Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 32

I- MỤC TIÊU.

 - Củng cố cách thực hiện phép nhân, chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và giải toán có lời văn.

 - Rèn kỹ năng thực hiện phép tính và giải toán.

 - Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- ĐỒ DÙNG. - SGK

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1- Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh tự nghĩ 1 phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư). Đặt tính và tính vào bảng con?

- GV nxét cho điểm.

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở. -...dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh đọc câu văn trong bài. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh lần lượt trả lời. VD: Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gì? - 2 Học sinh lên bảng : Hỏi - Đáp. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008 toán Tiết 160: Luyện tập chung I- Mục tiêu. - Củng cố về giải toán liên quan đến rút về đơn vị và tính giá trị của biểu thức số. - Rèn luyện kỹ năng tính giá trị biểu thức số và giải toán có lời văn. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng: III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: + Tự nghĩ một đề toán thuộc dạng toán " Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" - Yêu cầu cả lớp giải bài toán vào giấy nháp. - GV nxét cho điểm. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào giấy nháp các phép tính. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tính giá trị biểu thức có dấu ( ) làm như thế nào? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán. 5 tiết toán : 1 tuần. 175 tiết toán.: ? tuần - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Giáo viên chốt lại các bước giải của dạng toán" Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán. 3 người : 7500 đồng. 2 người : ? đồng. - Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán . + Bài toán thuộc dạng toán gì? -Yêu cầu học sinh làm bài. Bài 4: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán. + Nhận xét các đơn vị đo có trong bài? + Để những đại lượng có cùng đơn vị đo cần phải làm như thế nào? + Muốn tính diện tích hình vuông cần biết gì? + Để tìm cạnh khi biết chu vi làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài => Đổi vở kiểm tra chéo. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn tính diện tích hình vuông làm như thế nào? - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài. - 2 học sinh lên bảng làm. - Tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn và biểu thức gồm phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Đọc đề toán. - Phân tích bài toán. - Nêu dạng toán. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. - Đây là dạng toán rút về đơn vị. 7500 : 3 = 2500 (đồng) 2500 x 2 = 5000 (đồng) Đáp số: 5000 đồng. -.. không cùng đơn vị đo. -... đổi để chúng có cùng đơn vị đo. - Cạnh hình vuông. -...lấy chu vi chia 4. Đổi 2 dm 4cm = 24 cm. 24 : 4 = 6 (cm) 6 x 6 = 36 (cm2) Đáp số: 36 cm2 -...Cách tính diện tích hình vuông. -... cạnh nhân cạnh 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. ........................................................................................... Tự nhiên xã hội Tiết 64: Năm, tháng và mùa I- Mục đích – yêu cầu. + KT: Giúp HS biết thời gian để trái đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - Số ngày trong năm, số mùa trong năm. + KN: Kể được 4 mùa trong năm, số tháng trong năm, các tháng trong năm, số ngày trong năm. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. II- Đồ dùng dạy học. - Hình vẽ minh hoạ trong SGK. - Quyển lịch. III- Hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm: - GV cho HS quan sát quyển lịch. - GV nêu câu hỏi: Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ? - Các ngày trong tháng so với nhau thế nào ? Tháng nào có 31 ngày ? Có 30 ngày ? Có 28 hoặc 29 ngày ? - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Gọi các nhóm lên trình bày. - GV cùng HS nhận xét và kết luận đúng sai. - GV giảng để HS hiểu được thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 1 năm. * Hoạt động 2: - GV cho HS quan sát hình trong SGK. - Yêu cầu HS nhìn xem vị trí nào của Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ thu, đông ? - Các mùa ở bắc bán cầu vào tháng 3, 6, 9, 12 là mùa gì ? - Gọi HS nhận xét. - GV kết luận. * Hoạt động 3: - GV hướng dẫn trò chơi: Xuân, hạ, thu, đông. - GV nêu cách chơi: Ví dụ: Khi nói: Mùa xuân thì HS phải nói ngay được: ấm áp. - GV cho HS chơi. - GV nhận xét các em chơi. - HS quan sát quyển lịch theo yêu cầu của GV. - 2 HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS làm việc theo nhóm đôi. - 3 nhóm trả lời trước lớp, nhóm khác bổ sung. - HS cùng GV kết luận đúng sai. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình vẽ trong SGK. -- HS quan sát tìm vị trí các mùa ở bắc bán cầu. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS lắng nghevà ghi nhớ. - HS cùng tham gia trò chơi. - HS lắng nghe cách chơi. - HS cùng chơi. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------- tập làm văn Tiết 32: Nói viết về bảo vệ môi trường I - Mục tiêu. - Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lý. Viết được một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể lại việc làm trên. - Rèn kĩ năng nói với lời kể tự nhiên, và kỹ năng viết bài văn hợp lý, diễn đạt rõ ràng. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II- Đồ dùng: - III- Các hoạt động dạy và học. 1- Giới thiệu bài. 2- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài. + Yêu cầu chính của bài là gì? Giáo viên gạch chân dưới yêu cầu chính của bài. Giáo viên phân nhóm: 4 học sinh một nhóm + Nêu tên đề tài nhóm mình chọn kể? - Yêu cầu các nhóm trao đổi ý kiến về việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà mình đã làm: Chẳng hạn : Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường? Việc tốt đó được làm ở đâu, vào lúc nào? Em đã tiến hành công việc đó ra sao? Kết quả như thế nào? - Yêu cầu đại diện từng nhóm lên thi kể trước lớp. Bài 2: - Yêu cầu học sinh trình bày những điều vừa nói vào vở . Lưu ý: Cách dùng từ, sử dụng dấu câu cho chính xác.Đoạn văn ngắn nhưng trình tự phải hợp lí, diễn đạt rõ ràng. - Yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình. - Đọc yêu cầu của bài. - ..trao đổi ý kiến về câu hỏi" Em cần làm gì để bảo vệ môi trường" - Các nhóm thảo luận trong2 phút =>Đại diện nhóm nêu tên đề tài nhóm mình chọn. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Học sinh kể trước lớp. - Các bạn trong nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở. - Đọc bài viết trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. .................................................................................................. Toán (bd) Tiết 120: Ôn tập I- Mục tiêu: + KT: Củng cố lại các bước giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. + KN: Vận dụng vào giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài 1, 2, 4. IIi- Hoạt động dạy học: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài tập 1: GV treo bảng phụ có nội dung bài 1: Có 3 kho đựng được 36405 kg thóc. Hỏi có 84945 kg thóc thì cần mấy kho để chứa ?(Biết số thóc trong mỗi kho là như nhau) - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Theo em bài toán thuộc dạng toán nào ? - 1 số HS trả lời, HS khác nhận xét. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, đổi bài kiểm tra nhau. - 1 HS lên chữa bài. - GV cùng HS nhận xét, kết luận đúng sai. * Bài tập 2: GV treo bảng phụ có nội dung bài 2. - Để đóng gói hết 1350 kg đường, người ta cần 9 bao. Hỏi nếu có số đường gấp 3 lần số đường trên thì cần bao nhiêu bao để đựng ? (Biết số đường trong bao là như nhau). Giải 2 cách. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV giúp HS phân tích đề bài để HS thấy số đường cần đóng vào số bao cần tìm là cũng chưa biết. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, một HS lên chữa bài. - Yêu cầu HS giỏi giải cả 2 cách, HS kém hơn giải 1 cách. - GV cùng HS nhận xét,kết luận đúng sai. - Yêu cầu HS nêu được cách giải khác so sánh với cách giải thông thường có nhanh hơn không. * Bài tập 3: Đặt đề toán theo tóm tắt và giải. a- 5 lít : 45000 đồng b- 32484 kg : 4 bao 3 lít : ? đồng. 56847 kg : ? bao. - Gọi HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS quan sát tóm tắt, xem bài thuộc dạng toán nào ? - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm nêu đề toán, nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - 2 HS lên chữa trên bảng lớp. - GV thu chấm, kết luận đúng sai. * Bài tập 4(Dành cho HS giỏi). GV treo bảng phụ có nội dung bài 4. Tổng của 2 số là 1600. Nừu lấy số hạng thứ nhất chia cho 4 và số hạng thứ hai chia cho 6 thì được thương bằng nhau, không còn dư. Tìm mỗi số đó. - Goị 2 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV giúp HS biểu thị 2 số trên sơ đồ. - Số thứ nhất được chia làm mấy phần ? Số thứ hai được chia làm mấy phần như thế ? - Yêu cầu HS tóm tắt bài, dựa vào sơ đồ để giải. - HS làm bài vào vở, 1 HS khác lên làm trên bảng. - GV cùng HS nhận xét, kết luận đúng sai. - Yêu cầu HS nhận xét xem bài toán có phải là bài toán rút về đơn vị không ? - Phép tính nào được rút về đơn vị ? III- Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- sinh hoạt I- Kiểm điểm công tác tuần 32. a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần. b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần: - Hoàn thành tốt việc chăm sóc cây xanh ở sân trường. - Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ. - Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức. - Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập kiến thức cũ để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì II. - ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ở một số học sinh còn rất kém II- Phương hướng phấn đấu. - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì II. - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Thực hiện tốt chăm sóc cây xanh trước cửa lớp. III- Chơng trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

File đính kèm:

  • docThu Tuan 32.doc
Giáo án liên quan