A/Yêu cầu :Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
-Biết quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, emtrong cuộc sống hàng ngày trong gia đình.
- Biết yêu quý , quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình của mình .
B/Tài liệu và phương tiện: Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 8 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(giờ)
Bài 2: Giải
Số quả cam chị còn lại là:
84 : 4 = 21 (quả)
ĐS: 21 quả cam
Bài 3: Giải
Số giờ chú Hùng đi ô tô là:
6 : 2 = 3 (giờ)
ĐS: 3 giờ.
Bài 4:
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 10cm.
- Giảm đoạn thẳng AB đi 5 lần: 10 : 5 = 2 (cm).
- Chấm điểm P sao cho độ dài AP là 2cm.
Tốn nâng cao
A/ mục tiêu: - Củng cố, nâng cao kiến thức về phép nhân, phép chia, tìm hành phần chưa biết của phép tính.
- Rèn cho HS tính kiên trì trong học tập.
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viêùt các số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5 ; 10 ; ... ; 20 ; ... ; 30 ; ... ; ... ; ... ; 50.
b) 50 ; 48 ; 46 ; ... ; 42 ; ... ; ... ; ... ; ... ; 32 .
Bài 2: Tìm x:
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 3 x 5 + 9
c) 2 x 4 < 2 x X < 2 x 7
Bài 3: Tuổi Mẹ là 35. Tuổi Lan kém tuổi mẹ 5 lần. Hỏi:
a) Lan bao nhiêu tuổi ?
b) Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi ?
c) 5 năm nữa Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi ?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu của từng bài và làm vào vở. Sau đó HS xung phong lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1:
a) 5 ; 10 ; 15 ; 20 ; 25 ; 30 ; 35 ; 40 ; 45 ; 50.
b) 50 ; 48 ; 46 ; 44 ; 42 ; 40 ; 38 ; 36 ; 34 ; 32 .
Bài 2:
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 7 x 5 + 9
X x 4 = 32 4 x X = 44
X = 32 : 4 X = 44 : 4
X = 8 X = 11
Bài 3: Giải
Tuổi của Lan có:
35 : 5 = 7 (tuổi)
Mẹ hơn Lan số tuổi là:
35 - 7 = 28 (tuổi)
5 năm nữa Mẹ cũng hơn Lan 28 tuổi vì hiệu số tuổi của Mẹ và Lan không đổi.
ĐS: a) 7tuổi b) 28 tuổi c) 28 tuổi
---------------------------------------------------------
======================================================
Thứ tư ngày tháng năm 2006
Buổi chiều
Hướng dẫn tự học Tiếng Việt
A/ Mục tiêu: - Củng cố về vốn từ cộng đồng, về kiểu câu Ai là gì?
- Rèn cho HS tính tự giác trong học tập.
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT 1, 2, 3, 4 trang 35 VBT.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp đọc yêu cầu từng bài và làm bài cá nhân.
- 4 em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung.
Bài 1:
+ Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương.
+ Thái độ, hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm .
Bài 2:
+ Đánh dấu (+) vào câu 1 và 3
+ Đánh dấu (-) vào câu 2.
Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?” . Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?” .
Bài 4: Viết câu hỏi cho bbooj phận in đậm ....
+ Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?
+ Ai dẫn bạn đi mua vở, chọn bút.
-----------------------------------------------------------------
Tiếng Việt nâng cao
A/ Mục tiêu:
- củng cố, nâng cao kiến thức về phân biệt vần uôn / uông, về mở rông vốn từ cộng đồng.
- Rèn cho HS tính kiên trì trong học tập.
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- GV ghi BT lên bảng, yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu của từng bài rồi tự làm vào vở.
Điền vào chỗ trống uôn hay uông:
Bài 1:
Kh... thước, kh... nhạc, m... thú, n... chiều, t... trào, v... vắn, hát t..., yêu ch..., ngọn ng..., bánh c..., b... bán, b... thả, ch... reo.
Bài 2: Cho các tiếng: thợ, nhà, viên.
Hãy thêm vào trước hoặc sau các tiếng trên một tiếng (hoặc hai, ba tiếng) để tạo thành các từ ghép chỉ người lao động trong cộng đồng.
- Thợ ... (M: thợ mộc, thợ tiện, ...)
- Nhà ... (M: nhà văn, nhà buôn, ...)
- ... viên (M: đội viên, phát thanh viên, ...)
Bài 3: a) Nối các từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu Ai - làm gì?
A B
Đám học trò ngủ khì trên lưng mẹ.
Đàn sếu hoảng sợ bỏ chạy.
Các em bé đang sải cánh trên cao.
b) Các câu trên ( đã nối hồn chỉnh) khác các câu Ai - là gì ở chỗ nào?
- Theo dõi, gợi ý cho các em.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1:
Khuôn thước, khuông nhạc, muông thú, nuông chiều, tuôn trào, vuông vắn, hát tuồng, yêu chuộng, ngọn nguồn, bánh cuốn, buôn bán, buông thả, chuông reo.
Bài 2:
- thợ điện, thợ may, thợ rèn, ....
- nhà thầu, nhà giáo, nhà nông, nhà báo, ...
- đồn viên, đảng viên, hội viên, diễn viên,...
Bài 3:
a) - Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
- Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
- Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
b) Các câu trên khác các câu kiểu Ai - là gì ở chỗ:
- Về cấu tạo: 2 mô hình câu khác nhau: Ai - làm gì / Ai - là gì.
- Về tác dụng: Kiểu câu Ai - làm gì nêu hoạt động của người, vật. Còn kiểu câu Ai - là gì dùng để giới thiệu, nhận xét .
Thứ năm ngày tháng năm 2006
Buổi sáng
Mĩ thuật: Luyện tập
GV bộ môn dạy
------------------------------------------------------
Tập đọc : Những chiếc chuông reo
A/ Mục tiêu : - SGV trang 170.
- Rèn đọc đúng các từ: túp lều, nặn và các từ HS phát âm sai do phương ngữ.
B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa bài đọc ( sách giáo khoa)
C/ Lên lớp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng ru +Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Giáo viên đọc mẫu tồn bài với giọng kể vui, nhẹ nhàng. Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc từng câu.GV theo dõi sửa sai.
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp (4 đoạn)
Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. GV theo dõi giúp đỡ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi:
+Nơi ở của gia đình bác thợ gạch có gì đặc biệt?
- Mời 1HS đọc thành tiếng đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm, TLCH:
+Tìm những chi tiết nói lên tình thân thiết giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 4:
+ Những chiếc chuông đất đã đem lại niềm vui gì cho gia đình bạn nhỏ ?
- GV tổng kết nội dung bài : SGV.
d) Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 2 trong bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn.
- Mời 2HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 2HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay.
đ) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn dò học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc
- 3HS lên bảng đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ : túp lều, nặn, ...
- Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. Giải nghĩa từ : trò ú tim , cây nêu (SGK).
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh tồn bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1 bài văn .
+ Là một túp lều bằng phên rạ, ở giữa cánh đồng, xung quanh xếp đầy những gạch mới đóng.
- Học sinh đọc đoạn 2 và 3 của bài :
+ Cậu bé thường ra chơi trò ú tim với con bác thợ gạc. Con trai bác rủ cậu nặn những chiếc chuông bằng đất … treo lên cây nêu trước sân.
- Học sinh đọc thầm đoạn còn lại .
+ Tiếng chuông kêu trên ngọn cây nêu đã làm cho ngày tết của gia đình cậu bé ấm áp và náo nức hẳn lên.
- Lớp lắng nghe GV đọc.
- 2HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- 2HS thi đọc diễn cảm cả bài.
- Lớp theo dõi để bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới “ Ôn tập giữa kì I“
---------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
Hướng dẫn tự học Tiếng Việt
A/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài TĐ đã học trong tuần.
- Rèn HS đọc trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm các bài TĐ đã học
- Theo dõi giúp đỡ các em yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc CN, nhóm + TLCH.
- Nhận xét bình chọn CN, nhóm đọc hay.
2/ Dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Các nhóm đọc bài: Các em nhỏ và cụ già; Tiếng ru; Những chiếc chuông reo.
- HS thi đọc trước lớp: đọc cá nhân, đọc phân vai ( bài Các em nhỏ và cụ già).
- Cả lớp theo dõi bình chọ bạn đọc hay nhất, tuyên dương.
-------------------------------------------------------------
Rèn chữ
A/ Mục tiêu: - HS nghe - viết đoạn 4 của bài Các em nhỏ và cụ già.
- Rèn HS viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ.
B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 của bài.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Yêu cầu HS luyện viết tiếng khó trên bảng con.
* Đọc bài, HS viết vào vở.
* Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa lỗi.
* Dặn dò: Về nhà luyện viết lai các chữ đã viết sai.
- 1HS đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp nêu và ghi các tiếng khó vào bảng con.
- Nghe - viết bài vào vở.
- chữa lỗi (nếu sai).
Thứ sáu ngày tháng năm 2006
Buổi sáng
Anh văn: GV bộ môn dạy
------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------
Buổi chiều
-------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
A/ Mục tiêu: - HS ôn các bài hát, bài múa của sao nhi đồng.
- Chơi trò chơi “ Chim về tổ”
B/ Hoatj động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS hát múa.
- Yêu cầu lớp trưởng tập hợp lớp thành một vòng tròn và ôn các bài: Tiếng chào theo em; Em yêu trường em; Cả nhà thương nhau....
- Tập hát bài mới: Hành khúc DDTNTPHCM.
*Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chim về tổ “
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1-2 laanfrooif cho chơi chính thức.
* Dặn dò: Nhận xét giờ học, tuyên dương những em tham gia tích cực.
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp hát múa.
- Hát bài hát Hành khúc DDTNTPHCM theo hướng dẫn của GV.
- Tham gia chơi TC “ Chim về tổ”.
- Về nhà hát lại nhiều lần bài hát “ Chim về tổ”.
======================================================
&'
File đính kèm:
- GA lop 3 tuan 8 chuan KTKN.doc