I/ MỤC TIÊU:
A/Tập đọc:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
+ Đọc đúng các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam.
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu và nghề làm lọng của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
II/CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn sẽ luyện đọc.
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi 1 Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi 2 em lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi 1 số em đọc lại
3. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn HS tự viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài .
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
- 2 em đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
- Viết hoa các chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào vở nháp một số từ như : lọng, chăm chú, nhập tâm... .
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì
- 1 HS nêu
- Học sinh làm bài.
- 2HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét bổ sung
- 3 em đọc lại
******************************************************************
Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2010
Luyện từ và câu:
Tiết 21: Nhân hóa
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu ?
I/ Mục tiêu :
- Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được 3 cách nhân hóa.
- Luyện tập về cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu?
- Làm tốt các bài tập trong vở bài tập Tiếng việt.
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết đoạn văn thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian.
- 2 tờ giấy A4 viết nội dung bài tập 1.
- Bảng phụ viết 3 câu văn bài tập 3.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1HS lên bảng làm lại BT1 tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:GV đọc diễn cảm bài thơ: “Ông mặt trời bật lửa “ .
- Gọi 2-3 em đọc lại.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ .
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại gợi ý:
+ Những sự vật nào được nhân hóa?
- Dán 2 tờ giấy giấy lớn lên bảng.
- 2 nhóm mỗi nhóm 6 em lên bảng thi tiếp sức.
- Chốt lại ý chính có 3 cách nhân hóa: gọi sự vật bằng những từ dùng để gọi con người; tả sự vật bằng những từ dùng để tả người; nói với sự vật thân mật như nói với con người.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu ?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS học bài xem trước bài mới.
- 1 em lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Lắng nghe GV đọc bài thơ.
- 3 em đọc lại. Cả lớp theo dõi ở SGK.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
- Đọc thầm gợi ý.
+ mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
- 2 nhóm tham gia thi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp sửa bài trong VBT (nếu sai)
- Nghe GV giảng lại ý chính của bài 2.
- Một học sinh đọc đề bài tập 3.
- Lớp độc lập suy nghĩ và làm bài vào VBT.
- Hai học sinh lên thi làm, lớp nhận xét bổ sung.
*************************************
Tập viết:
Tiết 21: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I/ Mục tiêu:
- Củng cố về cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết đúng đẹp tên riêng Lãn Ông bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng đẹp câu ứng dụng ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây/ Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. bằng cỡ chữ nhỏ.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
Mẫu chữ viết hoa O, Ô,Ơ.
Tên riêng Lãn Ông và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
HS có đầy đủ vở tập viết.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Yêu cầu 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào bảng con: Nguyễn, Nhiễu.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa:
+ Hãy tìm các chữ hoa có trong bài?
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết các chữ : O, O, Ơ, Q, T.
- Yêu cầu HS tập viết vào vở nháp
* Luyện viết từ ứng dụng tên riêng:
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 1720 – 1792 là một lương y nổi tiếng sống vào cuối đời nhà Lê.
- Yêu cầu HS tập viết trên vở nháp.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Nội dung câu ca dao nói gì?
- Yêu cầu HS tập viết trên vở nháp : ổi, Quảng, Tây
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ Ô một dòng cỡ nhỏ, L, Q: viết 1 dòng.
- Viết tên riêng Lãn Ông 2 dòng cỡ nhỏ.
- Viết câu ca dao 2 lần.
d/ Chấm chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ. - Dặn HS học bài và xem trước bài mới .
- 2 em lên bảng viết, lớp viết vào bảng con theo yêu cầu của GV.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
+ L, Ô , Q, B, H, T, H, Đ.
- Lớp theo dõi giáo viên
- Thực hiện viết vào vở nháp: O, Ô, Ơ, Q, T.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Lãn Ông
- Lắng nghe để hiểu thêm về một lương y nổi tiếng vào hàng bậc nhất của nước ta.
- Luyện viết từ ứng dụng vào vở nháp.
ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
+ Ca ngợi những sản phẩm nổi tiếng ở Hà Nội
- Cả Lớp tập viết trên vở nháp.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên
******************************************************************
Thứ năm ngày 21 tháng 01 năm 2010
Chính tả:
Tiết 42: Nhớ- viết: Bàn tay cô giáo
Phân biệt tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã
I/ Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng viết chính tả, nhớ và viết lại chính xác bài “Bàn tay cô giáo”.
- Làm đúng bài tập biết phân biệt và điền vào chỗ trống các dấu thanh dễ lẫn.
- Rèn HS ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II/ Chuẩn bị:
Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2b.
HS có đầy đủ vở bài tập Tiếng Việt.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3 học sinh lên bảng .
-Yêu cầu: Viết các từ học sinh thường hay viết sai theo yêu cầu của giáo viên
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Yêu cầu hai em đọc thuộc lòng bài thơ
+ Bài thơ nói điều gì?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+ Ta bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
- Yêu cầu học sinh lấy vở nháp viết các tiếng khó mình hay viết sai .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại để viết bài chính tả “Bàn tay cô giáo”.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 2a:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập, làm bài cá nhân.
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt ý chính.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới.
- Ba học sinh lên bảng viết các từ
đổ mưa, đỗ xe, nga, ngả mũ.
- Cả lớp viết vào vở nháp.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Cả lớp theo dõi.
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp theo dõi bạn đọc .
+ Bài thơ nói lên “Sự khéo léo tài tình của bàn tay cô giáo đã làm nên mọi vật”.
+ Mỗi dòng có 4 chữ.
+ Viết hoa.
+ Bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào vở nháp các từ (con thuyền, biển xanh, sóng…)
- Lớp gấp SGK, nhớ - viết bài thơ vào vở.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2a.
- Cả lớp thực hiện vào VBT.
- 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Sửa bài vào VBT (nếu sai).
******************************************************************
Thứ sáu ngày 22 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn:
Nói về trí thức
Nghe - kể: Nâng niu từng hạt giống
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Quan sát tranh nói đúng về những trí thức được nói trong tranh và công việc họ đang làm.
- Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe - kể câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. Nhớ nội dung kể lại đúng tự nhiên câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa, mấy hạt thóc.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý để học sinh kể lại câu chuyện.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua (tiết học trước).
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1HS làm mẫu.
- Yêu cầu lớp quan sát tranh theo nhóm và nói rõ những người trí thức trong tranh vẽ là ai? Họ đang làm gì ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm thi trình bày trước lớp.
- Nhận xét chấm điểm.
Bài tập 2: -Gọi một em đọc bài tập và gợi ý .
- Yêu cầu HS quan sát ảnh ông Lương Định Của trong SGK.
- Giáo viên kể chuyện lần 1:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ?
+ Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- Giáo viên kể lại lần 2 và lần 3.
- Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp
- Gọi HS thi kể trước lớp.
- Giáo viên lắng nghe bình chọn học sinh kể hay nhất.
+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung
- Dặn HS chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Hai em lên báo cáo hoạt động của mình.
- Lắng nghe.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS làm mẫu (nói nội dung tranh 1).
- Lớp quan sát các bức tranh trao đổi theo nhóm, mối nhóm 4 em.
- Đại diện các nhóm thi trình bày nội dung từng bức tranh trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- Một học sinh nêu nội dung yêu cầu của bài tập
- Quan sát tranh vẽ hình ông Lương Định Của và lắng nghe giáo viên kể chuyện để trả lời các câu hỏi :
+ Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt thóc giống quý .
+ Vì lúc ấy trời đang rét nếu đem gieo hạt nảy mầm sẽ bị chết rét.
+ Ông chia 10 hạt ra hai phần. 5 hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm, còn 5 hạt ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- Từng cặp tập kể lại nội dung câu chuyện.
- 1 số em thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt nhất.
+ Ông Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt giống.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- giao an lop 3 b1 tuan 21mung.doc