Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 33 Năm 2008

+ KT: Kiểm tra môn toán cuối học kì 2 của HS.

- Kiểm tra phần đọc, viết số có 5 chữ số. Các phép tính trong phạm vi các số có5 chữ số. Giải toán có lời văn.

+ KN: Rèn kĩ năng làm bài của HS.

+ TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong khi làm bài.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 33 Năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S xếp hình theo nhóm, chọn nhóm thắng cuộc. ______________________ Tập viết ôn chữ hoa: Y I- Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa Y thông qua bài tập ứng dụng. + Viết tên riêng: “ Phú Yên ” bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho. - Rèn kỹ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. II- Đồ dùng dạy- học: - Mẫu chữ. - Phấn màu, bảng con. III- Các hoạt động dạy- học: A- KTBC: - Gọi 2 hs lên bảng viết từ: Đồng Xuân. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con. B- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài. - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a) Luyện viết chữ hoa: - Tìm các chữ hoa có trong bài: treo chữ mẫu cho hs quan sát. - GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ. P, Y, K - GV nhận xét sửa chữa. - HS tìm: P, Y, K - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: P, Y, K b) Viết từ ứng dụng: - GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát. - GV giới thiệu về: Phú Yên là tên 1 tỉnh ở ven biển miền Trung. - Yêu cầu hs viết: Phú Yên. - HS đọc từ ứng dụng. - Hs theo dõi. - HS viết trên bảng lớp, bảng con. c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng. Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho. - GV giải thích: câu tn khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già… - Yêu cầu hs viết bảng con. - 1 HS đọc câu ứng dụng. - Hs viết bảng con: Yêu, Kính 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở: - GV nêu yêu cầu viết. - GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút. 4. Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 - 7 bài trên lớp. C- Củng cố - dặn dò:- GV nhận xét tiết học. - Học sinh viết: +1 dòng chữ: Y + 1 dòng chữ: P, K + 2 dòng từ ứng dụng. + 2 lần câu ứng dụng. - Hs theo dõi. ____________________________________ Luyện từ và câu Tiết 33: Nhân hoá I- Mục đích, yêu cầu: + KT: Củng cố lại cách nhân hoá,bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hoá. + KN: Vận dụng để viết được đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. Yêu thích cái đẹp. II- Đồ dùng dạy học: - Kẻ vào bảng phụ bài tập 1 theo cột. Đầu bài bài 1. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Chữa bài 1, 2 tuần trước B- Bài mới: 1- GV giới thiệu bài. 2- Hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập 1: GV treo bảng phụ - Bài yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm phần a, vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau. - GV gọi HS lên chữa bài, viết vào bảng phụ. - GV cùng HS chữa bài, kết luận đúng sai. - Tương tự cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV cùng HS chữa bài, kết luận đúng sai. - GV gọi HS: Theo em hình ảnh nhân hoá nào em thích nhất ? Vì sao ? * Bài tập 2: - Gọi HS đọc đầu bài. - Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì ? - Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì ? - GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở bài tập, đổi bài kiểm tra nhau. - Gọi một số HS đọc lại bài của mình. - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - GV kết luận đúng sai. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo yêu cầu củab GV. - 1 HS lên bảng chữa bài. - HS cùng GV chữa bài. - HS làm bài vào vở bài tập. - HS cùng GV chữa bài. - Một số HS trả lời, HS khác nhận xét. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS làm bài theo êu cầu của GV. - 3 HS đọc lại bài làm của mình. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV kết luận. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------- Tự nhiên xã hội Tiết 66: Bề mặt trái đất. I- Mục đích – yêu cầu: + KT: HS nắm được đặc điểm bề mặt của trái đất. +kn: Phân biệt được lục địa, đại dương, tên các châu, các đại dương. Chỉ được vị trí các châu và các đại dương. + tđ:Giáo dục HS có ý thức trong học tập, có ý thức bảo vệ trái đất. II- Đồ dùng dạy học. - Quả địa cầu. - Vẽ 2 lược đồ câm như SGK. III- Hoạt động dạy học: * Hoạt động khởi động: - Nêu các đới khí hậu mà em biết ? - Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào ? * Hoạt động 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Cho HS quan sát hình 1 trong SGK. - Yêu cầu HS nói cho nhau nghe và chỉ trong hình vẽ đâu là phần đất, đâu là phần nước. - Yêu cầu HS so sánh độ rộng phần đất với phần nước. - Đại diện các nhóm trả lời. - Theo em phần đất gọi là gì ? - Phần nước gọi là gì ? - GV kết luận: Phần bề mặt trái đất có đất bao phủ gọi là lục địa, phần bề mặt trái đất có nước bao phủ gọi là đại dương. * Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm đôi. -Yêu cầu HS tiếp tục quan sát tranh trong SGK và giới thiệu cho nhau xem có mấy châu lục ? Mấy đại dương ? - Gọi tên các châu lục và các đại dương. -GV yêu cầu HS quan sát trên quả địa cầu xem Việt Nam nằm ở châu nào ? - Đại diện các nhóm báo cáo. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - GV kết luận: Có 6 châu đó là: Châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Phi, châu Nam Cực. Có 4 đại dương là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ân Độ Dương. * Hoạt động 3: Hướng dẫn trò chơi tìm vị trí các châu và đại dương. - GV treo 2 lược đồ câm lên bảng. - Yêu cầu 2 nhóm lên thi điền nhanh tên các châu và các đại dương. - Mỗi nhóm 2 HS lên thi. - HS cùng GV động viên cổ vũ các nhóm. - GV cùng HS chọn nhóm thắng cuộc. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS quan sát hình vẽ trong SGK. - HS làm việc theo yêu cầu củab GV. - HS so sánh lục địa với đại dương. - 3 nhóm trả lời trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 1 HS trả lời. - HS lắng nghevà ghi nhớ. - HS quan sát tranh trong SGK tìm các lục địa và các đại dương. - HS gọi tên các châu lục, các đại dương. - HS quan sát trên quả địa cầu tìm Việt Nam. - 3 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - HS lắmg nghe và ghi nhớ. - HS chơi trò chơi. - HS quan sát lược đồ trên bảng. - Các nhóm lên chơi theo yêu cầu của GV. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 33: Ghi chép sổ tay I- Mục đích, yêu cầu. + KT: Đọc bài báo và ghi chép ý chính vào sổ tay. + KN: Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài báo, nắm được nội dung chính trong các câu trả lời. - Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong các câu trả lời. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. Có ý thức ghi chép sổ tay. II- Đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị mỗi em một quyển sổ tay. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại bài kể lại việc làm tốt của em để bảo vệ môi trường. - GV cùng HS nhận xét cho điểm. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn làm bài tập: * Bài tập 1: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS đọc lại bài trong SGK. - GV cho HS đóng vai Đô- rê- mon trả lời, 1 HS đóng vai người hỏi. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài, đổi vai cho nhau. - Yêu cầu HS có thể giới thiệu thêm về các loại động vật quý hiếm mà các em được biết. * Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc lại phần a của bài báo. - Bạn nhỏ hỏi Đô- rê- mon điều gì ? - Đô- rê- mon trả lời bạn nhỏ như thế nào ? - Dùng bút chì gạch chân những ý chính trong câu trả lời của Đô- rê- mon. - Gọi HS đọc lại ý chính mình vừa gạch chân. - GV cùng HS nhận xét. - GV yêu cầu HS ghi lại ý chính đó vào sổ tay. - Gọi HS đọc lại bài. - GV cùng HS nhận xét cho điểm. - HS nghe. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, HS khác theo dõi. - HS đọc bài theo yêu cầu của GV. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - HS làm bài theo nhóm đôi. - Một số HS nêu, HS khác nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc lại phần a của bài, HS khác theo dõi. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS làm việc theo yêu cầu . - Một số HS đọc, HS khác nhận xét. - HS làm bài vào sổ tay. - 3 HS đọc lại bài. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------- Tiếng việt (bd) Luyện tập về nhân hoá. Hoàn thành ghi chép sổ tay I-Mục tiêu: Ôn tập, củng cố về nhân hoá. Hoàn thành bài ghi chép sổ tay. - Rèn kỹ năng sử dụng phép nhân hoá khi viết văn - GD hs có ý thức tự giác làm bài. II-Đồ dùng- dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn BT1 III-Các hoạt động dạy- học : A.Ôn tập về nhân hoá. Bài 1 :Tìm từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá trong những dòng thơ sau: a, Phì phò như bễ Biển mệt thở rung b, Ngàn con sóng khoẻ Lon ta lon ton - YC hs tự làm vào vở. - Gọi 1 em lên chữa bài. GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 2: Dành cho hs giỏi Viết câu văn tả có dùng phép nhân hoá theo YC sau: a, Tả mặt trời đang toả nắng và không khí nóng nực b, Tả những vì sao lúc ẩn lúc hiện trên bầu trời đêm - YC hs đặt và viết câu ra nháp. - Gọi 2 em lên bảng viết câu của mình. GV cùng hs nhận xét . B- Hoàn thành bài ghi chép sổ tay. YC hs hoàn thành bài làm lúc sáng ghi chép sổ tay. - Gọi hs lên đọc bài trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét. C- Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học - HS nêu yêu cầu. - HS tìm và ghi vào vở các từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá. Đó là: biển, con sóng - HS nêu yc - Viết câu ra nháp: + Ông mặt trời đang nhuộm đỏ sườn núi phía tây và thổi lửa xuống mặt đất. + Những vì sao đang chơi trốn tìm trên bầu trời đêm. - HS tự hoàn thành bài viết của mình. - 4 em lên đọc bài _____________________________________ Sinh hoạt lớp Kiểm điểm hoạt động tuần 33 - Phương hướng tuần 34 2-Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua : 3-Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá: - Đã đón đoàn kiểm tra thi đua của Phòng GD. - Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, trong lớp hăng hái phát biểu… - Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt :còn nói chuyện riêng trong lớp + Chưa có ý thức tốt trong giờ truy bài - Phương hướng tuần tới: + Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp. + Nâng cao chất lượng học tập chuẩn bị cho KSCL cuối kỳ II + Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, Thể dục… do đoàn đội phát động. +Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.

File đính kèm:

  • docThuTuan33.doc
Giáo án liên quan