 , 3.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: Bài 1, 2, 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết ( theo mẫu).
- GV giải thích mẫu bài a. Gọi từng cặp HS: 1 em đọc số, 1 em viết số.
Ví dụ: Ba nghìn năm trăm tám mươi sáu: 3586.
-- GV giải thích mẫu bài b. GV viết số lên bảng, gọi HS đọc số.
Viết số
Đọc số.
1952
một nghìn chín trăm năm mươi hai
6727
5555
9691
1911
8264
b- Bài 2: GV ghi sẵn bài tập lên bảng , gọi HS lên bảng điền vào chỗ chấm các bài a,b,c,d......
Ví dụ:a) 4557; 4558; 4559; 4560; 4561; 4562.
c- Bài 3 :
- GV ghi sẵn bài tập lên bảng , gọi HS lên bảng điền vào chỗ chấm các bài a,b,c,......
a) Số lớn nhất có ba chữ số là:…………..
b) Số bé nhất có bốn chữ số là:……………
c) Các số tròn nghìn từ 4000 đến 9000 là:………..
III/ Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Luyện từ và câu.Ôn .Nhân hoá- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi:Khi nào?
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại cách nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá.
- Ôn tập cách đặt và TLCH: Khi nào? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 3 tờ phiếu khổ to.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài tập1: Một HS đọc lại yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo cặp, 3 HS làm bài trên phiếu và dán vào bảng lớp.
- GV kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người, tính nết và hoạt động của Đom Đóm được tả bằng tính nết và hoạt động của con người . Như vậy con Đom Đóm đã được nhân hoá.
b- Bài tâp 2: Trong bài thơ “Anh Đom Đóm” những con vật nào được gọi và tả như người.
- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
+ Cò Bợ được gọi bằng chị: Ru con.
+ Vạc được gọi bằng Thím: Lặng lẽ mò tôm.
c- Bài Tập 3: HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc HS xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào?
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
Ví dụ: Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
d- Bài tập 4: HS làm bài vào vỡ, điền vào bộ phận TLCH: Khi nào?
Ví dụ: Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
VI/Củng cố, dặn dò:2’
- 2 HS nhắc lại những điều mới học về nhân hoá.
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------
Luyện toán.
Ôn: Các số có 4 chữ số (tiếp).
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn lại Các số co bốn chữ số .Biết đọc , viết các số có 4 chữ số ( trường hợp chữ số hàng đơn vị , hàng chục ,hành trăm là 0) và nhận ra chữ số o còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hành nào đó của số có 4 chữ số .
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong dãy số.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập.
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .GV giải thích mẫu. Củng cố cho HS viết, đọc số.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):
- GV giải thích mẫu: Viết số 5400; đọc số: năm nghìn bốn trăm.
- HS điền số lần lượt các bài a,b,c,d,e,g còn thiếu vào chỗ chấm. HS đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả viết và đọc số.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?
- GV hướng dẫn mẫu bài a.
a) 6972 -> 6973 -> 6974 -> 6975 -> 6976 -> 6979.
- Cho HS làm bài vào vở.
d- Bài 4:Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết số thích hợp vào chỗ chấm.HS nêu đặc điểm từng dãy số.
a) 5000; 6000;7000;8000; 9000.
b) 4100; 4200; 4300; 4400; 4500.
c)7010; 7020; 7030; 7040; 7050.
VI/Củng cố, dặn dò:2’.
- Nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------
Tự học:
Luyện viết bài : Chú ở bên bác Hồ.
I/ I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài Chú ở bên Bác Hồ.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn..
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 21 tháng 1 năm 2010.
Tập viết :
Luyện tiềng việt: Ôn chữ hoa N (tiếp )
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại chữ hoa N.Viết đúng tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ hoa Nh), R,L( 1 dòng); viết đúng tên riêng Nhà Rồng ( 1 dòng) và câu ứng dụng : Nhớ sông Lô........ nhớ sang Nhị Hà ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu, chữ tên riêng.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn viết :
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : Nh, R
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng )
- HS đọc từ ứng dụng :
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đọc câu ứng dụng :
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà
- GV giúp HS hiểu về các tên riêng có trong bài
- HS tập viết trên bảng con : Phố Ràng, Nhị Hà.
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
+ Các chữ Nh : (1 dòng ) ; Chữ R, L ( 1 dòng)
+ Viết tên riêng : Nhà Rồng: 1 dòng
+ Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
VI/ Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét bài viết của HS.
------------------------------------------------------------
Luyện toán.
ÔN:Số 10000. Luyện tập.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn lại số 10 000 .Biết số 10.000 ( mười nghìn hoặc một vạn).
- Biết về các số tròn nghìn ,tròn trăm ,tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3,45.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập : BT 1,2,3,4,5.
- HS đọc yêu cầu BT, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- HS làm bài: GV chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm .HS viết được các số tiếp theo của dãy số: Số tròn nghìn .
a)Từ 5000 ; 6000 đến 10 000.
a)Từ 9995 ; 9996 đến 10 000.
c) Từ 9500; 9600 đến 10 000.
d) Từ 995 0 ; 9960đến 10 000.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
- Hướng dẫn HS viết : 9904; 9905; 9906; 9907; 9908; 9909; 9910.
c- Bài 3:- Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm
Số đã cho
Số liền sau
4528
6139
2000
2005
5860
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
9090
9999
9899
1952
2009
d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài .Số?
a) Các số tròn nghìn bé hơn 5555 là: 5000; 4000; 3000; 2000; 1000.
b) Số tròn nghìn liền trước 9000 là: 8000.
c) Số tròn nghìn liền sau 9000 là: 10 000.
d- Bài 4: Hướng dẫn HS viết các số từ 9995 đến 10 000.
đ- Bài 5: Cho HS đọc yêu cầu bài.
Đo rồi viết số đo độ dài thích hợp vào chỗ chấm.
- Số?
- Hướng dẫn HS đo rồi tính chu vi hình chữ nhật đó.
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
Kĩ năng đi bộ qua đường an toàn.
I/ Mục tiêu:
- Biết các đặc điểm an toàn ,kém an toàn của đường phố.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn .
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình uống không an toàn.
- Biết chấp hành những quy định của luật GTĐB.
II/ Đồ dùng dạy học : Tranh SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoật động 1: 10’.Đi bộ an toàn trên đường
Mục tiêu: Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn.
- HS biết xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
Cách tiến hành.
- Để đi bộ được an toàn ,em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
- Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào?
Hoật động 2: 18’. Qua đường an toàn.
Mục tiêu:
- HS biết cách đi , chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn.
- HS nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường an toàn.
Cách tiến hành.
- Những tình huống qua đường an toàn.
- Chia lớp thành 6 nhóm, cho HS thảo luận về nội dung 5 bức tranh ở SGKvà nhận xét về những nơi qua đường không an toàn.
- Muốn qua đường phải tránh những điều gì?
+ Qua đường ở nơi không có tín hiệu đền giao thông.
- Nếu phải qua đường ở nơi không có tín hiệu đền giao thông, em sẽ đi nh thế nào?
- Em phải quan sát như thế nào?
GV kết luận: Các bước cần thực hiện..............
- Công thức : Dừng lại,quan sát, lắng nghe,suy nghĩ, đi thẳng.
Hoạt động 3: 5’. Bài tập thực hành.
- Em hãy sắp xếp theo trình tự các động táckhi qua đường.
( suy nghĩ, đi thẳng,lắng nghe,quan sát dừng lại)
- Gọi 1 số HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp quan sát nhận xét.
IV/ Cũng cố – dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
File đính kèm:
- Buoi chieu Tuan 19.doc