1.Giới thiệu bài: HS quan sát tranh và trả lời: Các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy của các em đang nói chuyện gì? Chúng ta cùng nhau đọc bài này để hiểu được điều đó.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS nghe bài hát Bài ca Vệ quốc quân.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1, 2 và dãy 3.
-Bài có 28 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài.
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai làng Phù Ủng.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Bài tập 1:
MT: Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - Lời lẽ rõ ràng rành mạch, thái độ đàng hoàng.
PP: Thực hành, thuyết trình.
ĐD: Vở nháp
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm bài tập thực hành : Báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo mẫu...
GV ghi đề bài lên bảng.
Bài tập 1:
-HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
-GV nhắc HS:
+Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn...”
+Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không máy móc).
+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
-Các tổ làm việc và đại diện 3 tổ thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát.
ĐD: -Mẫu báo cáo.
VBT
Bài tập 2:
-HS đọc nội dung của bài và mẫu báo cáo: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-GV nhắc HS điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
-Từng HS tưởng tượng mình làm tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
-HS đọc báo cáo, cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
+Chuẩn bị bài sau: Nói về trí thức.
Thứ 6 ngày tháng năm 2009
Toán: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10000.
Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm.
-Cả lớp so sánh các cặp số sau;
... 8999
6102... 7000
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
MT: Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: Bảng phụ
Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759
Phép cộng trong phạm vi 10000.GV ghi đề bài lên bảng.
-GV nêu phép cộng: 3526 + 2759 = ?
-HS nêu cách thực hiện phép cộng: Đặt tính và tính vào vở nháp.
GV: Dựa vào cách tính tổng các số có 3 chữ số, em hãy thực hiện tính tổng 3526 + 2759
-HS nêu cách tính: 3 em - GV ghi bảng.
H: Muốn cộng các số có đến 4 chữ số ta làm thế nào
-HS nêu quy tắc: 4-5 em.
Hoạt động 2:
Thực hành (18/)
MT: Củng cố ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn bàng phép cộng.
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
Bài 1: Cả lớp cùng làm bảng con.
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 102 vào SGK vào vở ô li.
-HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ đối với những em còn lúng túng.
Bài 2: HS tự đặt tính và tính. Lưu ý HS khi đặt tính phải viết các chữ số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau và không quên viết dấu “+”.
Bài 3:
HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
-Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn tìm số cây cả 2 đội ta cần làm gì ?
HS tóm tắt bài toán (bằng lời) rồi làm.
Bài 4: HS có thể về nhà làm nếu không đủ thời gian.
-HS nêu tên của hình chữ nhật, nêu tên các cạnh của hình chữ nhật ABCD. Nêu trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật ABCD.Giải thích vì sao M là trung điểm của cạnh AB.
-HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Trò chơi
HS chơi trò chơi: Thi ai đúng, ai nhanh ?
3 tổ cử 3 bạn lên bảng thực hiện phép tính sau:
5297 + 1821 = ?
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 14 vào VBT.
Thể dục: BÀI 40: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
-HS khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, vai, hông: 2 phút.
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút.
* Chơi trò chơi ”Qua đường lội“: 2 phút. (trò chơi ở lớp 1).
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc
Làm quen trò chơi “Lò cò tiếp sức
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các ô, vạch.
a,Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc: 10 phút.
+Lần 1: GV chỉ huy.
+Những lần sau: Cán sự điều khiển, GV bao quát chung và nhắc nhở những em thực hiện chưa chính xác. HS tập theo các tổ đã quy định.
*Thi đua giữa 3 tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất: 1 lần x 15m.
b,Làm quen trò chơi “Lò cò tiếp sức: 10 phút.
-HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và cách lò cò để tránh chấn động mạnh.
-HS chơi, GV nhắc HS nhảy lò cò bằng 1 chân tiến về phía trước, khi qua vòng mốc (vòng tròn có lá cờ cắm giữa) không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát vào vỗ tay bạn tiếp theo. Em này nhanh chóng nhảy lò cò như em đã thực hiện trước và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
Những trường hợp phạm quy của trò chơi:
+Xuất phát trước lệnh của GV.
+Không nhảy lò cò vòng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn.
+Không nhảy lò cò mà chạy hoặc nhảy lò cò lại để chạm chân co xuống đất.
+Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi vạch xuất phát
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát: 1 phút.
-GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+ Ôn lại động tác đi đều.
AN TOÀN GIAO THÔNG - BÀI 3 (tiết 2)
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (5’) Tìm hiểu các biển báo giao thông mới.
MT: HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và nội dung của nhóm biển báo chỉ dẫn.
PP: Thuyết trình, quan sát, mô tả
ĐD: Tranh, ảnh biển báo giao thông chỉ dẫn.
*Bước 1: GV chia lớp theo nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát nhận xét nêu đặc điểm của biển chỉ dẫn.
* Bước 2 đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- GV chốt:
+ Hình dáng: Hình vuông.
+ Màu: Màu xanh.
+ Hình vẽ bên trong: Màu trắng.
- GV giới thiệu đây là biển chỉ dẫn giao thông.
+ Nội dung của biển 423a,b: Đường dành cho người đi bộ qua đường. Biển này có nền màu xanh lam, tam giác màu trắng, hình người và 5 nét vạch màu đen.
+ Biển 434: Hình chữ nhật trên nền trắng có vẽ xe ôtô buýt để chỉ dẫn những xe ôtô buýt dừng cho khách lên xuống gọi là biển chỉ dẫn bến xe buýt.
+ Biển 443: Hình vuông có nền tam giác màu vàng, dưới có chữ “chợ” để báo sắp đến khu vực có họp chợ, xe cộ chạy qua khu vực này phải chú ý giảm tốc độ. Gọi là biển chỉ dẫn họp chợ.
- HS nhắc lại tên các biển đó.
- GV kết luận: Biển chỉ dẫn hình vuông hoặc hình chữ nhật có có nền màu xanh lam bên trong có ký hiệu hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng để chỉ cho những người đi đường biết những điều được làm theo hoặc cần biết.
Hoạt động 2: (20/) Nhận biết đúng biển báo.
MT: Nhận biết đúng biển báo hiệu giao thông đã học.
PP: Trò chơi, thảo luận động não, quan sát.
* Cách thực hiện:
- Trò chơi tiếp sức: Điền vào biển có sẵn.
- GV cử 2 đội mỗi đội 5 em, hai đội cùng thi lần lượt từng em điền tên biển vào hình vẽ các biển báo hiệu đã vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng.
* GV kết luận: Nhắc lại đặc điểm nội dung của nhóm biển báo vừa học.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét về tinh thần chuẩn bị bài, ý thức làm việc của các nhóm.
- Mỗi bàn được giao cho một loại biển báo các nhóm tự thảo luận đóng vai, tiết sau học.
Thủ công: ĐAN NONG MỐT (T1).
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (2/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (5/) GV HS quan sát và nhận xét.
MT: HS biết ứng dụng cách gấp cắt dán
PP: Quan sát, nhận xét
ĐD: -Mẫu đan nong mốt bằng bìa, các nan ngang và nan dọc khác màu nhau.
-GV ghi đề lên bảng- vài HS đọc lại đề
-HS quan sát, nhận xét về đặc điểm của đan nong mốt.
-Liên hệ: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, rổ, rá,...
Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác như mây, ... để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
-Mời 2 em lên bảng mở dần vật mẫu, HS suy nghĩ cách đan nong mốt.
Hoạt động 2: (24/)
GV hướng dẫn mẫu.
MT:
PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát
ĐD: -Tranh quy trình đan nong mốt.
-Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
-Bìa, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
-GV treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng
-GV hỏi: Nhìn vào tranh quy trình, em thấy quy trình đan nong mốt gồm mấy bước ? Đó là những bước nào ?
-GV hướng dẫn HS cách đan nong mốt từng bước.
+Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Cắt các nan dọc: Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
-Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô.
+Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
-Cách đan: nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
+Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
-Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.
-Mời 2 em lên bảng nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
-Cả lớp thực hiện kẻ, cắt các nan đan và tập đan nong mốt trên giấy.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-Nêu quy trình cách đan nong mốt? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em sôi nổi, chăm học.
+Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
+Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học tiếp.
File đính kèm:
- L3 TUAN 20.doc